Tuesday, December 27, 2011

TRUNG CỘNG : NGOÀI VÂY, TRONG CHỐNG (Vi Anh/Việt Báo)



12/23/2011

Chế độ Cộng sản độc tài đảng trị tòan diện thống trị Trung Quốc đang lâm vào thế bên ngòai bị bao vây siết chặt do Mỹ lãnh đạo và bên trong bị người dân Trung hoa nhứt là nông dân nổi giận, nổi dậy chống CS cướp đất là núm ruột của người dân.

Đó là những triệu chứng của vấn đề ngày nay, không phải vấn đề có hay không có một cuộc nổ bùng hay nổ chụp, mà chừng nào cuộc nổ bùng hay nổ chụp ấy xảy ra cho chế độ CS Bắc Kinh thôi.

Một,Trung Cộng bị bao vây ngòai biển. Chủ Tich Đảng kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm luôn Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương của Quân Đội của TC trong một cuộc họp quan trọng của Hải Quân TC long trọng kêu gọi Hải quân TC phải tăng cường hiện đại hóa hơn nữa để chuẩn bị tác chiến. Quân bất hí ngôn, vua không nói giỡn. Người có quyền lực nhứt đảng, nhứt nước, nhứt quân lực TC phải có cái gì đó, mới nói như vậy.

Thì không bao lâu sau, theo tin AFP, Đô đốc Jonhathan Greenert, tư lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ viết hẵn hòi trên tạp chí Proceeding của Học viện Hải quân Mỹ: «Chúng ta sẽ đưa một số chiến hạm bảo vệ bờ biển mới nhất đến đóng ở Singapore».

Và Mỹ cũng điều động phi cơ như P-8A Poseidon, đến các đồng minh quân sự khu vực như Philippines và Thái Lan, dùng để truy kích tàu ngầm. Mỹ cần phải tìm cách duy trì «vị thế tiền phong» trên thế giới nhưng không quá tiêu tốn nguồn lực của Hoa Kỳ. Bằng cách Mỹ “sẽ dựa nhiều hơn vào các hải cảng và các cơ sở khác của nước chủ nhà để các chiến hạm, phi cơ và thủy thủ đoàn, phi hành đoàn có thể được tiếp liệu, sửa chữa và nghỉ ngơi trong thời gian được triển khai».

Tư lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ không trực tiếp nhắc tên TC, nhưng ai cũng thấy và hiểu việc bao vây lâu ngày đó ám chỉ nước nào.

Mỹ hiện có khoảng 70 ngàn quân đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc và đã cam kết hỗ trợ Philippines về mặt quân sự. Nhứt là sau khi Mỹ đã lập vòng vây từ Ấn độ Dương đến Úc châu ở Nam Á và từ Úc Châu sang Phi luật tân, Nam Hàn và Nhựt ở Bắc Á. Nhứt là vào tháng rồi TT Barack Obama của Mỹ loan báo Mỹ sẽ đổ 2.500 thủy quân lục chiến ở Darwin, miền Bắc nước Úc trước những năm 2016-2017. Và Bắc Kinh quyết liệt phản đối và chỉ trích, Mỹ im lặng làm cái việc của mình.

Cũng phải ghi thêm hàng không mẫu hạm TC ra khơi lần thứ hai là bị một công ty chuyên dọ thám bằng vệ tinh chụp hình.

Phải chăng Mỹ muốn chứng tỏ cho TC thấy một công ty vệ tinh tư mà còn thám kích được chiếc tàu mà TC rất tự hào, thì phương tiện của quân lực Mỹ trăm lần dồi dào và tinh vi hơn còn thám sát chặt TC thế nào nữa, mà vì bí mật quân sự không nói ra thôi.

Hai, Trung Cộng bị dân chúng nổi dậy chống bên trong. Truyền thống vĩ nông vi bản của dân tộc Trung Hoa coi miếng đất là núm ruột. Thời chuyển sang kinh tế thị trường, đất chật, người đông, đất đai trở thành quí hiếm. Nhứt là khi TC mở cửa cho đầu tư ngọai quốc vào, “mặt bằng” xây cất nhà xưởng rất cần.

TC còn theo thuyết CS coi đất đai là công sản, người dân không có quyền tư hữu, chỉ có quyền sữ dụng. Do vậy đảng nhà nước áp dụng thủ tục trưng dụng. Nhiều lợi dụng vĩ công vi tư, bồi thường rẻ mạt như cuớp giựt đất của dân để lấy làm vốn hùn hay bán cho ngọai quốc giá cao hơn 50 lần.

