Saturday, December 31, 2011

CA DAO THỜI ĐẠI CHÁU CON HỌ HỒ (Trần Khải Thanh Thủy)



Trần Khải Thanh Thủy
07:18 - 30/12/2011

Có lẽ chưa thời kỳ nào mà ca dao dân ca nở rộ như thời kỳ xã hội chủ nghĩa (xấu hết chỗ nói) này, đơn giản vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiếng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: Thiếu cơm áo, gạo tiền, thiếu tự do, thiếu công bằng, hạnh phúc… Đời là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại, nhưng trong xã hội cộng sản ‘thằng giỏi bị giết thằng ngu làm thầy’ nên không phải ai cũng có thể sáng tác văn chương nghệ thuật - vốn là sản phẩm của một sự đào tạo chu đáo và năng khiếu bẩm sinh, vì thế ca dao là một vũ khí chống lại bạo lực cường quyền của tầng lớp bình dân. Họ tự nói và viết ra những điều trong tầm nhìn, tầm nghĩ, và cũng là trong chiều kích hữu hạn mà họ có thể làm được. Tuy không phải là bác học thiên tài cao xa gì nhưng những sản phẩm thuộc về trí tuệ của họ đôi khi lại trở thành bất tử, cho dù đó chỉ là những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm dưới sự độc tài đảng trị.

Xin được nói có sách mách có chứng như sau:

1. Dân ơi ta bảo dân này
Dân ra ngoài ruộng, Dân cày mình dân.
Cấy cày bổn phận con dân,
Quốc hội bận họp bán dần nước non.

2. Lạy thượng đế bao giờ con hết khổ?
Tổ cha mày còn khổ mãi nghe không
Ai bảo quyết chí chung lòng
Đi theo cộng sản vót chông diệt thù?
Bây giờ mới biết rằng ngu
Tỉnh ra thì cũng đã gù cả lưng

3. Vũ trường là chốn ăn chơi,
Chí Hoà là chỗ nghỉ ngơi giang hồ.
Lăng kia là của giặc Hồ
Cho nên dân Việt cơ đồ nát tan

4. Trăm năm Kìêu vẫn là Kìều
Muốn đậu tốt nghiệp phải liều... copy
Lãnh đạo cũng thế còn gì
Học hành ôn luyện làm gì cực thân?
Thật thà nên chẳng có phần
U mê dốt nát nên thần, nên quan

5. Có tiền nuôi chó, nuôi mèo
Đừng nuôi cán bộ nó trèo đầu dân
Ăn no nó lại làm càn
Vàng bạc, châu báu tranh phần chia nhau

6. Bộ đội buông súng thì tha
Công an thì phải chặt ba khúc liền
Chúng là công cụ kiếm tiền
Làm cho xã hội đảo điên, quay cuồng

7. Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm!
Ngày xưa mỹ thối, đảng thơm
Ngày nay cộng sản thối om cõi bờ

8. Tuổi thơ cháu giỏi đánh hôi
Đánh cho Mỹ, "Ngụy", đầu rơi, máu trào
Lớn lên độc lập tràn vào
“Cháu ngoan” cả nước ào ào...ăn xin

9. Hỡi anh bộ đội, thương binh
Chắc anh đã thấy dân mình ra sao
Công lao xương máu năm nào
Bây giờ lãnh đạo mang trao cho Tàu
Nam Quan, Bản Giốc còn đâu
Hoàng Sa biển rộng cúi đầu cống dâng
Đời anh sống chết bao lần
Vì lòng yêu nước góp phần dựng xây
Bây giờ chính đảng một bầy
Cướp đêm rồi lại cướp ngày không tha
Trong tay còn khẩu AK
Mong anh diệt lũ gian tà lưu manh*...

10. Nhà ai giầu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất bát đảo điên
Công an mặc sức vung tiền chơi ngông

11. Đảng cử là dân không cử, cứ bầu
Đảng vì dân là đảng cướp của dân
Đảng yêu dân là dân mất mạng
Đảng yêu nước, đảng bán nước cho Tàu.

