Wednesday, August 31, 2011

ĐÃ TỚI LÚC PHẢI GIẢI QUYẾT BỌN BĂNG ĐẢNG KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC (Ted Poe)




Dân biểu Ted Poe - The Washington Times, 8.23.2011

Dịch thuật: Thu Huyền - NTHF, 27.8.2011


Nếu có một lúc nào đó cần phải nghiêm chỉnh với Trung quốc, thì lúc này chính là thời điểm đó. Tin tức gần đây về các cửa hàng nhái lại sản phẩm của Apple và Ikea hầu như quá vô lý để tin là sự thật. Nhưng ở Trung quốc, những luật lệ chống hàng giả này không được áp dụng. Nhãn hiệu và sáng kiến chẳng được xem ra gì cả. Tài sản trí tuệ là đồ chơi miễn phí. Mọi thứ được xem là của chùa, và nếu tôi là một anh chàng ham mê đỏ đen, tôi cá là chính phủ nước này hưởng lợi không đẹp không ăn tiền từ cái trò đó mà ra. Nhưng đó mới là chủ nghĩa cộng sản, đúng không? Nó là một hệ thống, mà ở nơi chốn ấy sáng kiến của bạn là sáng kiến của tôi, thành công của bạn là thành công của tôi.

Khi tình trạng thiếu hụt ngân sách của chúng ta lên cao và Hoa Kỳ tiếp tục vay nợ, vay nợ, vay nợ – khoảng 43 cents cho mỗi đô la – chúng ta không ở thế thượng phong trong trận chiến này. Trung quốc tiếp tục sở hữu chứng khoán của chúng ta và nhờ vào sự thao túng tiền tệ mạnh mẽ của họ mà đồng đô la của chúng ta phải tiếp tục vật lộn trên thị trường thế giới. Nước Mỹ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 80, nhưng sự cạnh tranh đó khác xa với hiện tại. Trung quốc đại diện cho 1/5 dân số thế giới (còn Nhật thì dưới 2%). Trung quốc có thể chiếm lĩnh thị trường và thoát được trừng phạt về tội trộm cắp qúa đáng hàng hóa và sáng kiến của Hoa Kỳ chỉ vì dân đông, sự giàu có, và sức mạnh của họ. Nhưng tại sao chúng ta phải dung thứ cho tên đại sơn tặc bất nhân này?

Bắc Kinh dính líu tới (hoặc ít nhất là thu lợi từ) các mạng lưới những tên côn đồ phạm tội. Gần đây, Trung quốc thừa nhận đã điều hành tổ chức “ Đạo quân Xanh trên Mạng” (Online Blue Army) Nói có vẻ chính xác là: một đơn vị tin tặc của quân đội hoạt động mang tính cách tấn công theo chỉ thì từ Bắc Kinh. Hoa Kỳ có nạn nhân từng bị các tin tặc Bắc Kinh đánh gục ít nhất là vài lần trong vài năm gần đây. Vào tháng 10 năm 2006, trang web của Văn phòng bộ Thương mại và Công nghiệp (BIS) đã bị chặn hơn một tháng sau khi bị tin tặc tấn công liên tục từ những servers của Trung quốc. Đây không hẳn là một mục tiêu ngẫu nhiên. Không, BIS chịu trách nhiệm về việc xuất cảng các ứng dụng thương mại và quân sự. Hệ thống internet của Bộ ngoại giao ở Washington và hải ngoại bị gián đoạn là nhờ những tin tặc Trung quốc. Thật khó chấp nhận được rằng chúng ta vẫn chưa buộc Trung cộng chịu trách nhiệm về những cuộc tuyên chiến với Hoa Kỳ trên không gian mạng.

Dường như xâm nhập vào các mạng lưới an ninh của chính phủ chưa đủ, mạng lưới tội phạm của Trung quốc cũng khai thác yếu điểm tài chính của chúng ta bằng việc tung các dược phẩm độc hại ra thị trường, chế tạo những sản phẩm hư hại và trấn lột người tiêu dùng từ trái sang phải. Kể từ khi tôi gia nhập tiểu ban của Ủy ban Tư pháp Hạ Viện về tài sản trí tuệ vào tháng Giêng, tôi đã từng nghe thấy hàng chục doanh nghiệp Hoa Kỳ đã chịu đựng những thiệt hại đáng kể từ hàng nhái của Trung quốc.

Lấy ví dụ, công ty Farouk System có trụ sở ở Houston sản suất dụng cụ, nhãn hiệu Chi, để làm thẳng tóc. Cách đây vài năm, Farouk Shami, chủ tịch và là người sáng lập ra công ty Farouk System, đã khuếch trương công ty sang Trung quốc để giảm giá thành phẩm. Khi đối diện với sự tấn công dã man của hàng nhái Trung quốc, ông đã đóng cửa nhà máy ở Trung quốc. Với quyết định đó, ông đã mang sự sản xuất và 1000 việc làm về lại Houston và chấp nhận chi phí sản xuất và lương cao hơn mà không để người tiêu dùng phải gánh chịu các chi phi đó. Nhưng cũng chính từ quyết định ấy, ông ta có thể bảo vệ tài sản trí tuệ và sáng kiến của mình an toàn hơn.

