Tuesday, November 29, 2011

THỦ TƯỜNG VIỆT NAM NÓI VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG - GÓC NHÌN QUỐC TẾ (Đài ABC)



Bay Vút
29/11/2011 - 14:38

Bay Vút có bài phỏng vấn với các chuyên gia quốc tế xung quanh tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương của nước này trong việc đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt từ năm 1974.

Bước đi táo bạo?

Bay Vút: Tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa 13 vào ngày 25/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn một số câu hỏi xung quanh vấn đề chủ quyền liên quan đến Biển Đông (biển Nam Trung Hoa). Ông Dũng tuyên bố rằng chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt từ năm 1974. Đây được xem là lời tuyên bố công khai hiếm hoi của một vị lãnh đạo Việt Nam về vấn đề này. Theo ông, lời phát biểu của Thủ tướng Dũng có phải là một bước đi táo bạo?
Edward Miller: “Với đặc điểm là nền chính trị độc đảng và là một nước xã hội chủ nghĩa, ta có thể nhận thấy Việt Nam đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng con đường thương lượng ngoại giao. Tuy nhiên, mối quan hệ vốn không được tốt đẹp cho lắm giữa hai nước liên quan đến cuộc chiến tranh Việt-Trung trước đây cùng với giao dịch thương mại ngày càng tăng giữa hai nước khiến Việt Nam phải nghĩ đến phương pháp giải quyết vấn đề một cách thực tế nhất là giữ im lặng. Các định hướng chính trị Việt Nam cơ bản phần nhiều dựa trên tính thực dụng và duy trì mối quan hệ thương mại cùng có lợi với các đối tác của họ, không phân biệt thể chế chính trị. (Sự thành công về mặt kinh tế của Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy xu hướng kinh tế tư bản ngày càng tăng)”.
“Tuy nhiên, có thể nói bất cứ hành động nào của Việt Nam trong giai đoạn này đều có thể được hiểu như là một bước đi táo bạo, cho dù họ ở vị trí nào dưới sự tác động của hai ‘gã’ khổng lồ về mặt kinh tế lẫn quân sự là Trung Quốc và Mỹ. Trong khi mối quan hệ với Trung Quốc nghiêng về đối tác thương mại thì quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được những bước tiến đáng kể gần đây và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn. Việt Nam sẽ phải chọn đứng về phía nào trong một số thời điểm nhất định nào đó. Và trong giai đoạn này, dường như Mỹ đang đưa ra những lời đề nghị ‘nặng ký’ hơn có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, Trung Quốc và Việt Nam vốn đã có mối quan hệ thương mại song phương phát triển rất mạnh mẽ (tổng giá trị đạt hơn 23 tỉ đô chỉ trong 10 tháng đầu năm 2010) và không bên nào có thể vứt bỏ điều này một cách dễ dàng”.

Andrew O’Neil: “Việt Nam lên tiếng công khai về vấn đề quần đảo Hoàng Sa là điều không đáng ngạc nhiên. Sự nghi ngờ mang tính lịch sử vốn đã tồn tại từ lâu trong mối quan hệ Việt-Trung, chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Việt Nam và sự lớn mạnh trong quan hệ chính trị-quân sự giữa Washington và Hà Nội là những yếu tố tác động đến bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bên cạnh đó là sự tái khẳng định của chính quyền Obama về vai trò của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á là ‘tấm bình phong’ cho những nước có quyền lực vừa và nhỏ như Việt Nam đứng lên phản đối những tuyên bố quả quyết về lãnh thổ của Trung Quốc”.
“Quan điểm của tôi là Việt Nam có thể nhìn thấy bối cảnh hiện nay như một cơ hội để gửi một tín hiệu mạnh mẽ nhằm cân bằng sự ảnh hưởng đang ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại Đông Nam Á và điều này không chỉ liên quan đến vấn đề vùng biển Nam Trung Hoa”.

Bay Vút: Tại sao Thủ tướng Dũng lại đưa ra lời phát biểu như vậy vào thời điểm này?

Edward Miller: “Tôi nghĩ, Thủ tướng Dũng đưa ra ý kiến vào thời điểm này mà không phải sớm hơn là vì sự kiện Tổng thống Obama tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á tại Bali vừa qua và các vấn đề chủ quyền đã được đưa lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận. Mặc dù Tổng thống Obama đứng bên lề trong các cuộc thảo luận nhưng sự hiện diện của ông giống như một tấm màn bảo vệ ngầm khiến Việt Nam cảm thấy tự tin hơn về vấn đề này. Tương tự như Philippines đã và đang nhận được sự hỗ trợ về mặt quân sự để tuần tra vùng biển Nam Trung Hoa, ý kiến của ông Dũng có thể sẽ khiến Việt Nam nhận được sự hỗ trợ quân sự tương tự như vậy”.
“Tại hội nghị Bali, các quốc gia ASEAN cam kết soạn thảo bản quy tắc ứng xử Biển Đông (mà Trung Quốc cũng đã đồng ý đàm phán). Việt Nam dường như đang tìm cách củng cố tuyên bố mạnh mẽ đối với quần đảo Hoàng Sa càng sớm càng tốt để đảm bảo rằng một khi bản quy tắc này được đưa ra, nó có thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp liên quan đến nguồn dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa”.

