Thursday, October 27, 2011

ĐẤT NƯỚC CÓ CÒN CHỦ QUYỀN KHÔNG ? (Phạm Trần)



Posted on

âm chuyến đi thăm Trung Cộng sau 5 ngày (từ 11 đến 15 tháng 10-2011) của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng không đem lại chút tin vui nào cho Việt Nam, ngoại trừ những người đã quên đi quyền lợi của dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ tiên để lại.

Hai trong số những phản ứng tiêu biểu và thuyết phục nhất đến từ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh (1974-1989) và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất .

Tướng Vĩnh phê bình Văn kiện được gọi là “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung“Tuyên bố chung “chứa đựng nhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốc và có chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

Ông viết : “ Vẫn lại phương châm 16 chữ tinh thần 4 tốt, nhưng khi lập lại quan hệ bình thường, Trung Quốc có thực hiện đâu!

Nào đâm chìm tàu cá, bắt, bắn ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, tịch thu tài sản, ngư cụ, đòi tiền chuộc, cấm, đuổi ngư dân ta đánh cá trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, gần đây Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dọa đánh Việt Nam (và Philippines), phát ngôn: giết những con gà để dọa bầy khỉ”… Thế mà là hữu nghị và 4 tốt à? Thật là giả dối một cách trắng trợn. (Bauxite Việt Nam, 26-10-011)

16 chữ mà Báo chí Việt Nam tự gọi là chữ vàng do phía Trung Cộng đặt ra để cho Việt Nam nói theo nguyên văn : “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt .

Trong Tuyên bố chung phổ biến ngày 16-10 (2011), hai nước viết : “ Hai bên nhấn mạnh tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, hợp tác với nhau là kinh nghiệm quan trọng cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh; khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Tướng Vĩnh phê bình : “Khẳng định tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nướctruyền mãi cho các thế hệ mai sau (!). Cướp đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đánh Việt Nam năm 1979 giết hại nhân dân, tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam, bắn giết bộ đội đồn trú Việt Nam, chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, Hà Giang và bao nhiêu hành động ngang ngược gây hấn ở biển Đông như nói trên... đâu phải là tình hữu nghị và tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam. “…Truyền mãi cho các thế hệ mai sau là điều không thể có trên thực tế.

Trong lĩnh vực tuyên truyền và vận động quần chúng, hai Chính phủ cũng đồng ý : “ Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, như Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, đẩy mạnh tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung, tăng cường định hướng dư luận và quản lý báo chí, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ.

Về điểm này, Cựu Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh chê trách : “ Trong tuyên bố nêu Tăng cường định hướng dư luận, quản lý báo chí”. Có nghĩa là Việt Nam phải bịt miệng báo chí, bưng bít thông tin, không được đđộng đến Trung Quốc, phải nói dối công chúng, cấm đoán, đe nẹt người nói lên sự thật, đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc dù Trung Quốc gây hấn. Thử hỏi Việt Nam lợi hay hại, được hay mất trên cái chủ trương “định hướng này?

Hòan Cầu Thời Báo Hỗn Xược

Nghi vấn của ông Vĩnh đã được tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Cộng trả lời trong một Bài Bình luận “Don't take peaceful approach for granted”đăng ngày 25/10/011.

Bài báo có nội dung cảnh giác tình hình Biển Đông và thái độ bất thân thiện với Trung Cộng của một số quốc gia trong vùng, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân.

Bài bình luận viết (tạm dịch): “ Trung Quốc đã phải đối phó với sự gia tăng cường độ tranh chấp biển và đường đầu với lập trường cứng rắn của các quốc gia liên quan. Những sự kiện này đã phát sinh ra phản ứng quyết liệt trong nội bộ Trung Quốc, đòi hỏi Chính phủ phải hành động.

(China has been increasingly confronted with sea disputes and challenged by tough stances from the countries involved. These events have been promoting hawkish responses within China, asking the government to take action.)

“Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ muốn tránh giải quyết những tranh chấp biển bằng biện pháp quân sự. Hòa bình là cốt lõi cho việc phát triển kinh tế của Trung Quốc, nhưng một số nước láng giềng đã lợi dụng lập trường ngoại giao ôn hòa của Trung Quốc coi đó là một cơ hội bằng vàng để bành trướng tham vọng trong vùng.

(China has emphasized its reluctance in solving disputes at sea via military means on many occasions. Peace is vital for its own economic development. But some of China's neighboring countries have been exploiting China's mild diplomatic stance, making it their golden opportunity to expand their regional interests.)

“Những gì xẩy ra ở Biển Nam Trung Quốc (Việt Nam gọi là Biển Đông) là một tỷ dụ điển hình. Những nước như Phi Luật Tân và Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang bị nhiều áp lực. Họ nghĩ đây là cơ hội tốt cho họ chớp lấy thời cơ đép buộc Trung quốc từ bỏ quyền lợi của mình.

