Sunday, November 27, 2011

BƯỚC KHIÊU VŨ BIỂN ĐÔNG (Carlyle A. Thayer/ The Wall Street Journal)



Carlyle A. Thayer/ The Wall Street Journal

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Nhược điểm của khối ASEAN buộc các thành viên phải thủ thế. Nhưng tạo vấn đề trở thành quốc tế có thể có hiệu quả.

Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali tuần trước đã chứng kiến một loạt các hoạt động nhộn nhịp về vùng Biển Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phản đối, lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh không phải là nơi để thảo luận về các vấn đề cần được giải quyết song phương giữa các quốc gia có liên quan. Cuối cùng, sau khi 16 trong số 18 nhà lãnh đạo đã nêu ra vấn đề an ninh hàng hải trong phần phát biểu của họ, chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono giải thích rằng mối đồng thuận ấy đã khiến vấn đề ấy được thực sự mang ra thảo luận.

Trong khi điều này là một dấu hiệu hy vọng, các nghi ngờ vẫn còn đó cho dù ASEAN có được sự liên kết để thương lượng được một giải pháp song phương thoả mãn cho cuộc tranh chấp với Bắc Kinh. Việc quốc tế hóa vấn đề đến một phạm vi khả hữu có thể là niềm chắc chắn nhất để áp lực Trung Quốc phải xuống giọng xuống trong quan điểm "chủ quyền không thể tranh cãi" hơn 80% vùng Biển Đông của mình.

Năm nay Trung Quốc đã tích cực khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình trong khu vực bằng cách thử thách các tàu thăm dò dầu hoạt động trong vùng biển do Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong một trường hợp trước đây, một tàu Trung Quốc đã buộc một chiếc tàu thăm dò đã buộc phải rời khỏi vùng Bãi Cỏ Rong. Còn đối với phía Việt Nam, tàu Trung Quốc đã cắt giảm các cáp thăm dò của hai tàu giám sát địa chấn.

Hiện nay Trung Quốc và các thành viên ASEAN sắp bắt đầu đàm phán về một Quy tắc ứng xử để làm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ASEAN đã thất bại trong việc thông qua một chính sách chung về vấn đề này, về cơ bản chính là phải chiụ thua phía Trung Quốc rằng vấn đề an ninh hàng hải chỉ có liên quan đến sáu bên khiếu kiện - Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - chứ không bao gồm sáu thành viên khác - vốn không phải là các bên khiếu kiện - của khối Asean.

Đây là một chiến lược sai lầm hết sức sâu sắc. An ninh hàng hải ở Đông Nam Á ảnh hưởng đến cả hai bên khiếu kiện và không khiếu kiện vì luật pháp quốc tế áp dụng ngang nhau ở mọi nơi. Đạt được một Quy tắc ứng xử như thế ở Biển Đông sẽ cho phép Trung Quốc tuỳ tiện hành động quyết đoán ở vùng biển Đông Nam Á trải dài từ Ấn Độ Dương đến phía đông vịnh Thái Lan.

Với hành động đầu hàng của ASEAN như thế, thật là ngạc nhiên khi Philippines và Việt Nam, đang bảo hiểm cho phần cược của mình như một bước khởi đầu. Cả hai đều tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm cả Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cả hai cũng đang cố gắng để duy trì mối quan hệ tốt với Bắc Kinh.

Cả hai quốc gia ASEAN này đang ve vãn Mỹ và trang bị vũ khí cho một cuộc xung đột có tiềm năng xảy ra, thực hiện các biện pháp tăng cường lực lượng quân sự của họ cho những tiếp diễn của vùng biển Nam Trung Hoa. Philippine đã sửa đổi học thuyết quốc phòng của mình bao gồm việc bảo vệ lãnh thổ và tăng kinh phí quốc phòng để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Đầu năm nay, ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đến Washington để thuyết phục rằng hiệp ước năm 1951 giữa hai nước buộc siêu cường này phải hỗ trợ cho quốc phòng của Manila.

