Monday, January 23, 2012

BÁO TỔ QUỐC - SỐ 127 - NGÀY 15-1-2012



Thư tòa soạn
Tổ Quốc 127
Phát hanh: 15/01/2012

Năm 2012 mở ra trong tình trạng Việt Nam bắt buộc phải thay đổi chính sách đối ngoại.

Các thống kê cho năm 2011 đang lần lượt được công bố. Một trong những dữ kiện đáng để ý nhất là thặng dư ngoại thương của Trung Quốc, 155 tỷ USD, đã sút giảm gần 20% so với năm 2010, với khuynh hướng tiếp tục sút giảm trong những năm sắp tới theo chính nhận định của chính quyền Trung Quốc. Điều này không làm ai ngạc nhiên vì là khuynh hướng áp đảo từ ba năm nay nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa trên xuất khẩu, khi xuất khẩu giảm có nghĩa là sớm muộn kinh tế Trung Quốc cũng sẽ suy thoái. Trong những tháng cuối năm chính những chuyên gia có uy tín nhất của Trung Quốc, dựa trên những dữ kiện rất chính xác, đã lên tiếng báo động rằng dưới một bề ngoài hào nhoáng kinh tế Trung Quốc có thể chỉ là một sự phá sản chưa tuyên bố. Và kinh tế khủng hoảng cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ lâm vào rối loạn, thậm chí bạo loạn, như chính lời thủ tướng Ôn Gia Bảo, vì tăng trưởng kinh tế là biện minh duy nhất của chế độ.

Bên cạnh những khó khăn kinh tế nghiêm trọng đang dần dần được phơi bày Trung Quốc cũng phải đương đầu với những áp lực quốc tế ngày càng lớn vì chính sách đối ngoại ngang ngược bất chấp những khuyến cáo về môi trường và nhân quyền trong khi hung hăng gia tăng sức mạnh quân sự, biểu lộ thái độ bá quyền khu vực và bênh vực những chế độ bạo ngược. Cần nhấn mạnh là sự lo ngại đối với Trung Quốc không phải vì cạnh tranh kinh tế mà vì bản chất của chế độ; một bằng chứng là nước Đức, với dân số 80 triệu, tuy thặng dư mậu dịch hơn hẳn Trung Quốc (240 tỷ USD năm 2011) nhưng đã chỉ khiến thế giới thán phục thay vì lo ngại.

Sự phá sản của mô thức Trung Quốc xét cho cùng chỉ là tự nhiên và bắt buộc. Nó là một thách đố đối với mọi kiến thức của nhân loại do sự gặp gỡ giữa trí tuệ và kinh nghiệm. Nó là sự lừa dối chính mình bằng những con số đàng nào cũng rất không đủ để diễn tả sức khỏe của một quốc gia, tổng sản lượng nội địa và tỷ lệ tăng trưởng. Đó cũng lại là những con số không thành thực và đạt được một cách thô bạo.

Đảng Cộng Sản Việt Nam từ hơn hai mươi năm qua đã chọn thế liên minh phụ thuộc đối với Trung Quốc mặc dù mọi thiệt thòi cho dân tộc. Chọn lựa này không thể tiếp tục được nữa dù đảng CSVN vẫn đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của đất nước vì một lý do giản dị là chính Trung Quốc cũng sắp chao đảo và không còn có thể là một chỗ dựa. Một lý do khác là Việt Nam còn lệ thuộc thế giới, nhất là Hoa Kỳ và Châu Âu, hơn hẳn Trung Quốc. Một con số: ngoại thương của Việt Nam, tức tổng số xuất khẩu và nhập khẩu, gần bằng 200% tổng sản lượng nội địa trong khi đối với Trung Quốc tỷ lệ này, dù cao, vẫn chỉ là 50%. Việt Nam thặng dư thương mại 12 tỷ USD đối Hoa Kỳ và 9 tỷ USD đối với Châu Âu nhưng lại thâm thủng 14 tỷ USD với Trung Quốc. Tóm lại, quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu phúc lợi bao nhiêu thì quan hệ với Trung Quốc tai hại bấy nhiêu. Không những thế một quan hệ đồng minh với các nước dân chủ còn là điều kiện để có thể sống chung hòa bình đối với Trung Quốc.
Trong hơn hai mươi năm qua đảng CSVN đã cố tình từ chối chọn lựa hiển nhiên này. Đã đến lúc dù họ không muốn Việt Nam cũng bắt buộc phải thay đổi quan hệ hợp tác và đồng minh.

Ban biên tập Tổ Quốc

----------------------------

Download :

MỤC LỤC :
Nguyễn Gia Kiểng   -   Vài ghi chú về chủ nghĩa cá nhân
Hà Sĩ Phu   -   Năm RỒNG và Triết lý của RỒNG
Phạm Đình Trọng   -   Âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn
Nguyễn Thượng Long   -   Năm 2011 Những nghịch lý đời thường
Nguyễn Thanh Giang   -   Tản mạn về Một nhà báo Việt Nam kỳ cựu
Blog Tưởng Năng Tiến   -   Đảng & Đảng Cướp
Việt Hoàng   -   Vận động trí thức, dễ hay khó?
Người Sài Gòn   -   Phong trào dân chủ hải ngoại và việc dân chủ hoá Việt Nam
Trần Mạnh Hảo   -   Thơ  Người Anh Hùng Họ Ngụy
Vi Đức Hồi   -   Đối Mặt   (Tiếp theo Tổ Quốc 125)

.
.
.

No comments:

Post a Comment