(What has recently happened in the South China Sea is a good example. Countries like the Philippines and Vietnam believe China has been under various pressure. They think it is a good time for them to take advantage of this and force China to give away its interests.)

“Tham vọng của họ là hão huyền và ít khi thấy những nước nhỏ đã sử dụng chiến lược cơ hội đối với các nước lớn. Phản ứng mạnh sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc, nhưng nếu những hệ lụy và nhức nhối mà những nước này mang đến vượt quá sức chịu đựng của Trung Quốc thì chúng ta phải thay đổi chính sách và chiến lược, và rồi một cuộc phản công rất có thể sẽ phải xẩy ra.

(Their inspiration is illogical and it is rare to see small countries using "opportunistic strategy" on bigger countries. Hard-line response will cause trouble for China, but if the problems and "pains" these countries bring exceed the risk China has to endure to change its policies and strategies, then a "counter-attack" is likely.)

“Cuộc tranh chấp biển mà một số nước đã tạo ra không những chỉ đe dọa quyền lợi lâu dài đối với chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, nhưng còn thách thức sự thống nhất lập trường chính trị của Trung quốc về vấn đề này. Gia tăng những đòi hỏi Chính phủ phải tấn công trả đũa rồi sẽ thành hình qua áp lực của dư luận.”

(The sea disputes that some countries have created not only threaten China's long-term interests over the sovereignty of its sea borders, but also challenge the unity of China's politics on the issue. Growing voices urging the government to "strike back" will eventually form through influence.)

“Hiện nay, dòng dư luận chính thống ở Trung Quốc là trước tiên hãy đi theo các ngõ ngách thương thảo với các quốc gia để giải quyết những tranh chấp biển. Nhưng nếu tình hình trở thành tồi tệ thì hành động quân sự là cần thiết.

(Currently, China's mainstream understanding is that it should first go through the general channels of negotiating with other countries to solve sea disputes. But if a situation turns ugly, some military action is necessary.)

“Cách suy nghĩ này của quần chúng sẽ ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao trong tương lai của Trung Quốc. Các nước đang tranh chấp biển với Trung Quốc có thể đã không nhận ra hiện tượng này để suy luận về Trung Quốc với cái nghĩa thông thường . Biển Nam Trung Quốc (Biển đông) cũng như các vùng biển đặc thù khác, sẽ có nguy cơ xẩy ra các quộc đụng độ nghiêm trọng.

(This public sentiment will influence China's future foreign policy. Countries currently in sea disputes with China may have failed to spot this tendency, as they still perceive China through conventional wisdom. Thus, the South China Sea, as well as other sensitive sea areas, will have a higher risk of serious clashes. )

Bài bình luận gay gắt tiếp rằng : “ Nếu các nước này không muốn thay đổi thái độ với Trung Quốc thì họ hãy chuẩn bị để nghe tiếng vang của đạn đại bác. Chúng ta hãy sẵn sàng cho hành động này, vì đây có thể là cách duy nhất để giải quyết các tranh chấp biển.

(If these countries don't want to change their ways with China, they will need to prepare for the sounds of cannons. We need to be ready for that, as it may be the only way for the disputes in the sea to be resolved.)

Cuối cùng, một lần nữa Bài báo lập lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh kêu gọi các bên gác lại tranh chấp để cùng khai thác có lợi : Xung đột và tranh chấp về chủ quyền biển ở Đông Á và Nam Á rất phức tạp. Chưa thấy có cách nào để giải quyết những vấn đề này một cách hòa bình. Mặc dù Trung Quốc đã đề nghị một chiến lược kêu gọi các nước trong khu vực hãy gác lại những khác biệt để cùng nhau hợp tác và chia sẻ phúc lợi với nhau, nhưng chỉ có vài nước đáp ứng.

(Conflicts and disputes over the sovereignty of the seas in East Asia and South Asia are complicated. No known method exists to solve these issues in a peaceful way. Although China has proposed a strategy that calls for countries in the region to put away differences and work on shared interests, few have responded.)

“Thực tế cho thấy là mỗi nước trong khu vực tin rằng họ làm những gì họ có đép Trung Quốc phải đầu hang. Trung Quốc tiếp tục bình tĩnh, nhưng đây lại lối hành sử rất đơn độc. Trung quốc phải tự mình thay đổi cho thích ứng với tình hình này.

(The reality is that each country in the region believes it has what it takes to force China to bow down. China wants to remain calm but it is a lonely role to play. China will have to adjust itself for this reality.)

HỢP TÁC CÙNG KHÁC THÁC LÀ GÌ ?

Hai điểm quan trọng trong những Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển mà hai nước Việt-Trung đã đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng nói đến hợp tác ghi trong 2 điều 4 và 5 như sau:

4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5)”Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chỉ trích : “ Điểm 4 ghi tích cực nghiên cứu, bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển (khai thác).... Không thể hợp tác cùng khai thác” theo kiểu người lãnh đạo Trung Quốc thường nói trước đây: chủ quyền về ta, gác tranh chấp cùng khai thác. Tài nguyên dầu khí ở biển Đông vốn nằm trong thềm lục địa, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Công ty các nước dù là Anh, Mỹ, Canada, Ấn Độ muốn hợp tác thăm dò khai thác với việt Nam đều phải ký hợp đồng với công ty Việt Nam. Trung quốc cũng vậy. Muốn hợp tác khai thác cũng phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, ký hợp đồng như các nước khác.

