Tuesday, January 24, 2012

45 ĐIỂM NHẬN XÉT về VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN (Mai Việt Tú)



Mai Việt Tú
Thứ Tư, 25/01/2012

1. Ab initio: Bao giờ cũng phải xem xét từ đầu. Nên nhớ tiến trình công lý không bao giờ đi từ cái sai đến cái đúng cả.
2. Prima facie: Chính quyền đánh lận ngay ván đầu là cố ý đưa pháp lý theo chiều hướng là gia đình anh Vươn chống và làm thương tổn người thi hành công vụ.
3. Actus non facit reum nisi mens sit rea (Latin): Bản chất của hành động của gia đình anh Vươn là chống lại sự bất công chứ trong tâm của anh và gia đình anh ấy là không bao giờ chống chính quyền hay người thi hành công vụ. Cần phải hiểu rõ bản chất của vấn đề chứ đừng diễn giải hậu quả mà phải nhìn cả tiến trình. Đấy là sự thật, sự thật hoàn toàn và chỉ là sự thật (the truth, the whole truth, NOTHING BUT THE TRUTH).
4. Self-defense: Cưỡng chế bất hợp pháp đưa đến tính tự vệ là điều đương nhiên.
5. Abuse of discretion/Illegal inducement: Điều động nhân viên chính quyền trong hành động bất hợp pháp. Nhân viên bị thương là hậu quả của hành động trấn lột bất hợp pháp này.
6. Accessory after the fact: Đỗ Trung Thoại và Đỗ Hữu Ca phải bị truy tố trước pháp luật về tội giúp kẻ vi phạm luật pháp ngay sau vụ trấn lột gia đình anh Vươn. Ngoài ra có thể có những viên chức Hải Phòng khác nữa.
7. Attempting to pervert the course of justice: Đỗ Trung Thoại và Đỗ Hữu Ca phải bị truy tố trước pháp luật về tội toan tính làm sai lệch tiến trình công lý. Một số tổng biên tập của báo chí truyền hình cũng có thể bị truy tố về tội này.
8. Subpoena: Đỗ Trung Thoại và Đỗ Hữu Ca và một số tổng biên tập của báo chí truyền hình là đối tượng của subpoena và phải ra tòa làm nhân chứng.
9. Guilt by association: Cần làm rõ Đỗ Hữu Ca và Đỗ Trung Thoại và các cán bộ khác có cấu kết trong vụ cưỡng chiếm.
10. Hindering an investigation: Đỗ Hữu Ca và Đỗ Trung Thoại và có thể các cán bộ khác có thể làm cản trở sự điều tra.
11. Prejudicial publicity: Cần thu thập tất cả những công bố trên báo chí truyền hình có tính cách thiên vị nhằm tạo thành kiến xấu cho gia đình anh Vươn.
12. Act of aggression / Excessive use of force: Có bằng chứng chính quyền đã toan tính xâm chiếm trước vụ trấn lột bằng những dụng cụ hạng nặng như xe máy ủi.
13. Right of angary/right of compensation: Cần làm rõ tiến trình và bằng chứng từ chính quyền về bồi thường thích đáng công bằng cho gia đình anh Vươn trong thời gian trước khi cưỡng chế xảy ra.
14. Asportation: Có hành động lấy của cải bất hợp pháp trong khi hiện trường dưới sự quản lý của nhân viên chính quyền.
15. Assumpsit for nonfeasance: Có bằng chứng cho thấy chính quyền có vi phạm bội hứa.
16. Breach of duty of care: Có bằng chứng cho thấy đánh đập thành viên của gia đình anh Vươn khi đang dưới sự quản lý của chính quyền.
17. Breach of injuction/Obstruction of justice to contravene/Contumacious conduct: hình như đã có phiên tòa hòa giải nhưng chính quyền cố ý luồn lách làm sai trái sau phiên tòa đó.
18. Burden of contract/obligation of contract: Cần làm rõ chính quyền có toan tính kiếm cách không muốn hoàn thành hợp đồng để thực hiện cưỡng chế.
19. An act with civil conspiracy: Cần làm rõ việc toan tính cưỡng chế của người dân cho người dân khác với ý định bất chính.
20. Fraud: Cần làm rõ chính quyền có mưu đồ bịp bợm trong tiến trình hợp đồng.
21. Conspiracy to defraud: Cần làm rõ chính quyền có thông đồng lường gạt dân hay không.
22. Misconduct at higher office: Cần làm minh bạch các cấp trên của Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm.
23. Fraudulent conveyance: Cưỡng đoạt để sang nhượng tài sản có ý đồ đen tối mờ ám trong tiến trình.
24. Communis error facit jus (Latin): Chính quyền làm sai trái nhiều lần và bảo dân đấy là luật cho phép, và cố ý làm mọi người công nhận. Cần làm rõ chi tiết cụ thể từng hành động. Một thí dụ là xem phần “Third-Degree”.
25. Complicity: Cần làm rõ cụ thể tất cả mọi người dính líu đến vụ án kể cả những người và cán bộ ở Hải Phòng.
26. Compounding a felony: Cần làm rõ bất cứ ai trong chính quyền các cấp che chở cho anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm trong vụ cưỡng chế này.
