Tuesday, November 29, 2011

TẠI NGA, ĐA ĐẢNG CHỈ LÀ HÌNH THỨC (Đức Tâm, RFI)



Đức Tâm   -   RFI
Thứ hai 28 Tháng Mười Một 2011

Chủ nhật tới, 04/12/2011, nước Nga tổ chức bầu cử Quốc hội và đảng Nước Nga thống nhất của thủ tuớng Vladimir Putin chắc chắn giành thắng lợi áp đảo. Trong một thể chế không chấp nhận có đối lập thực sự, đảng của ông Putin sẽ tiếp tục thống trị chính trường Nga.

Hiện nay, trong Quốc hội mãn nhiệm, đảng Nước Nga thống nhất có 315 dân biểu trong tổng số 450 ghế. Theo giới quan sát, sau cuộc bầu cử vào chủ nhật tới, đảng Nước Nga thống nhất sẽ tiếp tục chiếm đa số tuyệt đối.

Chuyên gia chính trị học Stanislav Belkovski, thuộc Học viện Chiến lược Quốc gia, có trụ sở tại Matxcơva, được AFP trích dẫn, nhận định : « Chế đđa đảng tại Nga chỉ là hình thức, điện Kremlin kiểm soát tất cả các đảng phái, không một đảng nào có thể hành động một cách độc lập được ».

Tại Hạ viện Nga, đảng Cộng sản có 57 ghế, đảng dân tộc chủ nghĩa Tự do Dân chủ có 40 dân biểu và đảng trung tả nước Nga công bằng có 38 ghế. Sự hiện diện của các đảng này có thể được coi như « cho có đủ bộ lệ ».

Hệ thống bầu cử của Nga được xây dựng để phục vụ cho đảng cầm quyền : Bầu theo tỷ lệ và ngưỡng tối thiểu để có đại diện tại Quốc hội là 7%. Đây thực sự là rào cản đối với các đảng đối lập nhỏ và có lợi cho đảng nước Nga thống nhất tại một quốc gia mà các phương tiện truyền thông chỉ là công cụ của chính quyền.

Cuộc thăm dò dư luận gần đây do viện độc lập Levada tiến hành, cho thấy 51% dân Nga nghĩ rằng bầu cử Quốc hội chỉ là một cuộc đấu đá chính trị « giả », việc phân chia ghế tại Hạ viện đã được chính quyền quyết định từ trước.
Thế nhưng, theo nhà chính trị học Iouri Korgouniouk, thuộc Hiệp hội Khoa học Thông tin vì Dân chủ - Indem, thực ra, đảng Nước Nga thống nhất không có quyền hành gì cả, chỉ là bề ngoài, ban lãnh đạo đất nước, tức Kremlin mới nắm thực quyền. Hoàn cảnh này phát sinh nhằm đáp ứng những mong đợi của một bộ phận lớn trong dân chúng Nga.

Chuyên gia này nhắc lại rằng dưới thời tổng thống Boris Eltsine (1991-1999), nước Nga trải qua một qua một thời k hỗn loạn, với sự kiện đáng chú ý nhất là cuộc phản loạn vũ trang nhắm vào trụ sở Quốc hội, năm 1993. Thể chế chính trị thực sự là đa đảng, ảnh hưởng của các nhóm đặc quyền đặc lợi « oligarques » ngày càng lớn đối với điện Kremlin.

Thế nhưng, việc ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000 và sau đó làm tổng thống trong hai nhiệm k, đến 2008, đã đánh dấu sự chuyển biến rõ nét : Điện Kremlin nắm lại quyền lực, Nhà nước giành lại quyền kiểm soát các đài truyền hình lớn, các nhóm oligarques bị loại khỏi chính trường, một số buộc phải ra nước ngoài sống lưu vong hoặc bị bỏ tù, bầu cử thống đốc các vùng bị hủy bỏ và chức vụ này do điện Kremlin bổ nhiệm, các quy định mới về bầu cử được ban hành để loại bỏ các đảng phái đối lập nhỏ.

Trong bối cảnh đó, Hạ viện Nga chỉ là một định chế ghi nhận và hợp thức hóa các quyết định của chính quyền, không có đối lập thực sự. Hồi tháng 10, trên vô tuyến truyền hình, ông Putin biện minh cho chính sách kiểm soát chặt chẽ này là vào cuối những năm 1990, nước Nga gần như đứng bên bờ vực của cuộc nội chiến.

Chuyên gia Korgouniouk nhận định là 20 năm sau khi chế độ Xô viết sụp đổ, người ta thấy rõ là « không thể gạt bỏ quá khứ một dễ dàng và nhanh chóng ».

Hồi đầu năm nay, ông Putin đã thành lập « Mặt trận bình dân », nhằm huy động sự ủng hộ của dân chúng đối với đảng Nước Nga thống nhất. Sáng kiến này làm mọi người liên tưởng đến sự hiện diện khắp nơi của đảng Cộng sản trong thời k Liên Xô cũ.
.
.
.

No comments:

Post a Comment