Theo Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu quan hệ Việt Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam Trung Quốc thì câu nói nguyên văn của Đặng Tiểu Bình, Lãnh đạo Trung Quốc hồi thập niên 90 là : Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác.

Như vậy, một khi Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý để cho Tầu nhẩy vào ao nhà của mình ở Biển đông để khai thác dầu khí, khóang sản thì có khác nào đã mở cửa cho cướp vào nhà ?

HÒA THƯỢNG QỦANG Đ

Do đó vào ngày 21-10-011, đại lão Hòa thượng Qủang Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không do Nhà nước qủan lý đã viết thư chất vấn Nguyễn Phú Trọng:”Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chúng tôi yêu cầu ông Tổng Bí thư minh bạch hóa cho nhân dân được biết chuyến đi thương thảo với Bắc Kinh vừa qua trên phương diện chủ quyền dân tộc. Ông Tổng Bí thư đã giữ đất, giữ biển nước Việt như thế nào ? Nói rõ, là vận mệnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào ? đường Lưỡi bò chín đoạn có là cây chổi của Bắc Kinh đang quét hết nước Biển Đông, hơn hai triệu cây số vuông, lùa vào bốn biển của Trung quốc ? Số phận ngư dân Việt Nam sẽ được bảo vệ như thế nào ?

Ngài Quảng Độ còn đòi hỏi : “Nhân dân cần biết và đòi hỏi ông Tổng Bí thư minh bạch hóa, là vì không hề thấy chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN được thể hiện qua đường lối ngoại giao và pháp lý quốc tế để bảo vệ chủ quyền dân tộc trên đất, trên biển. Ví dụ như :

- Chưa hề nghe Đảng và Nhà nước đưa sự vụ trầm trọng Việt Nam mất biển mất đảo ra LHQ chiếu theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

- Chưa hề nghe Đảng và Nhà nước tuyên bố hay kêu gọi sự đối thoại đa phương để giải quyết vấn đề Biển Đông, trái lại Thỏa thuận Bắc Kinh lấy tiền đề thương thảo song phương làm chủ yếu. Tranh chấp Biển Đông gồm các nước quanh vùng Địa Trung hải Á châu, là các quốc gia Brunei, Đài Loan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Trung quốc, Việt Nam, thì không thể nào thương thảo song phương mà thành tựu.

- Chưa hề nghe Việt Nam có nỗ lực kết hợp với các nước ASEAN làm đối trọng xâm lăng của Trung quốc.

Trong khi đó giải quyết vấn đề lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, Trung quốc kế thừa sách lược bành trướng Đại Hán của ông Đặng Tiểu Bình là Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác Biển Đông. Tức lấy việc gom tóm toàn bộ Biển Đông làm chủ quyền Trung quốc như một thực tại không ai được phản đối, Việt Nam chỉ được quyền gác tranh chấp, cùng khai thác mà thôi.

Nhà lãnh đạo Phật giáo 88 tuổi kết luận: “Trước mưu đồ và tham vọng bành trướng nước lớn của Trung quốc, Đảng và Nhà nước CHXHCNVN làm gì ? Có kế sách gì để giữ Nước ?

Đảng và Nhà nước CHXHCNVN không thể thở mãi bằng lỗ mũi Trung quốc. Muốn thế, Đảng và Nhà nước cần chuyển hóa ôn hòa sang chế độ dân chủ đa nguyên đđất nước có thể thở bằng lỗ mũi của gần 90 triệu dân Việt.

Nhưng trước tiên, xin ông Tổng Bí thư và Nhà nước CHXHCNVN hãy minh bạch hóa các thỏa thuận với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền dân tộc để toàn dân, trong có Giáo hội chúng tôi, được rõ mà lo liệu.

Quan điểm của Ngài Quảng Độ và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã lật tẩy những thất bại trong chuyến đi Tầu của Nguyễn Phú Trọng, nhưng quan trọng hơn là những lời đe dọa xâm lăng của tờ Hòan cầu Thời báo đã phản ảnh chính sách hai mặt thực dân của Chính quyền Trung quốc đối với Việt Nam.

Vậy mà lạ thay, Chính quyền Việt Nam không dám hé răng phản bác và trên 700 tờ báo của đảng cũng ngậm miệng như hến thì đất nước có còn chủ quyền không ?

Đã vậy, khi dân xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược thì Nhà nước lại rat tay đàn áp, bắt giam và cấm cản thì chính quyền này là của dân hay của Tầu Bắc Kinh ?

(10/011)


gửi Dân Làm Báo

.
.
.

No comments:

Post a Comment