27. Solicitation: Cần làm rõ chính quyền có xúi dục những người khác vi phạm pháp luật.
28. Third-Degree/Compulsory self-incrimination: Third-Degree là một danh từ đặc biệt trong pháp lý để nói sự bất hợp pháp khi một người đang bị giam giữ (in custody) trong thời gian ngắn hoạc dài và nhận tội trước khi tòa xét xử. Hình như anh Vươn có nhận là làm sai và xin khoan hồng sau khi bị bắt vài ngày mà lúc ấy vẫn còn giam giữ bởi chính quyền. Nếu có bằng chứng như thế thì đây là đối tượng của “Third-Degree”. Tòa án phải thả anh Vươn.
29. Adverse possession: Cần xem lại đất do anh Vươn tạo ra do lấn biển không phải là “đất mới” theo luật pháp. Theo luật pháp ở một số nước thì “đất mới” là đất hiện hữu nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ và nông dân canh tác có chứng minh trên 15 năm thì có thể xin đơn thị thực. “Đất mới” miền nam Việt Nam hồi xưa cũng là đất vô chủ và do tổ tiên ta dựng lên và hợp thức hóa cho dân.
30. Abuse of process: Sự lạm dụng trong tiến trình tranh chấp của nhân viên chính phủ. Cần làm rõ vụ anh Vươn rút đơn kiện và chính quyền bắt đầu tiến trình cưỡng đoạt.
31. Connivance: Có thể có thông đồng bí mật trong các cấp chính quyền dính líu trước và sau vụ cưỡng chiếm đất này, kể cả attempting to pervert the course of justice kể trên.
32. Criminal damage: Cố ý làm thiệt hại tài sản trong tiến trình cưỡng chế.
33. Criminal intent: Cần làm rõ một cách cụ thể có bao nhiêu dụng cụ hạng nặng từ chính quyền và toan tính xử dụng nó.
34. Oppressive conduct: Xem xét vụ cưỡng chế của chính quyền có hành vi áp bức hay không.
35. Cruel and unusual punishment/Malicious act: Cần xem xét kỹ lưỡng cụ thể những hành động có quá độc ác và bất thường trong vụ cưỡng chế.
36. Inflicting grievous bodily harm: Một số nạn nhân nói là có bị đánh đập rất dã man.
37. Demeanor/Equitability: Đỗ Hữu Ca và Đỗ Trung Thoại thiếu tư cách và có thể bị truy tố mà ở vị trí cầm quyền thì không còn công bằng cho gia đình anh Vươn.
38. Interfering with press and witness: Có tin tức cho biết là chính quyền cản trở báo chí đưa tin và đe dọa nhân chứng, cần làm rõ.
39. Destroying evidence: Cần làm rõ chính quyền có phá hủy tang chứng không, thí dụ ủi xập nhà có thể là hành động phá hủy tang chứng, và có thể bị truy tố về tội làm sai lệch tiến trình công lý.
40. False accusation: Cần làm rõ cụ thể những hành động và lời nói vu khống gia đình anh Vươn.
41. Extortion act: Cần làm rõ cụ thể những hành động đòi hỏi chiếm đoạt trước khi cưỡng chế xảy ra hay không.
42. Pending ịnjuction: Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm phải đối diện với công lý trước. Gia đình anh Vươn phải được tại ngoại để làm nhân chứng.
43. Absolute liability: Tất cả bằng chứng và nhân chứng đưa đến là chính quyền có trách nhiệm hoàn toàn trong vụ này. Vụ cưỡng chế bản chất bất hợp pháp và quá nhiều điều bất hợp pháp rất rõ ràng (facie illegal)
44. Annulment: Nếu cưỡng chế bất hợp pháp thì những cưỡng chế trong tương lai không còn hợp pháp nữa. Gia đình anh Vươn có thể chấp nhận ký lại hợp đồng bắt đầu từ bây giờ, nhưng đó là quyền quyết định của anh Vươn.
45. Một đài radio có phát tiếng nói của một nông dân ở Tiên Lãng nói “Đảng và nhà nước sẽ lấy lại công bằng cho chúng em”. Dân tộc Việt Nam trải qua từ cái não trạng nông nô đến cái não trạng "cộng" (viết đến đây tôi không cầm được nước mắt). Cho đến chừng nào thì dân tộc Việt Nam mới được giải phóng ra khỏi cái não trạng nô bộc mà chính cái não trạng này là cái rào cản của sự tiến bộ của dân tộc Việt. Câu hỏi đó có thể làm nhiều người lý giải. Với đà tiến triển của cả thế giới, ĐCSVN đã đưa dân tộc Việt Nam trở lại thập niên 1940 của thế kỷ trước và dân tộc Việt Nam đang tự tạo ra một cuộc đấu tranh khủng khiếp mới. Điều 4 hiến pháp là sự tự kỳ thị trong bản chất. Một khi dân tộc Việt Nam nhận ra, nó sẽ chính là viên đạn bắn tan ĐCSVN ra từng mảnh. Nói cách khác, ĐCSVN cố giữ điều 4 hiến pháp là tự sát. Và vụ án Đoàn Văn Vươn có thể là bắt đầu của kết thúc.

Mai Việt Tú
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
Mồng 2 Tết Nhâm Thìn
Ngày 24 tháng 1 năm 2012

.
.
.

No comments:

Post a Comment