Tuesday, August 30, 2011

CẦN ĐƯA THÊM 4 KÝ TỰ F,J,W,Z VÀO BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT ? (Trọng nghĩa, RFI)



Thứ hai 29 Tháng Tám 2011

Vào thượng tuần tháng 8/2011, một quan chức Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam đã tiết lộ đề nghị đưa thêm 4 ký tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt. Đề xuất này đã lập tức làm dấy lên một làn sóng phản ứng, người bênh vực thì ít, nhưng ý kiến phản đối thì nhiều, buộc Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam phải chùng bước.

Theo các thông tin được báo chí trong nước loan tải, thoạt đầu, đề nghị có thể gọi là cải tiến hệ thống chữ cái của tiếng Việt đã được trình bày như một phần trong bản dự thảo thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trong môi trường sách giáo khoa và máy tính của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là chính ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đã tiết lộ kế hoạch này hôm 08/08, đồng thời cho biết là bản dự thảo sẽ được công bố trong tháng 8 để xin ý kiến giới ngôn ngữ học, tiếp tục hoàn chỉnh để có thể chính thức ban hành ngay trong tháng 10. Ông Ngọc là người trực tiếp soạn thảo thông tư trên.

Lập luận của quan chức cao cấp này của Bộ Giáo dục Việt Nam, được tờ Tuổi Trẻ ngày 09/08 trích dẫn gồm một số điểm chính sau đây :
« Chữ viết của Việt Nam hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự La Tinh để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z, khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
Trong cộng
đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự trên đã trở nên quen thuộc, chủ yếu phục vụ việc gõ các ký tự riêng của tiếng Việt là ă, â, ê, ơ, ư. Vì vậy, việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là điều cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa ».

Cũng theo ông Ngọc, nếu thông tư của Bộ Giáo dục - Đào tạo được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 ký tự - thay vì 29 chữ như hiện nay.

Đề xuất của ông Quách Tuấn Ngọc vừa xuất hiện trên mặt báo lập tức gây ra phản ứng nơi độc giả các tờ báo, với rất nhiều ý kiến đả kích, chen lẫn một số tiếng nói ủng hộ. Trên tờ Tuổi Trẻ ngày 10/08, ông Ngọc tiếp tục biện hộ cho đề nghị của mình. Theo ông, việc đưa thêm 4 ký tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt không phải là « để sửa cách phát âm, chữ viết tiếng Việt » mà chỉ là « sự thừa nhận những cái đã được sử dụng trên thực tế ».

Ông giải thích thêm : « Trên thực tế, ở một số môn học trong nhà trường, nhóm ký tự trên cũng được sử dụng, nhất là môn toán. Trong nhiều văn bản, sách báo đều có sử dụng các ký tự trên. Ví dụ chữ viết tắt của từ trung ương (TW). Như vậy, không thể để nhóm ký tự đó nằm ngoài bảng chữ cái tiếng Việt và học sinh không biết gì về chúng. Trong các nhà trường hiện nay đều dạy công nghệ thông tin, công nghệ thông tin được xem là kiến thức cần phải phổ cập trong thời đại hiện nay. Như vậy việc biết đến và chính thức công nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái càng cần thiết »

Tuy nhiên, có lẽ vì có quá nhiều phản ứng không thuận lợi đối với chủ trương « cải tiến chữ Quốc ngữ » kể trên, ngay trong ngày 10/08, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chính thức ra công văn xác định rằng ý kiến gây tranh cãi chỉ là « ý kiến cá nhân một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong ban soạn thảo, càng không phải là chủ trương, ý kiến của Bộ Giáo dục - Đào tạo ».

