Monday, February 27, 2012

CON RỐI "XÈ" RA HOA , ĐỔNG THỊ "KHÔNG ĐƯỢC ĐẦU!" (Trangđài Glassey-Trầnguyễn)




Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Cuối th
áng Hai, 2012 vừa qua, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA đã trình làng một chương trình Múa Rối & Hát Bội ngắn gọn nhưng đặc sắc.

Buổi trình diễn bao gồm 3 tiểu phẩm múa rối, và một trích đoạn của vở San Hậu. Cả hai chương trình đều do các học viên của Lớp Múa Rối và Câu Lạc Bộ Hát Bội VAALA thủ diễn. Lớp Múa Rối (được 1 tuổi) cho nghệ sĩ Trần Tường Nguyên hướng dẫn, và CLB Hát Bội (đã lên ba) do chính nghệ sĩ Ngọc Bày cưu mang. Cả hai lớp học đều miễn phí nhờ sự tài trợ của Kenneth Picerne Foundation tại Quận Cam. Trong lớp Hát Bội, Nghệ sĩ chi bảo Ngọc Bày hướng dẫn học viên từ cách hát, cử điệu, múa may, vẽ mặt, cho đến cách làm trang phục. Học viên Lớp Múa Rối được học những kỹ thuật căn bản, từ việc làm con rối, luyện giọng, viết kịch bản, và thực hiện tiểu phẩm của mình.

Diễn viên Catherine Thúy Ái đã mở đầu phần trình diễn Múa Rối, vì như Cô nói, Mình có nhiều đđạc quá! Đó là vì những gương, những lược, những phấn son, khi Cô nhớ và diễn lại giấc mơ làm minh tinh trong vở Bébé” dù bây giờ Cô đã là minh tinh nhiều kinh nghiệm. Chắc Cô thích đề tài này, vì giấc mơ thì lúc nào cũng đẹp và cho dù sao khi đã đạt được nó, cái giai đoạn ì ạch để thực hiện giấc mơ lúc nào cũng làm cho người ta nhớ và… yêu nó nhiều. Thúy Ái khổ nhất là bị chai tay, vì chưa bao giờ cầm kim may vá, nhưng khi làm con rối, thì phải tự mình may mọi thứ từ đầu tới cuối.

Vivian Vũ, diễn viên Múa Rối thứ hai, vốn có mặt phụ diễn ngay từ màn đầu, đã trình bày tiểu phẩm Rửa Chén, vì như em nói, Ở nhà, con hay rửa chén lắm! Mà con không đợi Mẹ nhắc đâu, lúc nào con cũng tự làm hết! Chắc phụ huynh nào cũng muốn có một cô con gái vừa xinh, vừa ngoan, vừa chăm học và giỏi việc nhà như Vivian. Bé Vivian đã 13 tuổi, và học violin từ nhỏ. Nhưng nếu Vivian ham làm việc nhà, thì em trai của Vivian, bé Vincent Vũ, 10 tuổi, sẽ rất ham nghịch và ham chơi! Đúng như cái tuổi của cu cậu. Vincent là học viên nhỏ tuổi nhất trong lớp, nhưng tiết mục của cậu không nhỏ tí nào! Cậu diễn thật tự nhiên và thu hút, vì… chọn đúng đề tài! Đề tài đó là gì? Là Một ngày trong đời sống của Vincent Vũ! (Tựa này do tôi đặt, phỏng theo tên một tác phẩm trứ danh của Aleksandr Solzhenitsyn, One Day in the Life of Ivan Denisovich).

Vincent mất bốn tuần để làm con rối, như cậu bé than, lâu dễ sợ luôn! Con rối được treo ngay trên người của Vincent, nên những cử động của Vincent và con rối luôn luôn là một. Đây có lẽ là bí quyết thành công của Vincent. Con-rối-Vincent chơi banh, nhảy nhót, chạy chơi, lăn khì ra ngủ, mút tay, vv. Mà không sao không thấy con-rối-Vincent làm bài hay đi học nhỉ, vì con rối đã học lớp 5 rồi mà! Con-rối-Vincent thật hiếu động! Lúc nào cũng tung tăng, nghịch ngợm, thể hiện một sức khỏe tốt và một sự phát triển tối đa về mọi mặt. Không chỉ vậy! Con-rối-Vincent còn làm ảo thuật, chỉ cần xè’ vào một thùng giấy, thì có hoa đỏ rực nở ra (do chị Vivian tội nghiệp của Vincent núp trong thùng đưa lên). Dám đi tè trên sân khấu, mà còn hết sức tự tin, để nước tiểu của mình nở ra hoa, thật là… tuyệt chiêu của óc sáng tạo trẻ con!

Có lẽ sự khác biệt trong đề tài và cách thể hiện giữa hai tiểu phẩm của hai chị em cũng phản ánh sự khác biệt không chỉ về tuổi tác, mà còn về giới tính. Tôi không thể tưởng tượng việc Vivian dám nghĩ’ đến chuyện xè’ trên sân khấu như em mình. Tuy chưa bước vào tuổi trăng rằm và vẫn còn đang sắp thành thiếu nữ, nhưng Vivian vẫn có sự kín đáo và e dè nhất định, không ‘linh tinh’ như Vincent. Và nữa, con gái trong các gia đình Việt có lẽ vẫn thạo và tham việc nhà hơn con trai. Liệu trong môi trường sống tại Mỹ, thông lệ này có thay đổi không? Tôi mong là có.

