Friday, October 28, 2011

THỜI NÀO DÂN VIỆT SƯỚNG NHẤT ? (Nguyễn Hội)




Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng: “thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…“. Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân. Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề. Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986.

Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây:
- Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006
- Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
- Chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
- So sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
- Lương công nhân tính ra kg gạo
Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản.

Lương Công nhân lao động
Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%:


Lương của người lao động vào năm 2006 được tính dựa vào dữ kiên của trang báo Tuổi Trẻ. Qua bài này lương tháng công nhân là 800.000đ và lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trung bình 1.350.000đ (từ 1.200.000đ – 1.500.000đ). Công nhân làm việc 6 ngày một tuần, mỗi tháng làm việc ít nhất 25 ngày, vì thế lương ngày của công nhân là 32000 = 800.000/25 và cho công nhân có tay nghề là 54000. Giá gạo cho năm 2006 được tính theo giá trung bình từ cách tỉnh miền Tây Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long lấy từ bài trên Việt Báo.

Chỉ số giá tiêu thụ của người lao động được tính dựa trên phát triển giá cả những sản phẩm mà giới này thường dùng và dựa trên căn bản giá của năm 1962. Chỉ số giá tiêu thụ cho năm 2006 dựa trên căn bản giá năm 1962 cần nhiều dữ kiện nên rất tiếc không thể thực hiện được trong phạm vi bài viết ngắn này.

Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này.


Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt.

Mỗi ngày người lao động làm được bao nhiêu kí gạo?
Phương pháp so sánh lương người lao động giữa các thời đại tại Việt Nam hữu hiệu nhất là so sánh đồng lương tính ra bằng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phần trên chúng ta đã so sánh với những năm từ 1956 đến 1974. Để có thể so sánh với năm 2006 cụ thể và đơn giản nhất chúng ta là tính ra bằng gạo. Sự so sánh này có tính cách tương đối, bởi vì người lao động và gia đình của họ tiêu thụ những sản phẩm khác ngoài gạo hàng ngày, đồng thời giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh do cải tiến kỹ thuật trong ngành nông nghiệp:


Mặc dù báo chí trong nước cũng như một số các báo chí Tây phương khen ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam và mặc dù bỏ qua sự kiện giảm giá của sản phẩm nông nghiệp, nhưng theo bảng tính trên, người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, trước đây nửa thế kỷ, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời XHCN. Lương của người lao động trong năm 2006 tính ra được 5,1 kg gạo một ngày trong khi năm 1960 họ làm được 18,1 kg.

Thế giới mỗi ngày mỗi phát triển, đời sống con người mãi cải thiện, thăng tiến. Tại sao đời sống người dân Việt Nam mãi đi thoái lui?

01.11.2009
(để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm)
© Đàn Chim Việt
.
.


Năm 2009, cũng vào thời điểm này, tôi đã được hân hạnh cùng Quí Vị so sánh lương ngày của hai nhóm người lao động, không học nghề và có nghề chuyên môn, từ năm 1956 đến năm 1974 và năm 2006 với bài „Thời Nào Dân Việt Sướng Nhất?“. Do đa số người dân Việt là người lao động nên qua sự so sánh này chúng ta nhận thức được đời sống của đa số người dân Việt Nam trong 3 thời đại, Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà với năm 2006 đại diện cho những năm hưng thịnh nhất của XHCN Việt Nam. Kết quả chúng ta đã được như sau:

Bảng 1: lương ngày của thợ tại VN

Năm 1956, 2 năm sau khi đất nước chia đôi, người thợ không nghề mỗi ngày nhận được đồng lương tương đương với 11 kg gạo và người thợ có học nghề chuyên môn nhận được mức lương bằng 19,3 kg gạo. Chỉ 4 năm sau lương người lao động không có nghề vượt lên tới 18,1 kg gạo và người thợ chuyên môn nhận được mức lương tương đương với 25,6 kg gạo mỗi ngày. Theo dữ kiện trên đây, đại đa số người dân tại Miền Nam Việt Nam có đời sống sung túc nhất vào năm 1960 và khổ nhất vào năm 2006, vì người thợ không có nghề chỉ mua được mỗi ngày 5,1 kg gạo với đồng lương của họ trong năm 2006, chỉ bằng 28% đồng lương của đồng nghiệp trước đó 46 năm và tương đương 72% với mức lương tăng của đồng nghiệp họ trong 4 năm 1956-1960.

