Wednesday, February 29, 2012

CHUYẾN CÔNG DU CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH SANG MỸ (Hà Dương Dực)



Hà Dương Dực
Cập nhật : 01/03/2012 00:01

Dreamworks và lý thuyết CS ? Ảo tưởng hơi bị nhiều.

Thái Bình Dương

Chuyến viếng thăm Mỹ mới đây của ông Tập Cận Bình cho chúng ta thấy quanđiểm của Mỹ và Trung Hoa về các vấn đề của Á Châu và Thái Bình Dương đã được hoạchđịnh một cách tổng quan.

Kếhoạch đó căn bản do các yếu tố sau đây quyết định:
Phía Mỹ Tổng Thống Obama cần kinh tế Mỹphát triển, không có căng thẳng với TH, có nghĩa là không có căng thẳng ở khu vực Thái Bình Dương, ít nhất từ nay tới bầu cử tổng thống; và cùng lúc chứng tỏ Mỹ đã không nhượng bộ TH trong vấn đề TBD hay nhân quyền.
Phía TH Ông TCB cần chứng tỏ đây là chuyến công du thành công cho cá nhânổng và thành công cho TH trong việc mang lại khoảng thời gian an bình cần thiết với Mỹ để TH rảnh tay lo chấn chỉnh nội bộ, lo cho đại đa số dân được hưởng thụtiến bộ vật chất của thời gian qua và nhất là lo vấn đề văn hóa mà đại hội đảng CS đãđề ra.

*

Để đánh bóng cho ông TCB bộ quốc phòng Mỹ đã tổ chức việcđón tiếp ông ở Bộ Quốc Phòng rất long trọng, long trọng chưa từng có đối với một vị phó:đó là đầy đủ lễ nghi quân cách với 19 phát súng thần công dàn chào. Trong bữa tiệc tối hôm đó ông TCB đáp lại bằng cách ca tụng lãnh tụ Mỹ khi giúp TH mở cửa. Ông nói: "uống nước phải nhớ người đào giếng".

Trong cuộc công du nầy ông TCB cũng có nhượng bộ nho nhò như mở rộng thị trường bảo hiểm xe hơi cho người ngoại quốc, và ông cũng phàn nàn về việc Mỹ giới hạn việc bán đồ điện tử cao cấp, ông cho rằng đó là một trong các lý do khiến có chênh lệch bất lợi về phía Mỹ trong cán cân mậu dịch với TH, nhưng ông nói tới bang giao Mỹ TH như là một sựkiện Win Win.

Ởcác buổi họp của ông TCB với Tổng Thống Mỹ hay với Phó Tổng Thống và bộ trưởng ngoại giao, phía Mỹ không nhấn mạnh về vấnđề nhân quyền, tuy có nói qua, phía ông TCB cũng chỉ nhắc lại cái gọi là thành tích tiến bộcủa TH về vấn đề nầy, không những không có ý đả phá quan điểm của phía Mỹ mà còn nói thêm rằng khía cạnh nhân quyền ở TH còn có thể cải thiện hơn.

Khi ông TCB kêu gọi thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa các cường quốc Thái Bình Dương với ông Leon Panetta, bộ trưởng quốc phòng, thì phía Mỹ không có đáp ứng cụ thể, mà chỉ nhắc tới hai chương trình cứu hộ và chống hải tặc.
Dĩnhiên hai nước có bàn vài vấnđề về thương mại, an ninh chung chung, Syrian, North Korea... nhưng TT Obama thì cũng chỉ nói rằng Mỹ không lo TH phát triển nhưng phát triển thì phải theo đúng con đường của nó (có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế như gìn giữ an ninh, môi trường... và có trách nhiệm với người dân như vấn đề nhân quyền...) và TCB thì cũng chỉ phát biểu rằng TH phát triển sẽ không phải là mối đe dọa cho nước nào cả.

Nhìn vào các buổi họp và tiếp tânở Washington như thế nên các báo Mỹ coi như mọi việc bình thường, không nhìn thấy có gì đặc biệt. Cựu ngoại trưởng Henry A Kissinger cũng nhân dịp tát nước theo mưa viết bài bình luận nói rằng hai cường quốc cần phải hợp tác với nhau !!!

*

Sự đặc biệt cho cả Mỹ và TH chỉxẩy ra khi ông TCB rời thủ đô HTĐ để đi Iowa, và California.
VềIowa và tiếp tân những người đã gặp 27 năm trước ông TCB muốn chứng tỏ tình cảm sâu đậm của ông với người dân trung lưu, người nông dân Mỹ; tiếp theo là hợpđồng mua thêm đậu nành của Iowa.

VềCalifornia và ở đây hai ngày, ông chịu khó ngồi coi bóng rổ, nói chuyện với giới thể thao, chắc chắn là ông muốn am hiểu hơn về thểthao, tâm lý người đi coi thể thao và luật lệ thể thao... Sau đó ông nói chuyện với các người trong ngành điện ảnh, kết quả là TH sẽ nhập cảng thêm phim ảnh ngoại quốc và một hợp đồng của một hãng điện ảnh TH với Dreamworks Animation trị giá 330 triêu được ký kết. Phó TT Joe Biden nói kết quả đó có khả năng tạo vài ngàn công việc cho ngành điệnảnh. Kết thúc chuyến công du nầy ta có thể nhắc lại câu nói sauđây của ông TCB trong buổi gặp giới thương gia - kỹ nghệ gia ở Los Angeles (Hiển nhiên ông TCB muốn nói cho dân cả hai nước Mỹ và TH) : TH sẽ chú trọng hơn tới sản phẩm cho tiêu thụ trong nước.

Chuyến công du của ông TCB cho thấy cả Mỹvà TH đều muốn duy trì tình trạng hiện hữu, ít nhất vài năm nữa. Cả hai bên đều không nói tới biển Đông. Về thương mại và nhân quyền thì bên nầy thắng một tí bên kia thắng một tí, cả hai bên cùng thắng.

*
Nhà nước TH sẽ có thời gian đểchấn chỉnh nội bộ. Dân TH sẽ được coi nhiều phim ảnh của Mỹ, được chơi thể thao nhiều hơn. Đó là điều rất đáng để ý tới trong chuyến công du của ông TCB vì thể thao và phim ảnh, hai môn giải trí nầy là thành phần trong lời giải đáp cho vấn nạn về văn hóa (vấn nạn mà đại hội đảng CSTH đã đề ra). Thể thao giúp giới thanh niên khỏe mạnh hơn, lấp khoảng trống nhàn rỗi... Phim ảnh cho người ta nhìn thấy khung trời khác bớt đi sức nặng của khung trời hiện hữu...

Như vậy cũng tốt thôi, nhưng văn hóa là chuyện cực kỳ khó hiểu, lý thuyết Cộng Sản không đủ, không có khả năng lý giải vấn đề đó đâu.

Xem phim của Dreamworks nhiều lại dễ gây nên ảo tưởng "yêu trăng 30"(1); rất không hợp với thực tế khắc nghiệt của kinh tế thị trường cạnh tranh. Dreamworks và lý thuyết CS? Ảo tưởng hơi bị nhiều.

Hà Dương Dực


(1) Chữ của cô Lê Cát Trọng Lý.
.
.
.

No comments:

Post a Comment