Monday, October 3, 2011

THẮNG LỢI CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TRONG VIỆC NGĂN CHẬN "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC (Bauxite Việt Nam)



Bauxite Việt Nam
3/10/2011

Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà khoa học người Việt tại hải ngoại cũng như trong nước, liên tục lên tiếng cảnh báo đến các cơ quan khoa học quốc tế uy tín với lý lẽ nghiêm túc, xác đáng, nên việc in bản đồ có hình lưỡi bò như một sự công nhận hiển nhiên lãnh hải bịa đặt của Trung Quốc, do âm mưu nham hiểm của đế quốc Trung Cộng luồn bản đồ này vào các công trình khoa học, nay đã được thừa nhận là một việc sơ suất và sẽ được tạp chí khoa học uy tín Science xem xét sửa sai trong thời gian tới. Cùng với việc cơ quan Bản đồ quốc tế uy tín bậc nhất của Hoa Kỳ xóa bỏ lời ghi chú phi lý dưới hình quần đảo Hoàng Sa trong tấm bản đồ thế giới do họ công bố, vô tình xác nhận quần đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đây lại là một thắng lợi lớn nữa của giới khoa học yêu nước chúng ta, nó cũng là bằng chứng cho thấy trí thức trong ngoài nước, bất phân chính kiến, luôn luôn sát vai nhau trong cuộc đấu tranh bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Tổ quốc Việt Nam. Chỉ những kẻ khăng khăng bám riết lấy cái ghế lợi quyền ích kỷ của phe nhóm mình, bên nào cũng vậy, mới nặn ra đủ những chuyện “ý thức hệ”, “diễn biến” này khác, nhằm phá hoại công cuộc giao lưu hòa hợp dân tộc, một xu thế lịch sử rõ ràng ngày càng không thể cưỡng.

Để bạn đọc chia sẻ thông tin và đóng góp phần mình, dưới đây, ngoài bài viết của TS Lê Văn Út, BVN xin đăng nguyên lá thư phản đối của nhóm Nguyễn Hùng ở Úc châu gửi đến Ban Biên tập của 100 cơ quan thông tấn, báo chí về chuyện đường lưỡi bò kèm bản dịch ra tiếng Việt của Anh Hoàng, “Lời lưu ý” của tạp chí Science kèm bản dịch của nhóm Nguyễn Hùng, và một danh mục 100 địa chỉ các tạp chí khoa học trên thế giới mà lá thư của Nhóm Nguyễn Hùng đã gửi tới, cùng với một danh sách 81 người ký tên vào lá thư đó.

Tưởng nên lưu ý bạn đọc rằng trong danh sách đó có một nhân vật đặc biệt, một người bạn lớn của Việt Nam: nhà vật lý hàng đầu quốc tế, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp – Giáo sư Pièrre Darriulat.
Bauxite Việt Nam
-------------------------------

TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
October 2, 2011 at 12:45 am

Sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt về đường lưỡi bò phi pháp mà tác giả TQ đã sử dụng trong bài báo đăng các tạp chí quốc tế, cuối cùng thì tạp chí Science, một tạp chí hàng đầu trên thế giới có chỉ số trích dẫn (Impact factor) thuộc hàng cao nhất, đã phải ra một thông báo như sau:

(đường dẫn: http://www.sciencemag.org/content/333/6051/1824.2.full, hay có thể xem trực tiếp file Science-2011–1824 luoi bo nếu không có bản quyền truy cập).
Cụ thể, từ kinh nghiệm bài báo [X. Peng, Science 333, 581 (2011)] có dính đường lưỡi bò phi pháp, nay tạp chí Science khẳng định “Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes”.
Tạm dịch: “Tạp chí Science không có vai trò gì về các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ (đăng trong bài báo đã nêu – UVL). Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo có liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không ủng hộ hay không có vai trò gì trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.
Như vậy sắp tới TQ sẽ không còn cơ hội nào lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về cái đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bởi lẽ, một khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học).
Đây là một thắng lợi to lớn của học giả Việt trong việc bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.
L.V.U. (ĐHOulu, Phần Lan)
P/S: Xin chân thành cảm ơn những học giả Việt đã lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian qua.


2. Lá thư phản đối của các nhà khoa học người Việt gửi đến tạp chí Science

September 27, 2011
Dear Sir:
RE: Chinese maps incorrectly claiming most of the South China Seaas her territorial waters.

We are a group of academics and professionals from Vietnamor of Vietnamese heritage who live in various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Journal of Geographical Sciences (August 2010), Nature (September 2010), Science (July 2011), Waste Management (August 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering (August 2011), to name just a few.

The legerdemain involves the depiction of disputed waters and islands in the South China Sea as belonging toChinain maps illustrating their articles in tandem with the deletion of the claims of neighboring countries, namelyVietnam,Malaysia,Brunei,Indonesia, and thePhilippines. This is part of a concerted effort byChinato “authenticate” her territorial claims.
Please review the maps below to see how the sleight of hand is performed.

