Monday, August 22, 2011

LUẬT SƯ HUỲNH VĂN ĐÔNG BỊ KHAI TRỪ KHỎI LUẬT SƯ ĐOÀN (L’Observatoire International des Avocats )




Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư bày tỏ sự căm phẫn sau khi Ls.Huỳnh Văn Đông bị khai trừ khỏi Luật sư Đoàn tỉnh Dak Lak.

Chi tiết của vụ việc:

Ông Huỳnh Văn Đông là một luật sư nhân quyền. Ông đã từng nhận bào chữa cho nhiều nhà đấu tranh tôn giáo và dân chủ. Ông đã nhiều lần phản đối các hành vi sai trái trong các phiên xử và tuyên bố thân chủ mình vô tội.

Ls.Đông đã nhiều lần bị chính quyền và công an hăm dọa, gây khó khăn chỉ vì các hoạt động nghề nghiệp của mình.

Hôm 30/05/2011, Ls.Đông có mặt tại Tòa án Bến Tre để bào chữa cho 7 nhà dân chủ bị cáo buộc tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trong khi tranh cãi để phản bác các tội danh áp đặt cho thân chủ mình, Ls.Đông đã nhiều lần bị chủ tọa phiên tòa ngắt lời vì cho rằng những tranh cãi đó hoàn toàn liên can đến phiên xử. Ls.Đông muốn chứng minh rằng các hoạt động của thân chủ mình hoàn toàn hợp pháp và không hề ảnh hưởng đến nhà nước Việt Nam. Ông nêu ra mối quan hệ Việt Trung để minh chứng cho lòng yêu nước của thân chủ mình, và nhắc rằng Việt Nam có bổn phận phải tuân thủ các công ước nhân quyền quốc tế. Vì quá bực tức sau khi bị ngắt lời nhiều lần trong khi tranh luận, Ls.Đông đã đập tay xuống bàn. Ngay sau đó ông bị cảnh sát áp giải ra khỏi tòa.

Sau sự việc này, Toà án Nhân dân tỉnh Bến Tre đã yêu cầu chính quyền và Luật sư Đoàn tỉnh Dak Lak phải có biện pháp mạnh đối với Ls.Đông vì “vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Tòa án cũng cáo buộc Ls.Đông đã lợi dụng quyền hành nghề luật sư để xâm hại đến quyền lợi của nhà nước. Họ còn cho rằng Ls.Đông không có những trình độ chuyên môn của luật sư, chẳng hạn như “phải trung thành với nhà nước” và “phải có đạo đức nghề nghiệp”.

Ngoài ra Luật sư đoàn còn cho rằng Ls.Đông đã phạm phải nhiều lỗi như không tham gia một phiên bào chữa được phân công và không đóng đoàn phí.

Ls.Đông cho biết ông không thể nào bào chữa cho thân chủ vì ông được giao hồ sơ chỉ 2 ngày trước phiên tòa, trong khi ông đang đi công tác ngoại thành. Ông còn cho biết là vẫn luôn đóng lệ phí đầy đủ cho Luật sư Đoàn của tỉnh.

Vào ngày 12/08/2011, Ban Khen thưởng-Kỷ luật của đoàn luật sư tỉnh Dak Lak quyết định khai trừ Ls.Đông. Ông phải tự biện hộ cho mình trước uỷ ban này. Khi được hỏi về về quyết định khai trừ, vị chủ tịch ủy ban này đã không đưa ra được lời giải thích hợp lý nào.

Như vậy sau khi bị khai trừ vô cớ, từ nay Ls.Đông không được phép hành nghề luật sư và bảo vệ nhân quyền.

Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư kêu gọi:

Hiệp hội muốn nhấn mạnh rằng tư cách độc lập của luật sư chính là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ và hiệu năng trong việc thực thi pháp luật. Hiệp hội cũng lưu ý nhà cầm quyền Việt Nam về “Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư” đã được thông qua tại Đại hội lần thứ tám của Liên Hiệp Quốc về Ngăn ngừa Tội ác và Xử lý Tội phạm được tổ chức tại Havana (Cuba) từ ngày 27/08 đến ngày 27/09/1990.
Nguyên tắc thứ 16:
“Nhà cầm quyền phải bảo đảm rằng các Luật sư (a) có thể hành nghề mà không bị đe dọa, cản trở, gây phiền nhiễu hoặc can thiệp trái phép; (b) có thể đi lại và thảo luận với thân chủ của mình một cách tự do ở ngay bên trong đất nước của mình hoặc ở hải ngoại; và (c) không phải chịu hoặc không bị đe dọa truy tố hoặc hình phạt hành chính, kinh tế hoặc những hình phạt khác đối với những hành động được thực hiện theo đúng những nghĩa vụ, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp đã được thừa nhận”.
Nguyên tắc thứ 18:
Luật sư sẽ không bị gán ghép với tên tuổi hoặc hồ sơ của thân chủ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nguyên tắc thứ 20:
Luật sư được hưởng miễn trừ các hình phạt dân sự và hình sự đối với sự biện hộ bằng các văn bản hay lời nói hay trong khi đang hành nghề tại tòa án, tòa hòa giải hay bất cứ cơ quan công quyền hay hành chánh.
Nguyên tắc thứ 27:
Những cáo buộc, khiếu nại đối với luật sư về tư cách nghề nghiệp phải được xem xét mau lẹ và phân minh, theo đúng quy trình. Luật sư cũng được đối xử công bằng trước tòa, kể cả quyền được chọn một đồng nghiệp để giúp đỡ.
Nguyên tắc thứ 28:
Vấn đề kỷ luật luật sư phải được đưa ra trước một uỷ ban kỷ luật độc lập chuyên ngành xét xử trước một cơ quan công quyền, hoặc tại một tòa án và kết quả phải được hội thẩm lại.

Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam phải:

- Bảo đảm một sự bù đắp tương xứng và hợp tình để Ls.Đông có thể thách đố việc khai trừ khỏi luật sư đoàn tỉnh Dak Lak, và phải những biện pháp cụ thể để bảo đảm việc hành nghề tự do và an toàn của Ls.Đông và các luật sư khác.
- Bảo đảm tính độc lập và việc tự do hành nghề của luật sư, mà không bị đe dọa hay cản trở.
- Liên Hiệp Quốc, Ủy ban châu Âu và các tổ chức quốc tế can thiệp khẩn cấp với chính quyền Việt Nam để bảo đảm rằng Ls.Đông có được một sự bù đắp tương xứng và hợp tình để có thể thách đố việc bị khai trừ khỏi luật sư đoàn tỉnh Dak Lak.
- Các tổ chức và hội nghề của Luật sư có sự hỗ trợ thích hợp đối với Ls.Đông và hãy làm hết mình để thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do và tính độc lập của luật sư tại Việt Nam.
Hiệp hội cũng thúc giục các hiệp hội chuyên nghề hãy tiếp cận với Luật sư đoàn tỉnh Dak Lak về việc khai trừ phi lý đối với Ls.Đông.

Các địa chỉ liên hệ:

1/ Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng
Văn phòng chính phủ
1 Bách Thảo
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0084 4 845 4657
Fax: 0084 4 845 5464

2/ Bộ Tư Pháp Việt Nam
Bộ trưởng Hà Hùng Cường
25A Cát Linh
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0084 4 823 1138/823 1142
Fax: 0084 4 843 1431

3/ Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
866 United Nations Plaza
Suite 435, New York, NY 10017
USA
Điện thoại: 212 644 0594/0831
Fax: 212 644 5732
Email: info@vietnam-un.org

4/ Phái đoàn của Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Tầng 17 & 18, tòa nhà văn phòng Pacific Place
83B Lý Thường Kiệt
Hà Nội- Việt Nam
Điện thoại: 0084 4 3941 0099
Fax: 0084 4 3946 1701
Email: Delegation-vietnam@eeas.europa.eu

Lê Minh phỏng dịch

-----------------------

L’Observatoire International des Avocats
Vendredi 19 août 2011

L’Observatoire International des Avocats exprime sa plus profonde indignation concernant la radiation de Me Huynh Van Dong du barreau de Dak Lak au Viêtnam.