Điểm qua các ý kiến về việc thêm 4 ký tự F, J, W, Z vào hệ thống chữ cái tiếng Việt, nhìn chung, dư luận bênh vực đều nhấn mạnh đến tính chất thiết yếu của các tự mẫu này trong địa hạt thuật ngữ khoa học, từ các bộ môn toán, lý, hóa, cho đến sinh học, địa chất hay tin học.
Xu hướng càng lúc càng phổ cập trong ngôn ngữ bình thường của một số từ ngoại nhập sử dụng các ký tự kể trên cũng được nhiều người nêu bật, chẳng hạn như fax, festival dùng chữ F, jean, jazz dùng chữ J, web, watt dùng chữ W, hoặc zero, zulu dùng chữ Z

Tuy nhiên, một số chuyên gia ngôn ngữ cảnh báo là dù nên đưa các ký tự kể trên vào bảng chữ cái Tiếng Việt, thế nhưng phải tránh việc ghép vần bằng các chữ cái đó. Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời báo Tuổi Trẻ, ông ghi nhận :
« Bảng chữ cái tiếng Việt là chữ cái Latin nên có thể thêm các chữ cái Latin F, J, W, Z vốn đã rất quen thuộc với học sinh phổ thông. Có điều, không nên coi đó là những phụ âm đầu để ghép vần, như fụ nữ, zải fóng, zân chủ... Đó chỉ là những chữ cái đặc biệt được quy ước để ghi một số chữ Latin thông dụng và cần thiết mà chữ Việt còn thiếu ».

Chính nguy cơ các ký tự ngoại nhập kể trên được dùng để ghép vần là một trong những lý do giải thích vì sao có nhiều dư luận phản đối việc chính thức đưa 4 ký tự này vào bảng chữ cái tiếng Việt. Một ý kiến ngắn của ông Trần Chút, nguyên chủ tịch Hội Ngôn ngữ Thành phố Hồ Chí Minh trên báo Tuổi Trẻ ngày 12/08/2011đã nêu lên mối quan ngại đó :
« Quan điểm của tôi là chấp nhận F, J, W, Z như một yếu tố ngoại biên của hệ thống chữ cái tiếng Việt, nhưng không thể đưa bốn chữ này vào bảng chữ cái chính thức. Vì nó sẽ làm cho việc dạy và học trong trường phổ thông khó khăn thêm, tình trạng viết và sử dụng tiếng Việt rối rắm hơn, chưa kể sẽ phá vỡ hệ thống tiếng Việt hiện nay. Tôi lấy ví dụ như giới trẻ ngày nay hay viết chữ ph thành f: “phải thành fải; bây giờ đưa f vào bảng chữ cái coi như công nhận viết như vậy là đúng hay sao? »

Nhiều người rất lo ngại trước nguy cơ là khi các ký tự trên được chính thức đưa vào bảng chữ cái, rồi chính thức đưa vào bậc phổ thông, điều đó có thể làm rối loạn chính tả tiếng Việt, một hiện tượng đang xuất hiện nơi tầng lớp thanh thiếu niên ưa chuộng ngôn ngữ "chat" hay tin nhắn ngắn gởi qua điện thoại di động. Báo chí Việt Nam từng nói về các cách viết như "hôm wa" thay vì "hôm qua", "fòng học" hơn là "phòng học", cái j thế" là "cái gì thế"...
Vấn đề tốn kém của kế hoạch cải tổ, nếu được thông qua, cũng được nêu lên, vì phải điều chỉnh lại sách giáo khoa, một công việc lãng phí, khi hệ thống 29 ký tự vốn có đã chứng tỏ đầy đủ hiệu năng của mình.

Nghe (06:08)  :  Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Đặng Thái Minh tại Úc

Về vấn đề thêm 4 ký tự mới vào hệ thống chữ cái tiếng Việt, RFI đã phỏng vấn anh Đặng Thái Minh, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thống kê rất quan tâm đến tiếng Việt, hiện cư ngụ tại Úc. Đối với anh Minh, vấn đề thêm 4 ký tự kể trên vào bảng chữ cái là một việc làm vô bổ.

------------------------

BÀI LIÊN QUAN :

(08/14/2011)

Nhà nước Hà Nội vẫn tự hào là đang tiến bước dưới lá cờ chủ nghĩa “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại,” và do vậy vẫn có nhiều độc chiêu để vừa “tự thể hiện” với thế giới, vừa gài mưu để cán bộ kiếm tiền bồi dưỡng, vừa làm cho khác đi với những gì thuộc về một chánh thể tự do hơn, dân chủ hơn từng có ở Miền Nam.

