Monday, January 30, 2012

HOAN HÔ GIÁO SƯ PHẠM MINH HOÀNG ! (Lê Nguyên Hồng, VRNs)



Lê Nguyên Hồng
Tuesday, January 31, 2012

Tôi định viết là “tri ân” hoặc “vinh danh” hay “tuyên dương” giáo sư Hoàng. Nhưng thấy nó hơi sáo, đành sử dụng câu dân dã nhất, đó là “hoan hô giáo sư Phạm Minh Hoàng”.

Tôi từng được một người bạn hiện đang là công dân Pháp kể rằng, trước khi giáo sư Phạm minh Hoàng trở về Việt Nam, ông có tâm sự là “muốn về Việt Nam sống, làm việc” và “nguyện sống, chết, cho quê hương”. Rất buồn và lo lắng cho giáo sư Hoàng lúc ông đang bị tạm giam và đối mặt với tòa án của chế độ Cộng Sản. Nhưng nay “thở phào” vì rốt cuộc, cái án 17 tháng tù của ông cũng qua đi.

Ngay sau khi ra tù, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã lên tiếng trước hết là cảm ơn đồng bào đã quan tâm đấu tranh gây áp lực với chế độ về bản án phi nghĩa dành cho ông. Và ông cũng nói “không có ý định rời Việt Nam”. Đó là những câu nói mà có lẽ những người yêu nước, ủng hộ giáo sư Hoàng muốn nghe nhất!

Hôm nay lại được nghe phát biểu của giáo sư Hoàng trong “Thánh lễ Cầu nguyện Cho công Lý và Hòa bình” tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, người hâm mộ giáo sư hoàng lại nức lòng vì phát biểu của ông: “Tôi rất kinh ngạc về việc 17 thanh niên Công Giao và Tin Lành đã bị bắt một cách trái luật, kể cả trường hợp bị giam tù không lý do như blogger Điếu Cày… Mong chờ công lý sớm được thực hiện và những người bị bắt oan sai sớm được về đoàn tụ với gia đình”.

Như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, giáo sư Phạm Minh Hoàng vẫn kiên định với tư tưởng tôn thờ lẽ phải, bênh vực lẽ phải và đứng về phía những người bị đàn áp oan sai. Ông đã đanh thép nhấn mạnh việc nhà cầm quyền “bắt người trái luật” và “giam tù không lý do”.

Đối với một người đang sống trong nước, vừa chân ướt chân ráo ra khỏi nhà tù như giáo sư Hoàng, những lời phát biểu vừa qua đã khẳng định nhận định của tôi “Gíao sư Phạm Minh Hoàng – Nhân kiêt, hồn Việt”* (xem phụ lục 1) là không hề nhầm lẫn. Cảm ơn Ông đã cho cả thế giới biết, những lời “nhận tội” của mình trong lúc bị bắt giam là những lời không đúng với những gì Ông nghĩ trong đầu. Và nếu đó là cách Giáo Sư sử dụng “nhận tội để tự cứu mình trong lúc bị bắt”* (xem phụ lục 2) cũng là phương án nên làm. Đó có thể nói vui là “lừa lại quân địch” cũng được.

Người nghe còn nức lòng hơn nữa, khi giáo sư Phạm Minh Hoàng tiếp tục nhận định: “Ý niệm về tự do, dân chủ, nhân quyền là những giá trị phổ quát cho toàn nhân loại. Tuy tôi bị quản chế nhưng tôi nghĩ tôi còn có ích cho xã hội. Tôi gắng thực thi khát vọng của tôi một cách cụ thể nhất, trong những điều kiện có thể”. Những câu nói đầy tâm huyết của Ông vẫn đặt vấn đề “tự do, dân chủ, nhân quyền” lên cao nhất, và khẳng định đó chính là khát vọng của mình…

Những gì mà giáo sư Phạm Minh Hoàng đã làm, cho thấy cường quyền, nhà tù, và có thể cả cái chết, không thể lung lạc được lòng tin của một trí thức – một công dân Pháp gốc Việt đã quyết định rời bỏ chốn tự do dân chủ văn minh với sự no đủ về vật chất, đỉnh cao về tự do – để trở về quê hương chung sống trong cảnh đọa đày cùng với đồng bào Việt Nam yêu dấu của mình.