Description des faits :

Mr Huynh Van Dong est un avocat vietnamien spécialiste des droits de l’homme. Il a défendu de nombreux militants religieux et pro-démocratie. Il a fréquemment dénoncé la violation du droit au procès équitable au Vietnam.
Du fait de ses activités, Me. Dong a fait continuellement l’objet d’intimidations et de harcèlement de la part de la police et des autorités.
Le 30 mai dernier, Me. Dong défendait devant la cour de Ben Tre sept militants pro-démocratie accusés d’avoir tenté de renverser le pouvoir en place. Alors qu’il essayait de défendre ses clients et de démontrer que les accusations avancées par l’accusation n’étaient pas fondées, Me. Dong a été interrompu plusieurs fois par le Président de la Cour au motif que ses arguments n’étaient pas en lien avec l’affaire. Me. Dong souhaitait démontrer que les activités de ses clients étaient légales et n’allaient pas à l’encontre de l’Etat vietnamien. Il a évoqué les relations sino-vietnamiennes afin de prouver le patriotisme de ses clients à l’égard du Vietnam, et mentionné les obligations internationales du Vietnam dans le domaine des droits de l’homme. Plusieurs fois interrompu lorsqu’il présentait ces arguments, Me Dong a frappé la table avec ses points en signe de frustration et a finalement été évacué de force de la salle d’audience par les services de police.
A la suite de cet incident, la « Cour du peuple » de la province de Ben Tre a demandé aux autorités vietnamiennes ainsi qu’au barreau de Dak Lak que des mesures soient prises à l’encontre de Me. Dong pour de « multiples violations de ses obligations professionnelles ».. La Cour a accusé Me. Dong d’avoir abusé de sa profession afin de desservir les intérêts de l’Etat et de ne pas être muni des compétences suffisantes pour exercer sa profession, à savoir « être loyal au Viêtnam » et « faire preuve de morale ». De plus, le barreau lui a reproché de ne pas avoir représenté un client dont on lui avait confié l’affaire et de ne pas payer sa cotisation annuelle. Me Van Dong a expliqué qu’il n’avait pas été en mesure de représenter ce client car son affaire lui avait été confiée deux jours avant son audience et qu’il était en déplacement à ce moment là. Il a ajouté qu’il payait toujours sa cotisation annuelle à l’ordre des avocats.
Le 12 Août 2011, la commission de discipline du Barreau de Dak Lak a décidé de radier Me Huynh Van Dong du barreau. Me Dong assurait seul sa défense. Lorsqu’il a été interrogé au sujet de cette radiation, le Président de la commission n’a avancé aucune explication objective ou de base légale claire pour la justifier.
Me. Dong a donc été empêché d’exercer sa profession d’avocat et de défenseur des droits de l’homme à l’issue d’une procédure particulièrement inique.

Appel de l’observatoire international des avocats :