Figure 2 . Geological locations of the eight pilot cities in China

Figure B :  Doctored map of China: Countries of Southeast Asia excluded and SouthChina Seaincluded in a
11-dashed zone, aka the “cow tongue”

In the past few years, Chinahas arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole South China Seaas her “historical waters.” This area of about 3,500,000km2, also referred to as the East Sea by Vietnam, encircles the Paracel and Spratly archipelagos and has been a subject of a territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China. It is noted thatChina wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago fromVietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988.
China’s territorial claims to the hand-drawn, U-shaped, 11-dashed line zone in the doctored map (figure A) that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify their authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), whichChinaratified in 1982. The UNCLOS 200-mile Exclusive Economic Zone boundary lines of theEastSea are shown as blue dotted lines in figure B.
Inserting doctored maps of China that cover virtually the whole South China Seain articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. Chinais hoping that over time the frequent appearances of such maps in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.
In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this unacceptable ploy.
Yours sincerely,
On behalf of signatories
Hung Nguyen, Sydney Australia

Bản dịch:
Ngày 27 tháng 9 năm 2011
Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung Quốc, giành hầu như toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh hài của nước này.
Kính thưa ông,
Chúng tôi là một số nhà khoa bảng và chuyên viên ở Việt Namhay gốc Việt đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh báo với nhà xuất bản về trò bịp về bản đồ được những nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc sử dụng trong các bài báo gửi công bố trên các tạp chí có độc giả đông đảo trên khắp thế giới, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.
Trò bịp trên liên quan đến việc miêu tả trong các bản đồ minh hoạ cho bài báo của họ những vùng biển và đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là thuộc Trung Quốc song song với việc loại bỏ tuyên bố chủ quyền của những quốc gia láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines. Đây là một phần của một nỗ lực đầy tính toán của Trung Quốc để “hợp thức hóa” những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ.
Xin xem những bản đồ dưới đây để thấy cái trò lộn sòng này được thực hiện ra sao.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã áp đặt và đơn phương tuyên bố hầu như toàn bộ vùng Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 3.500.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc. Xin lưu ý rằng Trung Quốc đã cướp giật quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía Tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988.
Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được các nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc này được tuồn vào bản đồ nguỵ tạo vẽ tay có hình chữ U với 11 vạch, in trong bài báo của họ, không có chút dữ liệu khoa học hay thông tin địa lý nào để chứng thực cả. Họ cũng bất chấp cơ sở luật pháp được quốc tế thừa nhận, đưa ra trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc đã phê chuẩn. Ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS được thể hiện bằng đường chấm chấm màu xanh trong hình B.
Các bản đồ nguỵ tạo lãnh thổ Trung Quốc bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông trong các bài báo phát xuất từ các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những thủ đoạn của nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện những bản đồ như thế trên các tạp chí nổi tiếng mà không bị Ban Biên tập và độc giả phê phán, sẽ giúp họ xác lập sự thừa nhận de facto [trên thực tế] tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng đất và biển đang tranh chấp.
Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi trân trọng đề nghị ông cảnh giác và không để cho tập san có uy tín của ông bị sử dụng cho thủ đoạn không thể chấp nhận được này.
Trân trọng,
Thay mặt những nguời ký tên
Hung Nguyen, Sydney Australia

DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO THƯ CẢNH BÁO

DANH SÁCH CÁC ĐỊA CHỈ GỬI THƯ CẢNH BÁO

3. Editor’s Note

IN THE REVIEW “CHINA’S DEMOGRAPHIC history and future challenges” in the 29 July special section on Population (1), Fig. 1 showed a map of the South China Sea. We have become aware that some readers are interpreting the publication of this map as a statement by Science on the maritime borders marked in the image. This is not the case.
Science’s policy, found on the masthead page of each issue, states that “all articles published in Science — including editorials, news and comment, and book reviews — are signed and refl ect the individual views of the authors and not official points of view adopted by AAAS or the institutions with which the authors are affiliated”.
Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial / jurisdictional disputes.
MONICA BRADFORD
Executive Editor
1. X. Peng, Science 333, 581 (2011)

Bản dịch:
Lời lưu ý của Ban Biên tập Science
Trong bài khảo cứu “Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai” trong số xuất bản ngày 29 tháng 7 chuyên về đề tài dân số (1), bức hình số 1 trình bày một bản đồ của vùng Biển Đông. Chúng tôi được biết một số bạn đọc cho rằng việc cho phổ biến bản đồ này là sự thừa nhận của Science về đường biên giới lãnh hải vẽ trong bức hình này. Thật ra không đúng như vậy.
Chủ trương của Science, được tìm thấy tại trang đầu đề của mỗi số tạp chí, tuyên bố rằng “tất cả những bài viết được phổ biến trong tạp chí Science – bao gồm lời bàn của Ban biên tập, tin tức và bài bình luận, và những mục điểm sách – được ký và thể hiện quan điểm của cá nhân người viết và không phải là quan điểm chính thức của AAAS [Hiệp hội vì Phát triển khoa học Mỹ] hay là của các cơ quan mà các tác giả là thành viên”.
Science không có quyền hạn trong việc phán xét về vùng biển đang có tranh chấp bao gồm trong bản đồ này. Science không có vai trò gì về các tuyên bố quyền tài phán trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ đã nêu. Chúng tôi đang xem xét lại quy trình chấp nhận các bản đồ [kèm trong các bài viết] để bảo đảm trong tương lai Science không có vẻ tán thành hay có vai trò gì đối với những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ hay tài phán.
MONICA BRADFORD
Tổng Biên tập
1. X. Peng, Science 333, 581 (2011)

Các tác giả lá thư gửi tạp chí Science gửi trực tiếp cho BVN.

.
.
.

No comments:

Post a Comment