Còn đối với Việt Nam, vài năm trước đất nước này từng công bố rằng họ sẽ mua sáu tàu ngầm quy ước hạng Kilo từ Nga. Năm nay, Việt Nam đã nhận chuyến giao hàng thứ hai của một tàu khu trục có tên lửa dẫn đạo hạng Gepard của Nga, khẩu đội tên lửa Batison chống hạm từ đất liền thứ hai của mình và các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30. Thậm chí Việt Nam đã tổ chức tập trận hải quân bắn đạn thật để báo hiệu cách giải quyết của mình sau khi sự cố bị cắt cáp.

Và còn có cả việc gia tăng các quan hệ quốc phòng với Mỹ. Năm nay Hà Nội và Washington đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng đầu tiên của họ và hai tàu hải vận quân sự của Mỹ đã thực hiện các sửa chữa nhỏ trong vịnh Cam Ranh.

Nhưng điều này không có nghĩa là Việt Nam đang từ bỏ mối quan hệ quân sự với Trung Quốc. Những nhà phân tích an ninh từng nghĩ rằng Mỹ sẽ quay trở lại căn cứ cũ của mình tại Vịnh Cam Ranh là quá vội vàng. Trong thực tế, Việt Nam đã sử dụng thành công một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ để nâng cao vị thế mặc cả với Trung Quốc. Năm nay, Việt Nam đã tiến hành tuần tra hải quân chung với hải quân Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân Việt đã thực hiện chuyến ghé cảng lần thứ hai của họ sang Trung Quốc. Bản Tuyên bố chung được công bố nhân chuyến thăm của Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc chứa đựng một đoạn dài mô tả cuộc hợp tác quốc phòng trong tương lai.

Thành phố Manila và Hà Nội đã tìm cách lấy lòng Trung Quốc về ngoại giao để làm giảm căng thẳng. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng trước khi Tổng thư ký Trọng đã đến thăm vào tháng Mười.

Nhưng chính sách này không phải chỉ là để khích động Mỹ chống lại Trung Quốc. Cả hai nước đều đang cố gắng quốc tế hóa vấn đề. Năm nay Philippine đã đi đầu bằng cách nêu vấn đề này ra với Liên hợp quốc và vận động các thành viên ASEAN hỗ trợ cho một sáng kiến nhằm minh định khu vực nào trong vùng biển Nam Trung Hoa là tranh chấp và khu vực nào không.

Ông Aquino và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng đã thực hiện những chuyến thăm riêng đến Tokyo, nơi họ tìm được sự ủng hộ của Nhật Bản. Việt Nam khéo léo cử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ấn Độ trong khi nhà lãnh đạo đảng của họ ở Bắc Kinh. Việt Nam và Ấn Độ đã công bố một thỏa thuận lớn về dầu khí, từng khiến Trung Quốc phải phản đối tức khắc.

Sau đó, việc tiếp cận với Mỹ là một phần của chiến lược quốc tế. Năm ngoái, chính Việt Nam, khi ấy là chủ tịch khối ASEAN, đã vận động Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực để đưa ra các vấn đề về Biển Đông. Vào tháng Bảy, mười một ngoại trưởng đã hợp cùng ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton để nêu lên những mối quan tâm này.

Đây không phải là vấn đề chống lại Trung Quốc, mà đúng hơn là vì hòa bình và thịnh vượng có ảnh hưởng đến tất cả ở châu Á. Tại Bali, ông Obama trình bày lại quan điểm của Mỹ mà bà Clinton đã trình bày rõ ràng hồi năm ngoái - Mỹ không đứng về phe nào, mà chỉ hỗ trợ một quá trình hòa bình, hợp tác ngoại giao dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển nói riêng. Ông cũng tái khẳng định lợi ích của Mỹ bao gồm tự do hàng hải và một nên thương mại quốc tế không bị cản trở.

Trung Quốc có thể nghiến răng tức giận, nhưng Obama đã hành động đúng và có hiệu quả. Vấn đề này là thuộc về toàn cầu và chỉ có thể buộc những quốc gia ở châu Á phải chọn đứng về một bên. Bắc Kinh, vốn lo lắng đến việc giữ thể diện trên sân khấu quốc tế, sẽ phải mềm mỏng. Điều này có thể là một cơ hội cho ASEAN để tạo áp lực khiến Trung Quốc phải giải quyết. Một giải pháp hợp tác là khả thi, nếu ASEAN sẵn sàng cho cuộc thử thách.


.
.
.

No comments:

Post a Comment