Saturday, January 21, 2012

TẾT NHÂM THÌN - NHÌN VỀ QUỐC PHỤC (Lê Thiên, NVCL)



Lê Thiên (Nữ Vương Công Lý)
20/01/12 1:00 AM

Tết! Ai nấy cùng tất bật! Ai nấy cùng rộn rịp bầu khí vui xuân! Các bà các cô áo dài sặc sỡ muôn màu muôn vẻ thướt tha duyên dáng Việt Nam. Phía nam giới, nhất là các cụ bô lão cũng chỉnh tề áo dài khăn đóng quốc phục, xuất hiện trên các lễ đài hay các nơi thờ phượng tôn nghiêm, dâng hương bái vọng tổ tiên cùng anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân!

Quốc phục?

Việt Nam có một y phục truyền thống quốc gia – quốc hồn quốc túy không?
Đôi nét lịch sử quốc phục
Có người cho rằng, “Các nhà viết sử thời xưa chỉ chú trọng đến các vua chúa, các danh nhân, danh tướng cùng những biến cố quan trọng quốc gia đại sự, chứ không mấy lưu tâm đến đời sống xã hội của người dân và cách ăn mặc dân gian.”
Đúng vậy!

Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, việc ăn mặc của người dân được một số các bậc vua chúa lưu tâm tới. Một sắc chỉ của Chúa Vũ vuơng Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) ở Đàng Trong chứng minh điều đó. Sắc chỉ này cho biết, vào các thời kỳ trước, người Việt Nam “thường hay bắt chước lối ăn mặc của người phương Bắc, cũng gọi là người Khách [người Tàu].” Vì lẽ đó, theo sử gia Lê Quý Đôn, “để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng,” Vũ Vương đã ban hành sắc dụ về ăn mặc, “lấy thể chế áo mũ trong Tam Tài Đồ Hội làm kiểu mà tạo ra chiếc áo dài, cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong theo đó thi hành”. (Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục).

Rồi trong bài Tựa Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn lại một lần nữa nhấn mạnh: “Chuyển đổi cách ăn mặc dị dạng cũ để theo phong hóa chung của quốc triều (…) Khoan thứ cho một thời hạn trước khi bắt buộc ai nấy cũng phải thay đổi hẳn kiểu ăn mặc cũ”.

Chính Lê Quý Đôn khi được vua Lê cử vào trấn nhậm Thuận Hóa năm Bính Thân (1776), cũng đã hiểu thị cho dân: “Y phục nước nhà xưa nay vốn đã có chế độ. Địa phương này trước kia đã tuân theo quốc tục (…) chính trị, phong tục phải thống nhất. Những ai hiện nay còn mặc y phục theo người Khách thì phải thay đổi theo quốc tục.”
“Ăn mặc theo quốc tục” tức là mặc QUỐC PHỤC vậy.

Quốc phục với nam giới
Từ khi Việt Nam bắt đầu có y phục riêng, người dân trong nước ăn mặc nghiêm chỉnh theo phong cách và quốc tục VN. Quốc phục thoạt đầu chủ yếu là áo dài thô sơ. Rồi dần dà chiếc áo dài, đặc biệt là áo dài phụ nữ được biến cải mỗi thời kỳ mỗi khác. Tuy nhiên, phía y phục nam giới, từ đầu thế kỷ 20 đến nay chẳng có biến đổi nào đáng kể. Là vì nam giới thường sử dụng Âu phục hơn quốc phục, nên quốc phục cho nam giới lùi dần vào bóng tối. Nhưng trên thực tế quốc phục không hề mai một vì nhờ có nhiều người Việt Nam nặng lòng với quốc hồn quốc túy, ra sức bảo tồn quốc phục bằng cách mọi giá.

Thật ra, trong khi với nữ giới, quốc phục được đắc dụng và nhanh chóng biến thành món trang sức làm tăng vẻ đẹp của chị em, thì phía đàn ông, quốc phục thường chỉ đuợc mặc trong lễ cưới, các lễ nghi tôn giáo, các nghi thức bái vọng Tổ tiên, lể giỗ, lễ tưởng niệm các danh nhân lịch sử và anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân…

Trong khi đó một số nhân sĩ, kể cả các nhà văn hóa lẫn các nhà chính trị, nhiều vị rất coi trọng quốc phục, lấy quốc phục làm lễ phục vào các dịp lễ hội, thăm viếng hay tiếp khách. Một số Quốc trưởng Việt Nam vẫn coi quốc phục là thể diện quốc gia; các vị ấy hãnh diện mặc quốc phục khi vi hành trong nước lẫn khi công du nước ngoài, cũng như trong các lễ nghi đón tiếp các vị quốc khánh đến thăm nước ta.

Hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm mặc quốc phục đón tiếp quốc vương Thái Lan hay đi kinh lý trong nước là hình ảnh rất đáng trân trọng.

Hình ảnh Quốc trưởng Bảo Đại hay Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mặc quốc phục cũng là những điển hình khó quên.
Những học giả nổi tiếng như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Ứng Hòa Nguyễn Văn Tố (vị này có chân trong Chính phủ LH 1945 do HCM cầm đầu)… đều là những nhà tây học, nhưng phong cách của các vị ấy lại “đặc” Việt Nam trong việc biểu thị niềm tự hào dân tộc với áo dài khăn đóng Việt Nam của mình

TT Ngô Đình Diệm tiếp Vua Thái Lan

TT Ngô Đình Diệm thăm Nha Học Chánh
Vua Bảo Đại, Nam Phương HH, Bà Từ Dũ cùng hai công chúa

TT/ VNCH Ngô Đình Diệm

Quốc Trưởng Bảo Đại
Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu

Thượng thư Phạm Quỳnh

Học giả  Trương Vĩnh Ký


Giáo sư Trần Văn Khê với quốc phục
Vị nhạc sư tài hoa của Việt Nam dù sống lâu năm trên nước Pháp, hòa nhập vào văn hóa Pháp, vẫn luôn trân trọng chiếc áo dài, bất chấp lời phê bình của một số người Việt Nam “tỏ ra mình là Tây, là Tàu hơn là người Việt Nam”.
Nhạc sư Trần Văn Khê đã có lần tâm sự: “Áo dài là quốc phục của VN. Hình ảnh chiếc áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của VN trong lòng bạn bè các nước. Tôi thích mặc áo dài vì hình thức không chỉ phù hợp trong việc biểu diễn âm nhạc dân tộc mà mặc bộ trang phục đó còn chứng tỏ mình đang tham dự một lễ hội quan trọng…”

Gs Trần Văn Khê & Nhạc truyền thống VN

Theo Họa sĩ Đỗ Đình Dương, trong Hội nghị âm nhạc quốc tế tại Tiệp Khắc (Đông Âu) năm 1977, GS. Trần Văn Khê được mời biểu diễn âm nhạc Việt Nam. Thấy bạn mình quyết định mặc quốc phục, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phê bình theo cung cách xhcn: “Chỉ có Vua, Chúa ngày xưa mới mặc áo dài, ở đây tất cả đều mặc đồ Tây. Mặc áo dài khăn đóng có sợ người ta nói mình còn nặng tư tưởng phong kiến không?”

Giáo sư Trần Văn Khê giữ vững lập trường, nói: “Khi tôi mặc Quốc phục chưa cần biết tôi làm gì, chỉ nhìn thấy, người ta đã biết tôi là người Việt Nam. Khi tôi biểu diễn nhạc dân tộc Việt Nam, mặc Quốc phục, âm thanh càng đi vào lòng người.”

Đại biểu các nước khi thấy Gs Trần Văn Khê xuất hiện trong bộ quốc phục, đã nồng nhiệt hoan nghênh.
Giáo sư Trần Văn Khê còn hãnh diện khoe: “Tôi bất chấp tất cả những lời phê bình của trong và ngoài nước, vẫn mặc áo dài khăn đóng mỗi khi biểu diễn nhạc dân tộc. Những lúc tôi biểu diễn cùng các con trai, con gái của tôi thì các con tôi cũng phải mặc quốc phục. Hình ảnh đó rất được người yêu nhạc Âu, Mỹ tán thưởng, khen ngợi.”

Đưa ra hình ảnh các chính khách, các nhân sĩ và nghệ sĩ VN tha thiết với quốc phục, chúng tôi không xét tới mặt “đạo đức” hay không đạo đức nơi các vị ấy, mà chỉ nói lên “tính chất Việt Nam” mà các vị ấy biểu thị qua quốc phục Việt Nam.

Còn “nhà ái quấc” Hồ Chí Minh có được một phần nhỏ nào cái tinh thần của các vị nêu trên không?

Hồ Chí Minh với quốc phục

“Bác Hồ ta đó chính là bác Mao” (Chế Lan Viên)

Lời ông Lưu Hữu Phước phê phán chiếc áo dài “chỉ có Vua, Chúa ngày xưa mới mặc”… và “mặc áo dài khăn đóng [là] còn nặng tư tưởng phong kiến” phản ánh chính xác tư tưởng của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị ĐảngCSVN đối với áo dài quốc phục Việt Nam.