Phần trình diễn trích đoạn San Hậu thật hiện đại và thật hải ngoại. Tại sao một tuồng cổ lại được diễn hiện đại? Mà diễn hải ngoại là diễn làm sao? Hiện đại vì Hát Bội được diễn với nhạc mp3 trên laptop! Và cũng hiện đại vì một lý do rất sâu xa mà tôi sẽ trình bày ở phía cuối. Còn hải ngoại là vì sự thích ứng cao của nghệ sĩ, với những giới hạn về sân khấu, về không gian và điều kiện diễn xuất, về phục trang, vv. Điều này cho thấy sự cố gắng cao độ và lòng tận tụy với bộ môn nghệ thuật này của cả Nghệ sĩ Ngọc Bày lẫn các học viên, đã cùng nhau bảo tồn văn hóa Việt và đáp ứng nhu cầu thưởng thức môn nghệ thuật cổ truyền này của đồng bào hải ngoại. Cô Ngọc Bày cho biết, CLB Hát Bội VAALA rất đắc show, đã được nhiều nơi mời diễn trong dịp Tết. CLB lúc nào cũng chọn những vở tuồng Việt Nam, dù cái tên nghe có vẻ hơi Tàu, như San Hậu là một tích về Tả quân Lê Văn Duyệt.

Nghệ sĩ Ngọc Bày có giải thích rằng, tuy Hát Bội du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, nhưng đã được Việt hóa. Gọi là hát, chứ không phải ca, vì khi diễn, phải hát len vào nhạc nền. Các điệu hát chính trong Hát Bội gồm có Hát Nam, hát khách, thán, óan, vân vân. CLB đã từng được mời diễn cho Hội Đền Hùng, lễ hội Bà Chúa Xứ Châu Đốc, các chương trình mừng Xuân, vân vân. Học viên cũng rất đa dạng, với cụ Nguyễn Đại Lý 74 tuổi là người thâm niên nhất. Và có cả học viên ‘đi máy bay đđến dự, như cô Nguyễn Xuân Hường, từ North Carolina!


Trong trích đoạn, nghệ sĩ chi bảo Ngọc Bày, trong vai Đổng Mẫu, đã cấm con về đầu quân với kẻ bắt mình để làm con tin. Không được đầu! Không được đầu! Bà thà chết, chứ không để con bất trung. Và câu hỏi mà Bà đặt ra, Chữ Trung với chữ Hiếu, chữ nào trọng hơn? có lẽ là một câu hỏi rất thật và rất gần cho nhiều người đấu tranh cho dân chủ hiện nay. Hai cái chữ này: làm sao cân, làm sao chọn? Mẹ bảo không được đầu, nhưng Tả quân Lê Văn Duyệt có cầm lòng nổi để nhìn Mẹ bị kẻ thù giết hại không?

Và phần diễn này hiện đại, vì nó làm tôi nghĩ đến một Tả quân Lê Văn Duyệt của thế kỷ 21 ngay tại Việt Nam. Vũ khí của Anh là lòng yêu nước. Mặt trận của Anh là dòng nhạc tự phát. Thân mẫu đã đến thăm anh nhiều lần khi Việt Khang bị bắt và giam tại số 4 Phan Đăng Lưu vì đã phổ biến hai bài hát yêu nước Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? Người Mẹ Mỹ Tho này, có lẽ cũng giống như Đổng Mẫu, ắt đã nhiều lần nói với con, Không được đầu! Nên Việt Khang mới viết những bài hát có sức mạnh lan truyền, thức tỉnh con tim của hàng triệu người Việt như Anh đã làm. Việt Khang đã chọn chữ Trung. Liệu Anh có băn khoăn, bối rối, cắn rứt khi thấy Mẹ phải cực nhọc vào tù thăm mình không? Có thể Anh cũng như Tả quân Lê Văn Duyệt, cũng xót xa, bất an khi thấy mẹ ruột của mình bị giày vò.

Và tôi nghĩ, chắc chắn phải nhờ có những Đổng Mẫu trong lịch sử Việt Nam, nên mới có những bà mẹ Mỹ Tho như thân mẫu của Việt Khang hôm nay. Tuy thân mẫu của Việt Khang không bị chính quyền đòi hành quyết, nhưng lưỡi dao sắc nhất đâm qua trái tim bà chính là hình ảnh người con trai của bà bị tù đày, bức bách.

Trong hào khí chống Trung Quốc bành trướng tại quê nhà và hải ngoại, câu nói của Đổng Mẫu dường như được dành cho mỗi và mọi người dân còn giữ trong tim niềm yêu thương dòng máu da vàng và lòng yêu nước Việt Nam. Không được đầu!

Xin cám ơn Đổng Mẫu Ngọc Bày! Xin cảm ơn Việt Khang Di Chí”!

.
.
.

No comments:

Post a Comment