David Koh: “Tôi không nghĩ rằng bài phát biểu này thể hiện bất cứ điều gì khác thường ngoại trừ nó thể hiện khá rõ suy nghĩ của chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa. Có hai điểm trong bài phát biểu đáng chú ý”.
“Đầu tiên là theo quan điểm của chính phủ Việt Nam, có bốn loại tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa bao gồm cả song phương và đa phương. Điều này ngụ ý rằng cần thiết phải có sự tham gia thích hợp của các bên thứ ba như một phần của giải pháp cho các vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên, cũng có những tranh chấp mang tính chất song phương mà các bên khác không nên tham gia. Tôi nghĩ rằng đây là một tuyên bố rất công bằng và khách quan, chúng ta không nên xem đó là phát biểu của một người theo chủ nghĩa dân tộc. Những quan điểm này của chính phủ Việt Nam đã được hình thành trong vài năm gần đây. Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể được xem là lần đầu tiên các quan điểm này được đưa ra tại một sự kiện chính thức”.
“Điểm thứ hai là việc nhấn mạnh vào việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Đây là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ở điểm này thì tính chủ nghĩa dân tộc được thể hiện ít hơn so với mức cần thiết. Hòa bình được duy trì không phải chỉ dựa vào sự kiềm chế của các bên mà còn bởi một lực lượng quân sự mạnh mẽ có khả năng tham gia chiến đấu tốt. Ông Dũng cũng nên nhấn mạnh rằng các lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ sẵn sàng bảo vệ hòa bình nếu cần thiết”.

Bay Vút: Động thái này liệu có phải đánh dấu sự thay đổi về thái độ của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông?

Edward Miller: “Tôi không cho rằng hành động này nhất thiết thể hiện sự thay đổi về thái độ của Việt Nam vì các nhà sử học Việt Nam từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á lên tiếng ngày càng mạnh mẽ về chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa trong những năm qua thì lời khẳng định hiếm hoi trước công luận của Thủ tướng Dũng biểu thị một điều gì đó đáng suy nghĩ. Cả Trung Quốc cũng như Việt Nam không hoàn toàn được xem là những quốc gia chủ nghĩa xã hội (mà chính xác hơn là chủ nghĩa tư bản với nhà nước là trung tâm), tuy nhiên Việt Nam dường như đang thoát khỏi tầm ảnh hưởng ngầm của Trung Quốc. Hậu quả như thế nào thì vẫn còn phải chờ xem”.

Ảnh hưởng từ sự trở lại của Mỹ trong khu vực

Bay Vút: Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á vừa qua cho thấy Tổng thống Mỹ Obama đã đạt được những thành công nhất định. Ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường trở lại sự hiện diện của mình trong khu vực. Ông có nghĩ rằng những lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có liên quan đến vấn đề này?

Edward Miller: “Tôi có một chút nghi ngờ rằng mối quan hệ Mỹ-Việt Nam đã đưa đến lời khẳng định mạnh mẽ hơn của Thủ tướng Dũng bởi Mỹ luôn tìm cách củng cố vai trò thống trị của mình trong thương mại toàn cầu. Từ năm 2001 và 2010, thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam tăng 10 lần (15 tỉ đô Mỹ mỗi năm), và vào tháng 11/2008, Việt Nam và Mỹ tham gia vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPPA), một thỏa thuận thương mại tự do lớn hiện nay liên quan đến 10 nước. Chính quyền Obama đã sử dụng khái niệm thế kỷ ‘Châu Á-Thái Bình Dương’ để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tại chính đất nước của mình, họ cần phải phục hồi các ngành công nghiệp yếu kém để cạnh tranh với sự trỗi dậy của Trung Quốc và giao thương với những nước khác khác ngoài Trung Quốc là điều rất quan trọng. Trong khi chính phủ Mỹ thời cựu tổng thống Bush cố vùng vẫy để thoát khỏi hình ảnh chính sách ngoại giao pháo hạm thì cách tiếp cận đa phương của Obama cả về mặt kinh tế lẫn quân sự đã khiến hình ảnh trên trở nên mềm mại hơn. Tuy chính sách đa phương này tiếp tục kéo dài cho đến nay nhưng Trung Quốc không nhận được cùng một lời mời ấm áp gia nhập TPPA”.
“Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương hứa hẹn một loạt các quyền mới cho các nhà đầu tư nhưng lại có khả năng tiềm ẩn là làm suy yếu chủ quyền quốc gia. Các tập đoàn đa quốc gia đang sử dụng hiệp định để bảo đảm các điều khoản có lợi cho việc đầu tư nước ngoài của họ, sau những nỗ lực trước đó nhằm đảm bảo một thỏa thuận được WTO thông qua đã khiến các tổ chức xã hội dân sự và các quốc gia đang phát triển thất vọng. Trung Quốc không phải là quốc gia chống thương mại hay thương mại tự do (Trung Quốc là một thành viên của WTO, đã ký thỏa thuận tự do thương mại với New Zealand trong năm 2008 và hiện đang đàm phán với Australia), thế nhưng Trung Quốc rõ ràng nhận ra rằng các cuộc đàm phán TPPA vượt quá phạm vi quan hệ thương mại truyền thống”.
“Do đó, Mỹ rất chú trọng đến Trung Quốc từ các cuộc đàm phán này để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hiệp định một cách tối đa một khi các nước khác được mời tham gia. Trung Quốc có thể sẽ tham gia hiệp định trong tương lai vì sự cần thiết về mặt kinh tế nhưng tại thời điểm đó, Mỹ có thể sử dụng các thỏa thuận của hiệp định để can thiệp vào chính sách của Trung Quốc trong một vài vấn đề còn tồn đọng như việc định giá đồng Nhân dân Tệ, những quy định về sở hữu trí tuệ và sự kiểm soát nguồn vốn”.
.
.
.

No comments:

Post a Comment