Ông Hồ chê áo dài Việt nam là quyền của ông. Nhưng điều đáng nói ở đây là XUẤT HIỆN BẤT CỨ NƠI NÀO, TIẾP XÚC VỚI BẤT CỨ AI, ông Hồ luôn luôn chỉ mặc mỗi loại ÁO BỐN TÚI RẬP KHUÔN “ÁO LÃNH TỤ” MAO TRẠCH ĐÔNG, ngoại trừ đôi lần ông mặc chiếc áo bà ba nông dân với mục đích mị dân, trong thực tế chưa bao giờ Hồ là nông dân!

Nhìn cách ăn mặc của ông Hồ, người ta không thể nào hình dung ông ta là một người Việt Nam yêu nước, nếu không có bộ máy tuyên truyền của Đảng và Nhà nước Cộng sản đánh trống khua chiêng ầm ỉ, công kênh ông lên tận trời xanh.

Tuyệt hảo nhất là tấm hình Mao-Hồ đồng phục trong phong cách “áo lãnh tụ” kiểu Mao. Mao-Hồ nhìn nhau. Hồ “hồ hởi” tỏ bày cùng Mao: “Minh với ta tuy hai mà một!” Mao: “Hảo a!”
Ôi! Còn sự đồng hóa nào ô nhục hơn cho dân tộcViệt Nam?

Hồ Chí Minh không chỉ chối từ quốc phục Việt Nam cho chính ông để ông theo đuôi Mao. Ông còn làm đủ mọi cách để người dân Miền Bắc xhcn dưới quyền cai trị của ông, cả nam lẫn nữ, xa lánh áo dài. Không còn bóng dáng chiếc áo dài nữ bén mảng tới cổng trường, cửa hàng hay công sở, đã đành. Áo dài còn bị liệt vào “sản phẩm” tàn dư phong kiến, hàng xa xí tiểu tư sản, hàng quốc cấm, chẳng là quốc phục, quốc hồn gì cả. Ngược lại trong các đại lễ, cán bộ đảng viên các cấp đều một khuôn “áo đại cán” bốn túi kiểu Mao!

Sau 30/4/1975, một trong những biện pháp phản văn hóa đầu tiên mà CSVN sử dụng để xích hóa và bần cùng hóa toàn xã hội cũ của VNCH là trói buộc dân Miền Nam vào trong cái rọ xã hội chủ nghĩa quần dài áo cộc vô sản chuyên chính y như ở Miền Bắc.

Không còn nữa lễ Hai Bà Trưng, ngày phụ nữ Việt Nam, những cuộc diễn hành nữ sinh và phụ nữ áo dài đa sắc như bướm lượn trên các sân trường, quảng trường, vận động trường hoặc tại bất cứ nơi công cộng nào khác, trừ lác đác đây đó mấy cụ bà còn bám giữ truyền thống hay đôi ba cặp nam nữ muốn lưu niệm nét cổ kính VN ngày thành hôn.

Tiêu điều làm sao! Ảm đạm làm sao những thành phố đang bừng bừng sức sống đa dạng đa sắc bỗng chết lịm dưới nền thống trị “cách mạng giải phóng” một màu thê lương: Màu máu!

Không thấy phố,
Không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ!

Nhà không thấy, phố không thấy, làm sao thấy những tà áo dài nữ sinh sặc sỡ!

Hiện tượng bà Bình

Có người biện hộ cho Hồ Chí Minh và đồ đệ của ông, rằng bà Nguyễn Thị Bình cũng đã từng phô diễn chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam tại bàn Hội nghị Paris từ năm 1968 đến 1972.
Xin thưa: Nguyễn Thị Bình chỉ dùng chiếc áo dài VN làm thứ “vải thưa che mắt thánh” vào một thời điểm và địa điểm nhất định hầu đánh lừa dư luận quốc tế mà thôi. CSVN dựng cho Nguyễn Thị Bình vở kịch “người phụ nữ Miền Nam” không ngoài mục đích tuyên truyền xảo trá hợp thức cái gọi là CPLTCHMNVN, cái công cụ mà CS Bắc Việt dùng làm bình phong thôn tính Miền Nam chứ không hề vì thiện ý giới thiệu nét đẹp quốc phục Việt Nam.
Từ sau 30/4/1975, có bao giờ Nguyễn Thị Bình mở miệng cổ võ quốc phục, hay có bao giờ bà Bình công khai phản kháng CSVN xử tệ với chiếc áo dài cổ truyền dân tộc, đặc biệt tại Miền Nam VN???

