Friday, December 30, 2011

MÙA XUÂN Ả RẬP : TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC (Tú Anh & Nguyễn Văn Huy, RFI)



Tú Anh   -   RFI
Thứ năm 29 Tháng Mười Hai 2011

2011 sắp kết thúc là một năm đầy vận xấu cho các chế đđộc tài. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, thế giới Ả rập đã trải qua những thay đổi sâu rộng hơn là 50 thập kỷ từ khi giành độc lập. Khởi đầu từ Tunisia, ngọn gió cách mạng đã thổi qua Bắc Phi, bán đảo Ả rập và có khả năng vượt không gian đến tận Nga và châu Á.

Niềm hân hoan mà cách mạng hoa lài hay mùa xuân Ả rập mang lại, bắt đầu nhường bước cho nỗi hoài nghi của bộ phận công luận trong những tuần lễ cuối năm 2011 do hiện tượng Hồi giáo giáo điều trỗi dậy. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thẩm định rằng con đường dân chủ là một tiến trình không thể đảo ngược.

Trong vòng một năm, từ khi chàng thanh niên người Tunisia, Sidi Bouzid, tốt nghiệp đại học nhưng không tìm ra việc làm phải đi bán hàng rong, rồi bị cảnh sát sĩ nhục phải dùng biện pháp tự thiêu để phản đối, thế giới Ả rập đã hầu như hoàn toàn đảo lộn.

Hai dân tộc đi tiên phong, Tunisia và Ai Cập, sau khi đánh đuổi hai bạo chúa ben Ali và Mubarak, đã tổ chức bầu cử tự do đầu tiên trong lịch sử của đất nước mình. Tại Libya, người dân khám phá ra quyền tự do từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ trong lửa máu sau hơn ba tháng xung đột vũ trang.

Tại Yemen, người dân thấp cổ bé miệng, bằng những đợt xuống đường bất bạo động và bất chấp đàn áp, đang chuẩn bị sang trang chế độ Saleh. Trong khi đó, tại Syria, cuộc nổi dậy chống chính quyền Al Assad, dù bị đàn áp bằng bạo lực, đã không giảm uy lực mà còn được sự hỗ trợ của Liên Đoàn Ả rạp và cộng đồng quốc tế.

Theo nhà tư tưởng có tiếng tăm của Syria, triết gia Sadek Jalal al-Azm thì các cuộc nổi dậy đã làm cáo chung một giai đoạn độc tài và chậm tiến triền miên để có thể mở ra một con đường dân chủ, đa nguyên ». Một nhà phân tích khác là giáo sư chính trị Trung Đông Ziad Majed, đại học Paris chia sẽ quan điểm này với niềm tin là « tiến trình dân chủ không thể đảo ngược, không một chế đđộc tài nào có thể hồi sinh ».

Tạp chí Time đã bầu chọn « người trẻ tuổi dấn thân » làm đại biểu cho « nhân vật năm 2011 » là hành động vinh danh chính xác và đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu giới trẻ Ả rập đã đánh tan huyền thoại « chế đđộc tài đông phương bất diệt » thì chính thành phần hồi giáo giáo điều đã gặt hái thành quả của Mùa xuân Ả rập qua lá phiếu dân chủ tại Tunisia cũng như tại Ai Cập.

Các nhà phân tích lưu ý là hồi giáo có lên cầm quyền thì là qua lá phiếu chứ không phải bằng cách « cướp » chính quyền bằng bạo lực. Thứ hai là nếu họ theo mô hình hồi giáo Thổ Nhĩ K, hiện đang muốn làm đầu tàu « dân chủ » của thế giới Ả rập, thì xem như tiến trình dân chủ sẽ tiếp diễn.

Cơ may đa lý chính tr
Cơ may cho các quốc gia Ả rập là có một sự đồng thuận trong khu vực và tây phương thúc đẩy cho mùa xuân Ả rập thành công. Đó là lý do Liên Đoàn Ả rập đã chấp thuận cho Tây phương can thiệp vào Libya và hết lòng ủng hộ đối lập Syria.

Theo chuyên gia Shadi Hamid ở Doha, các vương triều dầu hỏa và Hoa K muốn đập tan « trục » Iran, Syria và Hezbollah, cánh tay nối dài của hồi giáo Chiit Iran tại Liban. Chế độ Iran bị xem là mô hình của độc tài đàn áp bằng bạo lực phong trào dân chủ trong nước sau cuộc bầu cử tổng thống gian lận 2009. Giới quan sát đang nhìn về cuộc bầu cử quốc hội 2012 tại Iran như là cơ hội mới cho mùa xuân lan đến Iran.

Tại châu Âu, bầu cử tổng thống tại Nga vào tháng 3 năm tới cũng là một sự kiện đang được theo dõi để xem cựu trung tá mật vụ Putin sẽ « đắc cử » bằng cách nào và xã hội công dân phản ứng ra sao ? Còn Châu Á ?

Tại châu Á, các chính quyền Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên đã cực k cảnh giác trước hình ảnh của các loài hoa. Hàng loạt nhà tranh đấu, blogger, nhà báo tự do bị vào tù tại Việt Nam và Trung Quốc từ khi chế độ ben Ali sụp đổ.

Cuộc nổi dậy của dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông đã chính thức được xem là hồi chuông báo động « ngọn sóng dân quyền ». Trong khi đó thì Miến Điện tỏ ra « ưu thời mẫn thế » chuyển bước một cách khôn ngoan. Để tổng kết một năm cách mạng Ả rập, tạp chí Tiêu điểm thời sự đặt câu hỏi với giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Văn Huy.

Nghe (17:58)   :   Giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Văn Huy
.
.
.

No comments:

Post a Comment