Mấy ngày gần đây người ta đang bàn tán, tranh cãi xem ai, và thế nào là trí thức. Xin các nhà văn nhà báo, các “nhà” blogger, không cần phải tranh cãi nữa. Tôi xin đề cử một ví dụ thực tế nhất, giản dị nhất, đó là trường hợp của giáo sư Phạm Minh Hoàng. Ông đúng là một hình mẫu tuyệt vời về một nhà trí thức với đầy đủ tố chất cần có của một người trí thức trong xã hội hiện đại.


Phụ lục:



---------------------------------




VNRs

VRNs (30.01.2012) - Sài Gòn – Trong không khí đầu năm chúng ta lại tu họp nhau đây trong thánh lễ thắp nến cầu nguyện để tạ ơn, nguyện cầu cho sự bình an trong năm mới và khấn thưa với Thiên Chúa về những khát vọng của chúng ta: khát vọng tự do, khát vọng cuộc sống, khát vọng bình an, khát vọng công lý, khát vọng hòa bình và khát vọng hạnh phúc của chúng ta.

Hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong đất nước Việt Nam chúng ta trong suốt một năm qua ắt hẳn mỗi người chúng ta khó mà chấp nhận và chắc chắn không thể cam phận để rồi nhắm mắt cho qua và để mặc cho dòng đời đưa đẩy. Vì ở ngay chính trên mảnh đất cong cong hình chữ S này các sự kiện bất công đang xảy ra quá nhiều:

- Tham quan đua nhau vơ vét, tham nhũng, biển thủ và thậm chí quan anh quan em hùa nhau tìm cách chiếm đoạt tài sản của nhân dân.
- Dân lành bị oan ức, đàn áp, đánh đập và thậm chí bị giết chết bởi những người được coi là đầy tớ, công bộc của nhân dân.
- Những người yêu chuộng và đấu tranh cho tự do, công lý vẫn bị bắt bớ bỏ tù và hãm hại.
- Người yêu nước đứng lên biểu tình phản đối sự xâm lăng của quân xâm lược thì lại bị chính nhà cầm quyền đàn áp, bắt bỏ tù và thậm chí còn bị lực lượng an ninh đã không ngần ngại đạp thẳng vào mặt mà không hề mảy may ân hận khi thẳng chân đạp vào lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.
- Ngư dân thì bị bắt bớ đánh đập, bị tịch thu tàu và ngư cụ và bắt phải nộp tiền chuộc, tàu thăm dò khai thác dầu khí của công ty Petro Việt Nam bị cắt cáp bởi Trung Quốc ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà những người tự xưng là lãnh đạo bảo vệ quốc gia kia không hể lên tiếng hay có động thái gì về việc bảo vệ chủ quyền, thậm chí còn cho rằng những con tàu tấn công của Trung Quốc kia là “tàu lạ”.
- Các tôn giáo củng bị đánh phá một cách tàn bạo khi Thái Hà đã năm lần bảy lượt bị công an và lược lượng dân phòng tấn công, linh mục, tu sĩ và giáo dân bị bắt đưa nhốt vào trại phục hồi nhân phẩm, giáo điểm Con Cuông bị đánh mìn, giáo dân giáo xứ Mỹ Lộc bị đánh đập dã man khiến cho 11 người phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy câp về tính mạng, bể nước sinh hoạt của giáo xứ bị bỏ thuốc độc, nhà Chùa tổ chức phát quà cho thương phế binh thì nhà nước bố trí lược lượng an ninh đi cướp lại và bắt bớ đánh đập nhân dân một cách dã man.
- Các tệ nạn xã hội thì nhan nhản khắp nơi: thầy giáo hiếp dâm học trò, cán bộ điều tra tống tình vợ nạn nhân, vợ vì ham vui với nhân tình và ham mê cờ bạc mà đốt chết luôn cả chồng mình, cướp giết tiệm vàng xảy ra liên tục….

Rõ ràng đất nước ta với tình trạng “bất công và tệ nạn lan tràn” như những sự kiện sơ bộ nêu trên thì chúng ta, mỗi người con của Giáo hội, công dân của xã hội phải có trách nhiệm cầu nguyện cùng Thiên Chúa và lên tiếng thể hiện trách nhiệm công dân của mình ngỏ hầu Công Lý và Hòa Bình mau chóng được thực thi trên quê hương chúng ta nhằm cải thiện và góp phần thỏa mãn những khát vọng chính đáng của chúng ta.