Mấy năm trước, độc chiêu là in tiền polymer. Trong bản tin báo Tuổi Trẻ ngaỳ Thứ Tư 11/10/2006, khi “Thống đốc Lê Đức Thúy giải trình về tiền polymer” đã đưa ra nhiều lý do cần thiết để đổi tiền giấy ra tiền nhựa, trong đó ông nói rằng khi VN in tiền polymer thì khả năng chống giả sẽ cao gấp 10 lần tiền của Mỹ, Canada, Anh... Vậy đó, ông nói nghiêm túc như thật. Lúc đó, ông còn nói thêm về công ty in tiền polymer mà con trai đang làm việc..
Bản tin trích:

“* Tại sao chúng ta lại lựa chọn đồng tiền polymer trong khi nhiều nước tiên tiến khác lại không chọn?
- Ngay theo đánh giá của Sở Mật vụ Mỹ và Cơ quan An ninh tiền tệ châu Âu thì đồng tiền polymer có khả năng chống giả cao hơn đồng tiền cotton gấp 10 lần.
Việc chuyển sang đồng tiền nào thì còn tùy mỗi nước. Mỹ, Canada, Anh… có một nền công nghiệp giấy in tiền lâu đời và bản thân họ cũng đang cố gắng cải tiến chất lượng giấy cotton sao cho có khả năng chống giả cao hơn. Trong khi chúng ta đang chờ họ cải tiến thì đã có một chất liệu mới mà tính chống giả cao hơn đã được xác minh, vậy thì tại sao chúng ta lại không lựa chọn?
...
* Xin Thống đốc nói rõ hơn về vai trò của Công ty BankTech mà con trai ông đang làm việc trong kế hoạch sản xuất tiền polymer trong thời gian qua?
- Bây giờ hãy để cho cơ quan kiểm tra xác minh. Tôi đã từng trả lời, khẳng định trước Quốc hội rồi... Còn chi phí in đúc tiền của chúng tôi trong hai năm gần đây thì bình quân mỗi năm xấp xỉ khoảng 600 tỷ đồng. Còn con tôi tham gia hay không, tham gia như thế nào thì còn có những vấn đề khác thuộc về trách nhiệm của cơ quan chủ quản của con tôi nữa, nên để cho thanh tra liên ngành xác minh làm rõ và báo cáo với cơ quan có trách nhiệm.”(
hết trích)

Sau này, nhờ báo Úc khui ra, thế giới mới biết rằng có đường dây hối lộ để VN in tiền polymer.
Báo The Age vào cuối tháng 5-2009, trong loạt bài điều tra của hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker viết rằng nhiều triệu Úc Kim không đưa vào Việt Nam, mà đã chi thẳng vào một số trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ.
Bản tin nhan đề “The Money Makers” (Những Kẻ Làm Tiền) sử dụng cách đặt tựa đề mang hai nghĩa, làm ra tiền và sản xuất tiền, nói rằng một công ty có tên là Securency Pty Ltd., bản doanh ở Craigieburn, Úc Châu, có phần nửa thuộc sở hữu của Ngân Hàng Dự Trữ Úc Châu (RBA) cho biết rằng người ta đã nghi ngờ có mờ ám từ năm 2006 về việc Ngân Hàng Trung Ương CSVN đổi tiền giấy sang tiền nhựa polymer.

