Saturday, September 24, 2011

KHI CÁN BỘ ĂN (Trần Khải)



09/21/2011

Nơi đây chúng ta không nói chuyện cán bộ ăn hối lộ, hay chuyện quan chức tham nhũng. Nói “ăn” là nói hành động đơn giản, ăn để giữ sức khỏe. Trên nguyên tắc rằng cán bộ là đầy tớ của nhân dân, nhưng thực tế vẫn khác hẳn.
Thí dụ, bạn vẫn còn nhớ những tấm hình cho thấy vườn rau trên lầu 4 trên nóc nhà của ông Lê Khả Phiêu, khi về hưu xong vẫn có vường “rau sinh thái” với ống dẫn nước  tưới lên lầu cao trong khu nhà gần Bộ Quốc Phòng VN ở Hà Nội. Văn minh là thế, bất kể dân mình ăn uống gì, quan chức tự lo cho quan là quan an tâm.

Hôm nay chúng ta bàn về chuyện quan chức Trung Quốc ăn. Báo Los Angeles Times trong số ngày 17-9-2011 có bài viết nhan đề “Tại TQ, những gì bạn ăn cho biết bạn là ai” của phóng viên Barbara Demick từ Bắc Kinh gửi về.
Bản tin cho biết ở đất nước TQ đầy chuyện thực phẩm nhiễm độc, sản phẩm hữu cơ (organic: không dùng hóa chất, kể cả phân hóa học; dân Việt Nam mình còn gọi là “sinh thái”) hầu hết để giành cho dân nhà giàu và cán bộ quyền lực. Các cán bộ TQ có nguồn cung cấp độc quyền, mà các nguồn này không hề quảng cáo ầm ĩ.

Bài báo khởi sự bằng chuyện kể về một vườn rau với hàng rào vây quanh cao 6 feet (1.83 mét), nghĩa là cao hơn đầu người, với lính gác nơi cổng, và cổng này chỉ mở ra cho các xe công tác.

Cụ Li Xiuqin, 68 tuổi, một cư dân trọn đời ở ngôi làng Shunyi này, người sống nhìn từ bên kia đường qua vườn rau nhưng chưa bao giờ được phép vào bên trong, nói, “Nông trại rau này chỉ giành cho cán bộ thôi. Họ trồng rau sinh thái, tiêu, hành, đậu, cải... nhưng không bán ra cho dân. Người thường không hề được vào nông trại này.”

Cho tới tháng 5-2011 người ta mới thấy một biển hiệu bên trong cổng ghi rằng trang trại rau này là của Trại Rau Đặc Biệt Chính Quyền Bắc Kinh (Beijing Customs Administration Vegetable Base). Nhưng rồi tấm biển này gỡ đi, sau khi một phóng viên TQ lẻn vào bên trong và viết một bản tin về vườn sau sinh thái này sạch tới nỗi các quả dưa leo có thể ăn trực tiếp ngay khi hái trên giàn.

Nếu là ở nước khác, rau sạch như thế là ầm ĩ quảng cáo khắp báo chí, TV rồi. Nhưng ở TQ thì không, mọi cơ quan truyền thông im lặng như tờ, bởi vì nông sản sạch nhất, an toàn nhất là để riêng cho đại gia và cán bộ.

Nhiều công ty thực phẩm tốt nhất TQ không quảng cáo gì. Họ không muốn dân chúng biết rằng họ trồng riêng cho cán bộ Đảng CSTQ, cung cấp cho các nhà hàng giành cho các lực sĩ thượng thẳng. các nhà ngoại giao quốc tế và giới cầm quyền.
Trong khi đó, dân phaỉ ăn ngaỳ càng kém phẩm chất, và nguy hại cho sức khỏe – thí dụ, thịt có chất tăng trọng steroid, cá từ hồ có pha chất hormones để chóng lớn, sữa có phụ gia nguy hiểm như melamine...

Gao Zhiyong, người từng làm việc trong một công ty thực phẩm quốc doanh và đã viết 1 cuốn sách về đề tài này, nói, “Cán bộ không bận tâm chuyện dân chúng ăn gì, bởi vì họ và gia đình có thực phẩm sinh thái trồng riêng cho họ.”

Gao nói, “Các quan chức muốn bảo đảm là họ có đủ thức ăn riêng, và rằng không ai làm nhiễm độc thực phẩm của họ.”

Thời thập niên 1960s, các cố vấn Xô Viết giúp chính phủ TQ thiết lập một bộ thu mua lương thực với kiểm soát an toàn để cung cấp và kiểm tra thực phẩm cho lãnh đạo, theo một cuốn sách viết về cuộc đời Mao Trạch Đông viết bởi bác sĩ riêng của họ Mao. Các cấp thấp hơn trong hàng ngũ cán bộ được chia làm 25 cấp, và mỗi cấp có quy chế ăn riêng về số lượng và chất lượng.

Trong nước TQ hiện nay, với môi trường ô nhiễm hơn và với số lượng thực phẩm lành mạnh ít oi, do vậy có hệ thống cung cấp thực phẩm đặc chế cho cán bộ.

Tại thủ đô Bắc Kinh, các trại rau đặc biệt nằm gần phi trường, gần nhà những ngoại kiều giàu có, và gần nhiều trường quốc tế, và về hướng tây bắc của Bắc Kinh, vượt qua trung tâm thành phố chen chúc xe cộ đầy khói ô nhiễm.

Trên các chân đồi phía tây Bắc Kinh, trại rau Jushan lúc đầu là trồng riêng cho bếp của họ Mao, cung cấp cho các hội nghị quốc gia. Một công ty quốc doanh có tên là Đệ Nhị Phòng Thương Mại Bắc Kinh nói trên trang web rằng nơi này “cung cấp cho các quốc tiệc và hội nghị quốc gia, nơi trở thành chiếc nôi thực phẩm an toàn ở Bắc Kinh.”
Còn Hội Đồng Quốc Gia, cơ quan hành pháp cao nhất TQ, có nguồn cung cấp thực phẩm đặc sản riêng, kể cả những thực phẩm đã chế biến như hột vịt muối.

Một phát ngôn nhân của Weishanhu Lotus Foods, ở tỉnh Shandong, nói, “Chúng tôi cung cấp thực phẩm cho các quan trong gần 20 năm. Sản phẩm chúng tôi không bán ở các siêu thị bình thường, vì số lượng sản xuất không nhiều.”

Bạn hãy hình dung thế này: các quan chức TQ được cung cấp nông sản từ nông trại riêng, trong khi quan chức VN ở cấp cao nhất tự cung cấp rau sinh thái riêng, như trường hợp ông Lê Khả Phiêu. Có phải vì các quan chức VN không tin vào ngay cả nguồn rau sinh thái, bởi vì sợ đầu độc nhau để tranh quyền? Như thế, tại nhà riêng của các lãnh đạo cao nhất VN đều có trại rau riêng? Nếu thế, còn sang hơn cả TQ, vì các trại rau sinh thái tại VN sẽ chỉ giành riêng cho cán bộ trung cấp trở xuống?

Vậy rồi toàn dân VN, những “người chủ” của đất nước, phải ăn những gì?
.
.
.

No comments:

Post a Comment