Là giáo dân, chúng ta luôn ý thức được sứ vụ Kính Chúa – Yêu Người và lời cầu nguyện của mổi chúng ta là vũ khí tối thượng mà theo lịch sử cho thấy chưa hề có một thế lực nào thắng được. Các thế lực bạo tàn, các đoàn quân hung hãn hiểm ác đều đã sụp đổ và tiêu vong trước sức mạnh của những lời cầu nguyện mà con cái Chúa dâng lên Người.

Với sự hiện diện của Giáo sư Phêrô Phạm Minh Hoàng cùng với gia đình trong thánh đường hôm nay để nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa là một minh chứng cho sức mạnh của lời cầu nguyện của chúng ta. Tuy nhiên vẩn còn đó 17 thanh niên Công giáo và Tin lành, các tù nhân lương tâm, những người yêu nước, các bloggers đang cần chúng ta cầu nguyện thật nhiều để sớm được giải thoát khỏi cảnh tù đày.

Đã là con người thì ai ai cũng có lúc lầm lỗi hoặc do chưa có được cơ hội nhận ra đâu là chân lý, đâu là sự thật nên chúng ta sẽ cầu nguyện thật nhiều cho chính những anh công an và bộ đội sớm ý thức được trách nhiệm chính của mình và làm đúng chức trách mà nhân dân đã giao phó chứ không phải vì quyền lợi riêng tư mà chạy theo bảo vệ cho một nhóm nhỏ độc tài và làm những điều gây hại cho nhân dân.

Mời quý độc giả nghe phần dẫn nhập ý lễ của cha Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R, lời chia sẻ của Giáo sư Phêrô Phạm Minh Hoàng và lời dẫn nhập đầu lễ của cha Giám tỉnh DCCTVN trong phần âm thanh.


---------------------------------------

PV.VRNs
Đăng BởiadminLúc30/01/12 6:12 Sáng

VRNs (30.01.2012) – Sài Gòn – Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình đầu năm Nhâm Thìn. Ngay sau thánh lễ, Thomas Việt, VRNs đã hỏi chuyện giáo sư Phạm Minh Hoàng, người đã đến tham dự thánh lễ này, để hiệp thông cầu nguyện và cám ơn cộng đoàn đã cầu nguyện cho ông.

Giáo sư Hoàng: “Tôi đến dòng Chúa Cứu Thế để cảm tạ các cha và cộng đoàn đã cầu nguyện và giúp đỡ gia đình tôi. Đặc biệt là cho tôi có may mắn được tự do sau 17 tháng tù giam.”
Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Xót sa cho một nạn nhân vừa bị đánh chết vì đất đai”
Anh Trực: “Tôi rất cảm kích khi được cha giám tỉnh dẫn giải về việc tẩy rửa ô uế ra chính bản thân mỗi người và toàn xã hội”

Những người bị bắt giam một cách oan sai

Giáo sư Hoàng: “Tôi rất kinh ngạc về việc 17 thanh niên Công Giáo và Tin Lành đã bị bắt một cách trái luật, kể cả trường hợp bị giam tù không lý do như blogger Điếu Cày… Mong chờ công lý sớm được thực hiện và những người đang bị bắt giam oan sai sớm về đoàn tụ với gia đình.”

Hành động hầu giúp những tù nhân oan sai và chống lại bất công

Giáo sư Hoàng: “Khác vọng đóng góp cho đất nước không đơn thuần là việc giảng dạy. Ý niệm Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền là những ý niệm phổ quát của cả cộng đồng nhân loại. Tuy tôi bị quản chế nhưng tôi nghĩ tôi còn có ích cho xã hội. Tôi cố gắng thực thi khát vọng của tôi một cách cụ thể nhất trong những điều kiện có thể”

Anh Trực: “Thường tham dự những buổi thấp nén cầu nguyện này, cùng với những ngọn nén khác để làm nên lời cầu nguyện mạnh hơn, hầu đẩy lùi ô uế, đẩy lùi những bất công. Truyền tải thông tin đến mọi người qua Internet, góp phần vào việc trong sạch hóa xã hội”

Xin mời quý vị cùng nghe cuộc trao đổi này.


PV.VRNs

.
.
.

No comments:

Post a Comment