Một số bài báo cho rằng, viện trợ và tài chánh từ nước ngoài đổ vào miền Nam Việt Nam ồ ạt trong thời gian này dẫn đến đời sống sung túc của người dân, đặc biệt trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hoà. Chúng ta cùng tìm hiểu, có phải thực sự viện trợ và tài chánh từ nước ngoài đổ vào miền Nam trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hoà nhiều hơn những thời kỳ khác hay không?

Những dữ kiện từ năm 1956-1974 cần thiết cho mục đích nêu trên chúng ta có thể lấy từ cuốn sách „Foreign Aid, war and economic development – South Vietnam 1955-1975 “ được biên soạn bởi Douglas C. Dacy, xuất bản năm 1986 bởi Cambridge University Press. Những dữ kiện của năm 2006 được lấy từ trang mạng của Asian Development Bank www.adb.org và từ bản tường trình về kinh kế Việt Nam năm 2006 của Toà Đại Sứ Đức tại Hà Nội (Jahreswirtschaftsbericht Vietnam 2006. Dữ kiện về viện trợ và tài chánh nước ngoài nhằm hỗ trợ kinh tế cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà rất tiếc chúng tôi không tìm được nên không thể đưa ra trong bài này.

Sau đây là tổng kết viện trợ kinh tế và các nguồn tài khoản từ nước ngoài vào miền Nam (từ 1956-1974) cũng như vào Việt Nam (năm 2006) phân loại theo từng năm được lấy từ những tài liệu được nêu trên:

Bảng 2: viện trợ và tài khoản nước ngoài nhằm hỗ trợ kinh tế Việt Nam

Tổng số viện trợ kinh tế và tài chánh nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2006 được tính từ viện trợ của các nước gồm 3700 triệu USD và 4700 triệu USD do Việt kiều chuyển về chính thức qua ngân hàng, các dịch vụ. Ngoài việc chuyển tiền chính thức, Việt Kiều còn đem tiền mặt về Việt Nam, số tiền này rất khó đoán được là bao nhiêu (nhiều chuyên gia cho rằng có thể cao hơn tiền chuyển chính thức). Hai nguồn tiền trên tổng cộng là 8500 triệu, được ghi vào dòng 2006a. Ngoài hai khoản tiền trền, từ nhiều năm nay Việt Nam còn có nguồn thu nhập từ xuất cảng dầu thô, thu nhập này được 8100 triệu USD trong năm 2006. Do nguồn thu nhập này không có dưới thời Việt Nam Cộng Hoà cũng như thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nên việc tính tài khoản này vào phần viện trợ và tài khoản từ nước ngoài đưa đến sự chính xác hơn trong vấn đề so sánh giữa các thời đại với nhau. Dòng 2006 (b) tổng cộng là 16.800 triệu USD gấp 110,5 lần viện trợ và tài khoản nước ngoài vài miền Nam Viện Nam năm 1961. Bình quân mỗi người dân được 10,46 USD tài khoản giúp đỡ về kinh tế từ nước ngoài vào hai năm 1961 và 1962, trong khi đó năm 2006 số tiền này lên tới 199,67 USD.