Năm 1977, khi chỉ trích Gs Trần Văn Khê “mặc áo dài khăn đóng”…“nặng tư tưởng phong kiến”, Lưu Hữu Phước đang là tay sai của Hà Nội, mang chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của cái Quốc hội CSVN gọi là “quốc hội thống nhất” sau khi CSVN cướp đoạt Miền Nam VN và loại trừ CPLTCHMNVN ra khỏi sân khấu chính trị. Bà Nguyễn Thị Bình bấy giờ cũng được ban cho chức bộ trưởng Giáo Dục của chính phủ CHXHCNVN: Thời điểm cao nhất của cái bóng mờ hay tấm vải rách áo dài Việt Nam!

Quốc phục hồi sinh

Vào cuối thập niên 1970 và suốt thập niên 1980, bùng phát làn sóng người Việt vượt biên vượt biển chạy trốn CS độc tài khát máu. Khởi đầu cuộc sống lưu vong nơi đất khách, người Việt tị nạn quyết bám giữ cội nguồn văn hóa dân tộc trong đó có chiếc áo dài. Áo dài muôn màu vẫn là trang phục yêu chuộng của nữ giới người Việt hải ngoại. Những cuộc thi hoa hậu áo dài người Việt được tổ chức tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Úc, Gia Nã Đại… càng thu hút sự chú ý và gia tăng cảm tình của người dân bản địa đối với di dân người Việt. Truyền thông hải ngoại chuyển tải những hình ảnh tốt đẹp ấy về Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN chột dạ không ít.

Cuộc thay da đổi thịt tại Liên Xô và các nước CS Đông Âu vào cuối thập niên 1980 đẩy CSVN vào cái thế phải “đổi mới hoặc là chết”. Chính sách “mở cửa” của Gorbachev buộc CSVN không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận để cho người dân trong nước trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Áo dài quốc phục tái xuất hiện trên quê hương Việt Nam trong bối cảnh ấy (Xin xem “Hồn Việt trong tà áo Việt” của Nguyễn Thị Ngọc trên DĐGD, báo Xuân Nhâm Thìn).

Từ cực đoan chính trị vọt sang thái cực khoa trương

Nhà cầm quyền CSVN, vào cuối thế kỷ 20, để chứng tỏ quốc nội không thua hải ngoại, đã cho tổ chức ồn ào các cuộc hội diễn “Duyên dáng Việt Nam” cũng áo dài, khăn vành (khăn đóng) đình đám với dụng ý khai thác kinh doanh và khhoe khoan hơn là mục đích quảng bá văn hóa Việt tộc.

Phong trào đồng phục áo dài nữ sinh tái xuất giang hồ. Cả nữ tiếp viên hàng không, nữ nhân viên ngân hàng, nữ tiếp tân nhà hàng và du lịch… cũng ồ ạt chạy đua thời trang áo dài…

Nam giới VN, dĩ nhiên đứng đầu là các bô lão sau năm 1990 cũng có cơ hội trở về với quốc phục Việt Nam trong các lễ bái vọng tiền nhân, như Lễ giỗ tổ Hùng Vương, lễ Hai Bà Trưng… những lễ mà trước đây Hồ Chí Minh cho là hủ tục, là phong kiến phải dẹp bỏ.

Năm 2006, nhân lễ bế mạc Hội nghị APEC tại Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện một màn khoe sắc thời trang “cổ truyền VN” khá “độc đáo”. Các vị quốc trưởng các nước tham dự Hội nghị trong đó có cả ông George W. Bush của Mỹ, ông Putin của Nga, ông Hồ Cẩm Đào của Tàu… đều mặc “quốc phục” Việt Nam “trình diện” trước quốc dân và trước thế giới! Dĩ nhiên chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết cũng áo dài và lại là chiếc áo thụng vàng, tay áo rộng theo đúng mẫu “hoàng bào” của một “bậc đại vương” uy nghi ngự giữa các vị vua!

