Friday, December 2, 2011

CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG (Christopher R. Hill)



Christopher R. Hill
 
BS Hồ Hải dịch
Thứ năm, ngày 01 tháng mười hai năm 2011


Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ của khu vực Đông Á, Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ cho Kosovo, một nhà đàm phán Hiệp định Hòa bình Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel, thuộc Đại học Denver – bang Colorado – Hoa Kỳ (Korbel School of International Studies, University of Denver).

DENVER - Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cố gắng chuyển tải một câu chuyện trong đó, để kết thúc (winding up) những cuộc chiến tranh ở Tây Nam Á và chuyển sự chú ý của Mỹ đến một mục tiêu dài hạn hơn - và mục tiêu này được cho là quan trọng hơn - các mối quan hệ ở Đông Á và Thái Bình Dương. Trong những tháng gần đây, cho thấy rằng mục tiêu này đã đạt được kết quả thực sư.

Bây giờ, nhiệm vụ sẽ được cân bằng nhu cầu phải giải giáp quân đội làm nhiệm vụ ở Iraq và Afghanistan để xây dựng nhiệm vụ quân đội cho các hoạt động ở Đông Á. Và điều đó có nghĩa là đặt phần còn lại của thế giới vào sự lo ngại rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Quyết định của Obama để phá vỡ các cuộc đàm phán với chính phủ Iraq cho một thỏa thuận mới về tình trạng của quân đội Hoa Kỳ có nghĩa là, sau tám năm, những binh sĩ đó cuối cùng đã trở về nhà (có lẽ trong thời điểm Giáng sinh năm nay). Kể từ khi nền chính trị Mỹ đang đứng trên bờ vực, quyết định của Obama được chào đón bằng sự chế nhạo của những người ủng hộ rằng ông đã "không có trách nhiệm" với tình hình ở Iraq và bằng cách nào đó đã không có những nỗ lực tốt nhất để giữ cho quân đội ở lại Iraq. Chưa bao giờ mà chúng ta có thể nghĩ rằng Phó Tổng thống Joe Biden, trưởng đoàn đàm phán phải đi tới Iraq nhiều lần hơn bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào của Mỹ đã đi đến bất kỳ những khu vực chiến tranh trước đó.

Tuy nhiên, các nhà phê bình đã quả quyết rằng chính quyền Obama đã tạo điều kiện để Iraq đến với người Iran. "Bằng chứng" là Thủ tướng đượng nhiệm theo dòng Hồi giáo Shia(*) của Iraq - Nouri al-Maliki - đã không tìm thấy sự thỏa thuận với các nhóm chính trị khác ở Iraq. Maliki là một nhà lãnh đạo có thể được gọi là đã làm được nhiều việc, nhưng chắc chắn không mềm dẻo hoặc không dễ uốn nắn.

Mới đây, Maliki đã thông báo hai điểm với người Mỹ: ông muốn thấy một sự hiện diện của quân đội Mỹ tiếp tục ở Iraq, nhưng ông lại không sẵn sàng chịu toàn bộ gánh nặng chính trị. Ông mong đợi sự hỗ trợ từ các chính trị gia Iraq khác; nhưng không ai ủng hộ ông.

Các nhà lãnh đạo dòng Hồi giáo Sunni, những người có xu hướng đứng dưới ngọn cờ của Đảng Quốc gia Iraq (INP: Iraq’s national party) - Iraqiya - họ cho thấy rõ là họ sẽ không ủng hộ sự có mặt của quân đội Mỹ trên đất Iraq, quay lưng với Maliki để tạo ra một liên minh rộng rãi. Các nhà lãnh đạo Sunni thường bày tỏ sự ủng hộ cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại đất nước của họ, nhưng cũng tin rằng Iraq không còn phải là một nơi có sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Theo kết quả bỏ phiếu tại Iraq các nhà lãnh đạo dòng Sunni đã bày tỏ một thái độ giống nhau một cách mạnh mẽ: Iraq đánh giá cao lực lượng Hoa Kỳ và những gì Hoa Kỳ đã làm cho Iraq, nhưng dù sao cũng muốn Hoa Kỳ rời khỏi Iraq.

Như nhà văn Mỹ Mark Twain đã từng nói: "Hãy làm điều đúng đắn. Nó sẽ làm vừa lòng một số người và làm kinh ngạc phần còn lại". Thật vậy, ngày nay việc chống lại Hoa Kỳ theo kiểu không đội trời chung một cách triệt để của các nhóm chính trị Iraqm chúng ta ngạc nhiên và lúng túng. Cả 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia cực đoan ở Iraq đồng thuận thì ít, nhưng cùng một quan điểm chung rằng người Mỹ sẽ không bao giờ rời khỏi đất nước Iraq một cách tự nguyện. Tuy nhiên, đó là những gì đang diễn ra ngày hôm nay.