Mặc dù dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà tài khoản giúp đỡ về kinh tế từ nước ngoài thấp nhất trong những năm được so sánh nêu trên, nhưng chính quyền thời đó đã thực hiện thành công rất nhiều dự án lớn lao làm nền tảng cho những phát triển kinh tế về sau, thí dụ như: di chuyển và định cư ổn định cho khoảng một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, tái thiết đường sắt Đông Hà – Sàigòn bị hư hại 1/3 bởi chiến tranh, xây thêm đoạn đường sắt Chiêm Sơn – An Hòa nhằm mở rộng dự án phát triển khu kỹ nghệ hóa chất và điện lực An Hòa ở Quảng Nam, xây đường xa lộ Sàigòn-Biên Hoà, tái thiết Quốc lộ 19 nối liền duyên hải Miền Trung và Cao nguyên Trung phần, thiết lập Viện và lò nguyên tử Đà Lạt, xây dựng nhà máy giấy đầu tiên Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa (thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước), thực hiện hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm, nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng ở Hà Tiên và Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm, đập thủy điện Đa Nhim năm 1961, thành lập các viện đại học Sàigòn, Huế, Đà Lạt vv…
Qua bảng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việt Nam Cộng Hoà được lấy từ trang mạng www.wikipedia.org chúng ta thấy được tổng sản phẩm trong nước (GDP) phát triển tốt trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà và giảm rất mạnh sau năm 1963 (-17% vào năm 1967):

Bảng 3: tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam Cộng Hoà (nguồn: www.wikipedia.org)

Tinh thần yêu nước chân chính và tình yêu thương đồng bào ruột thịt đã giúp chính quyền Đệ Nhất Cộng Hoà đạt được những thành tựu nêu trên. Đây không phải là tính chất dị biệt của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà mà là tính chất của các chính quyền ở các nước được phát triển về mọi mặt. Tiêu biểu trong thời đại của chúng ta là các nước Nhật, Đức, Nam Hàn, Đài Loan, Do Thái và đặc biệt là Chile, một nước nhỏ bé ở miền Nam Mỹ Châu trong thời gian qua mặc dù nhiều thiên tai nhưng vẫn vững chắc như bàn thạch. Gần đây nhất, Tổng Thống Chile đích thân đến tận hiện trường chỉ đạo công việc cứu 33 người thợ bị kẹt dưới đất vì sụp hầm mỏ… Điều kiện để có được một nước Việt Nam giầu mạnh, được thế giới cảm phục là chính quyền Việt Nam phải biết Yêu Nước và Thương Dân. Đòi hỏi một chính quyền vì Nước, vì Dân không phải là chuyện mơ hồ mà là việc rất thực tế trong thế kỷ thứ 21 ngày nay. Đòi hỏi một chính quyền vì Nước, vì Dân là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân nước Việt cho dù phải hy sinh rất nhiều. Có như thế đời sống của chúng ta và con cháu chúng ta mới được cải thiện, tươi sáng. Có như thể chúng ta mới hoàn thành trách nhiệm và giao lại cho thế hệ sau một nước Việt Nam tốt đẹp hơn khi ta nhận của thế hệ trước. Có như thế chúng ta mới không phải tủi hổ với tiền nhân khi về bên kia thế giới. Có như thế chúng ta và con cháu chúng ta mới không phải tủi hổ bị lục soát „toàn thân“ khi ra nước ngoài mà luôn được thế giới mến phục vì chúng ta „là người Việt Nam“.

31.10.2010
Tưởng Nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng các Anh Hùng, Liệt Nữ thời Đệ Nhất Cộng Hoà

Xin nhắc lại câu nói cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm:
“Bảo Duệ đừng nóng, Lữ đoàn chỉ cần bảo vệ thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long, cố gắng tránh đừng để anh em binh sĩ phải đổ máu. Đánh vào Bộ Tổng Tham Mưu sẽ đổ vỡ sự thống nhất quân đội, mất tiềm năng chống cộng. Để Tổng Thống thu xếp với các Tướng lãnh” (TT Ngô Đình Diệm chỉ thị cho TT Duệ qua Đại Úy Đỗ Thọ ngày 1/11/1963)

.
.
.

No comments:

Post a Comment