Người dân tự hỏi, như vậy nhà cầm quyền Đảng và Nhà nước CSVN “học và làm việc theo gương Bác Hồ” hay xổ toẹt vào mặt lãnh tụ “vô vàn kính yêu” của họ, một người đã quyết giết chết quốc phục Việt Nam không khoan nhượng, không thương tiếc? Bây giờ đồ đệ của ông lại xúm nhau cho “tái sinh” và tôn vinh cái thứ trang phục vừa “phong kiến” vừa mang tính “tiểu tư sản” đầy phản cảm ấy? Chủ tịch Triết đóng vai vua mặc áo thụng hoàng bào như vậy có ý chơi xỏ Chủ tịch họ Hồ của ông không nhỉ?

Hay là người ta diễn trò diễu cợt quốc phục Việt Nam?

Xem hình dưới đây: Có nghiêm túc không? Áo dài đủ màu, nhưng thiếu khăn vành (khăn đóng) thì đâu trọn bộ lễ phục? Vả lại, trong lễ ra mắt các đại vương hoàn vũ, cũng chẳng có vị nào mặc quần dài trắng cho ra truyền thống Việt Nam? Lại nữa, áo dài quốc phục nam giới có bao giờ rộng thùng thình và dài sát gót lê thê như các ông mặc ở đây? (Xem hình áo dài chủ nhà cùng các quốc khách)

Các lãnh đạo APEC trong trang phục áo dài lụa tại kỳ hội nghị ở Việt Nam năm 2006. Ảnh: AFP

Chưa hết cười cái trò trình diễn “bôi bác lố bịch” thời trang quốc phục Việt Nam cũng như chưa hết ấm ức trước cái nhục đồng phục đồng hóa Hồ Chí Minh-Mao Trạch Đông, người dân Việt nay lại phải đối diện với một Nguyễn Tấn Dũng hèn hạ diễn lại cáí màn “đồng phục đồng hóa đê tiện tay trong tay với tên Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Hà Nội ngày 07/9/2011.

Bản tin cùng hình ảnh (cặp đôi Quốc-Dũng) của “Cổng Thông Tin Chính phủ VN” ngày 07/9/2011 ghi rõ: “Chiều 7/9 [2011], tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.” Hai bộ còm-lê đồng sọc và cà-vạt đồng màu hồng, trông tốt mặt đẹp mắt chưa?

Các lãnh đạo APEC trong trang phục áo dài lụa tại kỳ hội nghị ở Việt Nam năm 2006. Ảnh: AFP

Khác với cặp bồ Hồ-Mao toe toét chí cốt, Nguyễn Tấn Dũng với Đới Bỉnh Quốc “trịnh trọng” chí thiết cam đoan tuân thủ “16 chữ và 4 tốt”[1] Hán triều ban cấp!

Than ôi! Chỉ vì 16 chữ và 4 tốt vong bản nhục nhã này mà nước Việt Nam chẳng những mất quốc phục và quốc tục mà còn mất cả quốc thể – thể diện quốc gia! Rồi thì lãnh thổ của Tổ quốc từ biển đảo tới đất liền vì vậy cũng bị Tàu phù “xâm thực” gặm nhấm tả tơi, và đang có nguy cơ bị cái lưỡi bò bành trướng Mao cộng háu ăn tiếp tục liếm trọn!

Mới đây, ngày 21/12/2011, ngay giữa Hà Nội, Thủ đô của cái gọi là “Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa”, người ta lùa các em nhi đồng VN ra đường vẫy cờ Trung Cộng “sáu sao” đón chào lãnh tụ Tập Cận Bình, (tương lai Tổng Bí Thư Đảng và Chủ Tịch Nhà nước CHNDTQ). Xin hỏi cái chư hầu thứ năm là cái nước nào vậy khiến Trung Cộng từ cái nước ngũ tinh hồng kỳ bỗng nhiên được hóa thân thành lục quốc đại bang???


Đón Tập Cận Bình, cờ Trung Quốc được Việt Nam thêm một ngôi sao chư hầu



Kết thúc một năm 2011 nhục nhã, đầu năm Nhâm Thìn, nhìn về quốc phục VN, người dân Việt trong nước lẫn hải ngoại không khỏi uất hận hỏi lại một lần nữa những câu hỏi nhức nhối: Ai miệt thị dân tộc? Ai phản dân hại nước? Ai đang tâm mãi quốc cầu vinh?

Câu trả lời là: Không ai khác ngoài bác và bầy cháu ngoan của ông – bác nào cháu ấy – đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu:
Các vua Hùng có công dựng nước,
Bác cháu ta cùng nhau bán nước”.

Lê Thiên


[1] Trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước Hoa-Việt đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc (tháng 12/2000), hai bên đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
.
.
.


No comments:

Post a Comment