L’Observatoire rappelle que l’indépendance des avocats est l’un des principaux baromètres de la démocratie et de l’effectivité de l’Etat de droit. Il attire l’attention des autorités vietnamiennes sur les Principes de base relatifs au rôle du Barreau, qui ont été adoptés par le huitième Congrès des Nations Unies pour la prévention du crime et le traitement des délinquants qui s’est tenu à la Havane (Cuba) du 27 août au 27 septembre 1990.
Principe 16 :
« Les pouvoirs publics veillent à ce que les avocats a) puissent s’acquitter de toutes leurs fonctions professionnelles sans entrave, intimidation, harcèlement ni ingérence indue; b) puissent voyager et consulter leurs clients librement, dans le pays comme à l’étranger; et c) ne fassent pas l’objet, ni ne soient menacés de poursuites ou de sanctions économiques ou autres pour toutes mesures prises conformément à leurs obligations et normes professionnelles reconnues et à leur déontologie ».
Principe 18 :
« Les avocats ne doivent pas être assimilés à leurs clients ou à la cause de leurs clients du fait de l’exercice de leurs fonctions ».
Principe 20 :
« Les avocats bénéficient de l’immunité civile et pénale pour toute déclaration pertinente faite de bonne foi dans des plaidoiries écrites ou orales ou lors de leur parution ès qualités devant un tribunal ou une autre autorité juridique ou administrative».
Principe 27 :
« Les accusations ou plaintes portées contre des avocats dans l’exercice de leurs fonctions sont examinées avec diligence et équité selon les procédures appropriées. Tout avocat a droit à ce que sa cause soit entendue équitablement et peut être assisté par un avocat de son choix. »
Principe 28 :
« Les procédures disciplinaires engagées contre des avocats sont portées devant une instance disciplinaire impartiale constituée par l’ordre des avocats, devant une autorité statutaire indépendante ou devant un tribunal et elles doivent être susceptibles de recours devant un organe judiciaire indépendant ».

L’observatoire international des avocats demande :

- Aux autorités vietnamiennes:
-d’assurer une voie de recours efficace et impartiale à Me. Dong pour contester sa radiation du barreau de Dak Lak, et de prendre toute mesure permettant à Me Dong et aux avocats vietnamiens en général de pouvoir exercer librement et en toute sécurité leur profession.
-de garantir et de protéger l’indépendance des avocats lorsqu’ils effectuent leur travail de défense, sans harcèlement ni ingérence par les autorités.
- A l’Organisation des Nations Unies, à la Commission européenne et aux autres organisations internationales, d’intervenir d’urgence auprès des autorités nationales vietnamiennes afin d’assurer une voie de recours efficace et impartiale à Me. Dong pour contester sa radiation du barreau de Dak Lak.
- Aux ordres professionnels et organisations d’avocats, d’apporter leur soutien à Me. Dong et à l’ensemble des avocats vietnamiens se trouvant dans son cas, et d’utiliser tous les moyens qui sont en leur possession afin d’attirer l’attention des autorités vietnamiennes sur son cas.
L’observatoire invite spécifiquement les ordres et associations d’avocats à interpeller le Barreau de Dak Lak sur la décision inique rendue à l’encontre de Me Dong.

Contacts :

1/ Premier Ministre du gouvernement vietnamien (écrire en anglais)
Nguyen Tan Dung
Office of the Government
1 Bach Thao Str., Hanoi.
Tel: 845 4657
Fax: 845 5464
2/ Ministère de la Justice (écrire en anglais).
Ha Hung Cuong, Minister
25A Cat Linh Str., Hanoi.
Tel: 823 1138, 823 1142
Fax: 843 1431
3/ Ambassade de France au Viêtnam
57 rue Tran Hung Dao, Hanoi
Tél. (84-4) 39 44 57 00
Fax : (84-4) 39 44 57 17
ambafrance.hanoi@diplomatie.gouv.fr
4/ Ambassade du Viêtnam en France
62, rue Boileau
75016 Paris
Tél : 01.44.14.64.00
Fax : 01.45.24.39.48
vnparis@club-internet.fr
5/ Mission permanente du Viêtnam à l’ONU (écrire en anglais).
866 United Nations Plaza, Suite 435. New York, NY 10017
Etats-Unis d’Amérique
Tel: 212 – 644 – 0594 / 0831
Fax: 212 – 644 – 5732
info@vietnam-un.org
6/ Délégation de l’Union Européenne au Viêtnam
17th – 18th floor, Pacific Place Office Building
83B Ly Thuong Kiet – Hanoi
Telephone: +844 3941 0099
Fax: +84 4 39461701
Delegation-vietnam@eeas.europa.eu

Ce document est une émanation de l’Observatoire International des Avocats (OIA). Il ne peut être repris que sous sa forme initiale. L’OIA décline toute responsabilité en cas d’altération ou de falsification du présent document.

.
.
.

No comments:

Post a Comment