Dân Trung quốc trở thành chuyên nghiệp trong việc trấn lột máy làm thẳng tóc nhãn hiệu Chi của công ty Farouk System đến nỗi các chi tiết trên mỗi gói hàng gần như là giống hệt với sản phẩm chính hiệu, bao gồm y hệt chương trình bảo hành, với hình ảnh của gương mặt ông Farouk Shami để làm tăng thêm phần chính hiệu. Công ty Farouk thường xuyên trả lời những khiếu nại về những sản phẩm hư hỏng kêu nhưng các sản phẩm đó là giả mạo. Chiến đầu với hàng giả Trung quốc đã gây tốn kém cho công ty tới xấp xỉ 10 triêu USD. Với con số 10 triệu USD đó công ty có thể thuê thêm nhân công hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Tôi cũng đã gặp Jim D'Addario, Giám đốc điều hành của công ty D'Addario Guitar String, một nhà sản xuất dây đàn có trụ sở ở New York. Đây là công ty của gia đình hoật động kể từ những năm 1600, đã tốn hàng triệu USD để ngăn chặn việc sản xuất dây đàn guitar giả mạo ở Trung quốc. Ông D'Addario đã theo dõi vài cuộc bố ráp phối hợp đối với các nhà máy sản xuất ở Trung quốc, những cơ xưởng này được thành lập chỉ để làm hàng giả mạo các mặt hàng của các công ty D'Addario, Fender, Martin và các hãng sản xuất dây đàn guitar khác của Hoa Kỳ. Trên một trang web, thật khó để phân biệt một bộ dây đàn guitar xịn với đồ giả. Với máy làm thẳng tóc Chi, bao bì trông giống hệt nhau, còn các gói hàng giả của bộ dây đàn gắn nhãn ba chiều – chỉ để lừa bạn – và sản phẩm bên trong thì thật khủng khiếp. Không thể tin được.

Vậy chúng ta phải làm gì? Điểm mấu chốt là trong khi Bắc Kinh đang hưởng lợi từ những hệ thống tội phạm này, họ đã làm tổn hại tới chính phủ và các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Chúng ta phải tận dùng mọi cơ hội để
(1) cảnh báo cho công chúng biết về sự cần thiết áp dụng các biện pháp đối với tài sản trí tuệ và những tác động nghiêm trọng tới các doanh nghiệp Mỹ do những hành vi ăn cắp sản phẩm trí tuệ tràn lan,
(2) nhấn mạnh rằng Trung quốc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm ngặt để bảo vệ quyển sở hữu trí tuệ và
(3) phải hành động khi lời nói của chúng ta không được Trung quốc thực hiện (việc nói suông chắc chắn sẽ thất bại). Nếu Trung quốc không bảo vệ sở hữu trí tuệ của chúng ta, chúng ta nên cấm họ nhập cảng vào Hoa Kỳ. Đây là lúc cần phải cứng rắn không nhân nhượng với Trung quốc nữa.

Sự cần thiết của việc thực thi quyền về tài sản trí tuệ không chỉ là ngăn chặn việc làm tổn hại đến uy tín của một thương hiệu – như trường hợp của ông D'Addario, đang bảo vệ uy tín của mình được tạo dựng trong hơn 4 thế kỷ, mà chính là về yếu tố căn bản của sự làm việc cật lực nhưng chỉ trong khoảnh khắc đã bị tước đoạt bởi một kẻ lừa đảo. Bọn tội phạm ngày nay thông minh và sử dụng kỹ thuật tinh vi hơn so với những ngày tháng xưa khi tôi còn mài ghế ở nhà trường. Chúng ngồi bên máy tính xách tay ở nước ngoài, dẫn dụ khách hàng tới các website lừa đảo và kiếm hàng đống tiền từ việc bán hàng giả. Rất nhiều tường hợp, người mua không bao giờ nhìn thấy hàng hóa mà họ đã mua, và ngay lúc ấy, đã quá muộn. Danh tính của họ bị đánh cắp, thẻ tín dụng bị tích lên. Vấn đề này trở nên quá phổ biến nếu chúng ta tiếp tục không làm gì cả. Đã đến lúc phải cứng rắn với Trung quốc. Và chỉ có phương cách đó mà thôi.

XEM THÊM :

ZhivagoVN's Blog

Edward McBrid, The Economist
Dịch thuật: anhbasam

Opening China, Then and Now
Richard Holbrooke
At Brzezinski’s house, Deng talked of his dreams for a China that he knew he would not live to see. He believed China could leapfrog the lost years in which the world had passed it by, but only with American support...
.
.
.

No comments:

Post a Comment