Tin phân tích của RFI Pháp, “theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, trong 20 năm gần đây, khoảng 6,7 triệu mẫu ruộng đất bị trưng thu. Do sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá đền bù, người dân bị lỗ 1000 tỷ nhân dân tệ (160 tỷ đôla).

Dân chúng phẩn nộ, nổi lên chống đối CS như giặc chòm. Địa phương trấn áp nhưng không đủ sức, nhiều khi cầu viện “ở trên”. Công an chống bạo động, bạo lọan trang bị đủ mọi khí cụ chống biểu tình, kể cả dùng côn đồ để trấn áp. Thế nhưng người dân tay vẫn lắm khi bắt cán bộ đảng viên làm con tin khiến cán bộ đảng viên phải “sơ tán”.
Vấn đề dân oan ở TC như ở VNCS trở thành như một khúc xương nhà cầm quyền CS ở trung ương không giải quyết được. Trung ương bảo địa phương, đia phương không nghe vì lớn ăn theo lớn nhỏ ăn theo nhỏ. Thêm vào đó quyền sở hữu đất đai theo chủ nghĩa CS là thuộc tòan dân nhưng nhà nước quản lý, nên dân không có quyền tư hữu trên đất đai, mà chỉ có quyền sử dụng thôi.

Trong các hình thức người dân chống nhà cầm quyền, dân oan bị đảng viên, cán bộ cướp đất nổi dậy chống nhà cầm quyền chiếm nhiều vụ nhứt; 67% những vụ người dân chống nhà cầm quyền mà TC gọi là “sự cố tập thể” là bắt nguồn từ trưng thu đất đai.

Cường độ và nhịp độ người dân nổi dậy vì bị CS cướp đất có tăng chớ không giảm. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học làm vấn đề trầm trọng thêm. Như cả 13 ngàn người dân oan ở Ô Khảm hiền lành chân chất nổi giận vào ngày 15/12 nổi dậy kéo dài nhiều ngày, quyết liệt biến thành cuộc đấu tranh chánh trị chống nhà cầm quyền.

Trên trang mạng Weibo, người ta thấy những tuyên ngôn như sau «Ngày hôm nay, chúng ta quỳ gối và chúng ta nói bằng ngòi bút. Ngày mai, chúng ta sẽ đứng dậy và chúng ta sẽ thể hiện quan điểm bằng súng đạn ». “Dân chủ là xu thế! Hãy trả Trung Quốc lại cho nhân dân, và hãy cút ra khỏi Trung Quốc, ngoại bang duy nhất chính là chính quyền cộng sản!»

Ô Khảm không phải là lần đầu, không phải nơi duy nhứt người dân nổi dậy đòi công lý, đập phá ủy ban hành chánh và đốt xe công an, bắt cán bộ đảng viên làm con tin, nhà cầm quyến phải chạy trốn.

Theo giáo sư Tôn Lập Bình, đại học Thanh Hoa, trong năm 2010, mỗi ngày xảy ra ít nhất 500 «sự cố tập thể». TC sơ phạm húy nên gọi là «sự cố tập thể» còn Việt Cộng gọi là “tụ tập đông người”.

Trong vòng 20 năm gọi là chuyễn sang kinh tế thị trường, TC đã làm 50 triệu nông mất trắng đất cày và trong 20 năm tới, đạo binh «người cày không ruộng» tăng thêm 67 triệu nữa.

TC mất sáng kiến đối phó, sợ phong trào Mùa Xuân Á rập người dân đứng lên biểu tình lật đổ độc tài lan sang TQ, TC tăng trấn áp giới trí thức, luật sư, nghệ sĩ và nhà báo tự do. Nhà cầm quyền càng trấn áp, bạo lực kêu gọi bạo lực.

Thực chất về kinh tế, chánh trị, văn hóa, xã hội học, phong trào người dân nổi dậy chống nhà cầm quyền, đó là sự kiện người nông dân phải giành lại quyền sống và nhân phẩm, một hình thái bất tuân hành dân sự, con đường dẫn đến cách mạng xã hội, chánh trị. Một thứ nổ chụp làm tan tành chế độ độc tài đảng trị CS thống tri người dân.

Trở lại VN, người dân Việt bị CS cướp đất trầm trọng không thua TC. Dân oan ở VN có dân oan tôn giáo nữa. Như vụ giáo dân ở Thái Hà, Vinh tọa kháng cầu nguyện đòi lại đất của nhà chung hay giáo xứ. Nhưng trình độ đòi hỏi của Dân Oan VN nói chung chưa đến trình độ bạo lực như ở TC.
.
.
.

No comments:

Post a Comment