12. Ngày xưa đại tướng anh hùng
Ngày nay đại tướng ngập ngừng phân vân
Cầm quân rồi lại cầm quần
Đẻ vô kế hoạch, anh Văn...mất nhờ

13. Việt Nam dân chủ cộng hòa
Đồ đạc bán trước, cửa nhả bán sau
Ăn cơm chỉ có mắm, rau
Chớ ăn thịt cá mà đau dạ dày

14. Việt Minh, Việt Cộng, Việt Kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào?
Việt Minh thì tuổi đã cao!
Việt Cộng ốm yếu, xanh xao gầy còm!
Việt Kiều thì vẫn còn son.
Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà!
Chỉ cần một ít Đô La,
Việt Gian phản quốc hóa ra Việt Kiều!

15. Da em thơm như mùi cơm mậu dịch
Má em hồng như vỏ củ khoai lang
Mặt em trắng như sắn vừa lột vỏ
Tình em đượm như rau muống chấm tương

16. Tôi đây chiến đấu ở vùng tề
Trái bom của Mỹ nổ gần kề
Cắt phăng cái cần... tăng dân số
Xin đảng cho tôi được phép về
Học tư tưởng bác không học được
Theo gương người càng khó khăn hơn
Một con còn khó làm sao có
Cả triệu cháu con khắp cõi bờ?**

17. Nếu hết sữa, ấy thì cho bú
Hết vú này đến vú bên kia
Sữa nhiều ta phải phân chia
Hôm nay vú nọ, hôm kia vú này

18. Làm ngày nắng,
Cố gắng ngày mưa,
Không chừa chủ nhật
Sự thật...nghĩa trang

19. Lời nói đâu phải đùa chơi
Lựa lời mà nói cho lòi tiền ra
Đời ông cho chí đời cha
Mỗi lời đảng nói dân ta...xuống mồ

20. Ngày xưa dân giúp đảng
Quân- dân như cá, nước
Nay phản bội ước mơ
Quân-dân thành cá, thớt

21. Mất đất là tại...Trung Hoa
Nghèo nàn là bởi mù lòa đảng ta
Con ơi nhớ lấy lời cha
Chớ nghe lời đảng mà ra...ăn mày

22. Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Bị đảng cướp đất hóa ra ăn mày
Đeo còng số tám trên tay
Dân oan cả nước ngồi đầy nhà...pha

23. Ngày xưa đảng nói đảng hay
Nhờ đảng dân ngửa hai tay xin tiền
Nước ngoài trông thấy thật phiền
Phục hồi nhân phẩm nhận liền... đỡ cơm

24. Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to
Nước lộn tùng phèo, trộm cướp được thì dùng
Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan

25. Hoan hô công an đảng ta
Đánh giặc thì dốt, đánh ta rõ tài
Xe kia quay cổ chạy dài
Công an quăng lưới chụp hoài...không tha

36 năm đời dân có đảng cũng là 36 năm đời dân... đáng cỏ. Dân chúng đối mặt với chính quyền, và tìm mọi cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị, ca dao, hò vè. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm, thơ ca bằng Hà Nội, Sài Gòn vì đó là thủ đô hành chính (Hà Nội) và trung tâm kinh tế (Sài Gòn), mọi chuyện tồi tệ xấu xa của cung đình tràn ngập các quán cóc vỉa hè hoặc quán cà phê mỗi ngày. Tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc, mọi người, trở thành mặt bằng mới để đề ra các tiêu chuẩn sống cho một thời, một đời, vừa thấm đẫm tính cá nhân vừa thấm đẫm tính thời đại để ngấm ngầm trả thù, sả stress, để bù lại những giá trị bị đảng cộng sản vô cớ tước đoạt.

Thôi thì:
Thừa chữ làm chi chẳng viết chơi
Lang thang góp nhặt một đôi lời
Mua vui cũng được dăm ba tối
Để lại cho đời những phút giây...

Sacramento 13/12/2011
TKTT

*Phần 9 là tác giả sửa thơ của Nguyễn Quốc Việt Hùng, còn lại là của một số tác giả khuyết danh hoặc của chính tác giả.
**: Thơ Tố Hữu ca ngợi Hồ Chí Minh: người không con mà có những triệu con
.
.
.

No comments:

Post a Comment