Cho dù người Mỹ sẽ ở lại Iraq cho những nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo vượt quá phạm vi những sáng kiến hỗ trợ ​​an ninh do Đại sứ quán tài trợ vẫn được công nhận. Iraq cần tiếp tục chương trình đào tạo quản lý không phận, và bộ binh vẫn còn phải vượt qua mô hình pháo binh đông đảo và đội hình xe bọc thép của Liên Xô. Tuy nhiên, những nhiệm vụ tiềm năng trong tương lai, nếu Hoa Kỳ hiện thực, sẽ được hiểu là bắt nguồn từ một quyết định của chính quyền Iraq, không phải là của nước khác.

Và như vậy, với sự giải trừ quân bị của Mỹ ở Iraq sẽ mở đường cho sự thay đổi chính sách kiến ​​to ca chính quyn Hoa Kỳ ở châu Á, TT Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton nhìn về hướng tây, tự tin rằng họ sẽ có một cuộc hành trình trơn tru. Nhưng họ đã không đạt được như vậy.

Trong thời kỳ mà người Mỹ coi bất kỳ bài phát biểu chính sách đối ngoại nào cũng có liên quan đến cuộc sống của họ, thông điệp kinh tế của Obama tại cuộc họp hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii là thông điệp nhằm vào mục tiêu: việc làm, việc làm, việc làm.

Tuy nhiên, ngay sau khi Obama đến Úc và Clinton đáp xuống Philippines, thì câu chuyện về kinh tế được làm sáng tỏ nhanh chóng: Obama hứa với Úc rằng Mỹ sẽ chỉ đồn trú ít hơn một lữ đoàn thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ ở vùng Darwin xa xôi để đào tạo và huấn luyện. Không ai có thể tin rằng nước cờ này đủ để xoa dịu từ bất cứ điều gì liên quan đến chính quyền Obama và các đồng minh châu Á của Mỹ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng đó là cách Mỹ gây sức ép trong cuộc chơi.

Khi kết hợp với sự hài lòng của đám đông khi bà Clinton xuất hiện trên một tàu chiến ở vịnh Manila, và sử dụng thuật ngữ "Biển Tây Philippine" (West Philippine Sea), nó nói lên rằng câu chuyện kinh tế rất ít cơ hội trong cuộc chơi này. Cốt truyện mới được viết ra rằng, Hoa Kỳ đã bắt đầu rút khỏi Tây Nam Á để cho mục đích đối đầu với Trung Quốc ở Đông Á. Ngay cả sự chuyển hướng khéo léo và dũng cảm của chính quyền Hoa Kỳ bằng cuộc viếng thăm Miến Điện của bà Clinton, sau khi chính quyền Miến Điện phóng thích lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi bị giam giữ và quyết định tham gia lại hệ thống chính trị của bà Kyi, được miêu tả như là một cú thúc mạnh cùi chỏ vào mắt Trung Quốc.

Sự quay lại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được chào đón nồng hậu được cho là quá chậm. Một số đối tác của Mỹ ở đây rất ít đòi hỏi, ngoại trừ bây giờ là việc Mỹ phải quan tâm và tiếp tục tham dự các cuộc họp, và tôn trọng phương pháp tiếp cận đồng thuận của họ để giải quyết vấn đề. Như câu tục ngữ xưa, chỉ cần cho thấy một nửa của sự thật (Just showing up is half of life). Nhưng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí đôi khi cần nhiều hơn thế.

Nhưng sự quay lại của Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi một chi phí quá cao nếu nó được xem như là một cuộc đối đầu với Trung Quốc, chứ không phải là sự quan tâm quá chậm trễ đến với các nước khác trong khu vực này. Mỹ và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần duy trì các mối quan hệ sản xuất với Trung Quốc, việc ngày càng trở nên phức tạp đối với mọi người Trung Quốc, vì nó đã làm người Trung Quốc phải bỏ thời gian để tự xem xét về tương lai tình hình nội bộ của đất nước họ.

Cái cách mà Trung Quốc nổi lên từ việc quay lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và cách mà Trung Quốc cử xử với các nước láng giềng và trên toàn cầu sẽ quyết định nhiều về những gì thế giới sẽ như thế nào trong trung và dài hạn. Chúng ta cần phải tránh tạo ra những lời tiên tri mà tự nó có khả năng hiện thực (self fulfilling prophecies) xuất phát từ những lo ngại sâu sắc nhất của chúng ta.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

(*) Đạo Hồi đã bị phân chia thành 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia ở trên thế giới sau khi nhà tiên tri sáng lập ra đạo Hồi là Mohammed tạ thế mà không di chúc cho người nối nghiệp. Hiện nay đạo Hồi là đạo lớn thứ hai trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người theo, và đang phát triển ngày càng mạnh. Tuy rằng dòng Sunni là dòng có số người theo lớn nhất chiếm gần 90%, nhưng ở Iran và Iraq thì số đông theo dòng Shia.


.
.
.

No comments:

Post a Comment