Lúc đó, báo The Age viết, các báo Việt Nam đã đặt vấn đề vì Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ướng VN là ông Lê Đức Thúy, có người con trai là ông Lê Đức Minh làm việc trong hãng in tiền Serurency với nhiệm vụ là “local agent” (đại điện điạ phương). Tuy nhiên, nền báo chí “lề phải” tại Việt Nam không được phép đaò sâu vấn đề, và mọi người cùng phải giả như tin tưởng rằng lý do vì xài tiền nhực polymer sẽ bền hơn.
Báo The Age nói rằng con trai Thống đôc Ngân Hàng VN Lê Đức Thúy đã đóng vai thực sự quan trọng, vì thương lượng này tại VN khởi sự từ năm 2002 và sau đó bị một cơ quan điều tra tham nhũng tại VN kết luận năm 2007 rằng việc đổi sang tiền nhựa polymer tại VN là “sai phạm tính khách quan và trong sáng của dự án, và ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng nhà nước trung ương.”
Một nguồn tin nói với báo The Age rằng nhiều triệu Úc Kim đã chi ra làm tiền huê hồng để VN đổi sang tiền polymer, và “ít nhất một số khoản tiền huê hồng này gửi thẳng vào một trương mục tại Thụy Sĩ.”

Điều chúng ta cần ghi nhận rằng, các nhà điều tra Úc, trong vụ này đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng ở nước ngoài như cảnh sát Anh, chính quyền Malaysia, cảnh sát Indonesia và Nigeria... nhưng không hề được hợp tac1 từ phía công an VN. Người tiền nhiệm của Lê Đức Thúy trong cương vị Thống Đốc Ngân Hàng VN là Nguyễn Tấn Dũng. Do vậy, nếu điều tra thêm là sẽ lộ ra nhiều chuyện thêm từ phía VN.
Người ta tin rằng khoản tiền hối lộ cả chục triệu đô là phải ăn chia nhiều người, trong đó người nhận trực tiếp là ông Lương Ngọc Anh, một sĩ quan cao cấp Công An đóng vai doanh nhân.
Người ta cũng nhớ rằng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng là Thứ Trưởng Bộ Công An, trước khi nắm chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước VN. Và không dễ gì Lương Ngọc Anh và Lê Đức Thúy ăn hối lộ mà dám che giấu ông Dũng, người đàn anh của họ ở cả Công An và Ngân Hàng VN.

Nhưng không lẽ các quan chức kinh tế và công an kiếm tiền, mà các quan chức giáo dục không có cách nào hốt bạc? Thế là, bây giờ, độc chiêu lại là thêm các ký tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt.

Chuyện này là trăm lợi, ngàn lợi. Trước tiên là nêu chính nghĩa để tự động xóa sổ toàn bộ nền văn học Miền Nam thời trước 1975, và học sinh sau này sẽ nhìn thấy kho tàng văn học một thời phong phú đó chỉ là một kiểu của nền văn học Chữ Nôm VNCH, và tất nhiên là lỗi thời vì không có các ký tự mới vừa nói.

Phần nữa, thêm ký tự mới sẽ giúp cho các quan chức Bộ Giáo Dục tha hồ kiếm tiền nhờ soạn lạí sách giáó khoa, đấu thầu, giao thầu cho mọị thứ in ấn cho cả học trò mọi cấp.

Bản tin báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Ba 9-8-2011 viết:
“Thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt
Đó là đề xuất đã được đưa vào dự thảo thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính của Bộ GD-ĐT.
Tối 8-8, ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), người trực tiếp soạn thảo thông tư trên - cho biết dự thảo sẽ công bố trong tháng 8-2011 để xin ý kiến các nhà ngôn ngữ học, tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.
Giải thích về việc bổ sung các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, ông Ngọc cho rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong cộng đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự trên đã trở nên quen thuộc, chủ yếu phục vụ việc gõ các ký tự riêng của tiếng Việt là ă, â, ê, ơ, ư. Vì vậy, việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa...”(
hết trích)

Có nhiều điểm ưu thế để đề án này được Bộ Công An chấp thuận.

Thứ nhất, cán bộ chia tiền hối lộ từ các nhà in và xóa sách cũ, in sách mới, xóa sổ thêm hàng loạt rừng VN để có giấy in, và lại được các xưởng làm giấy tha hồ “lại quả.”

Thứ nhì, xóa sổ văn học VNCH, và cũng đồng thời xóa sổ văn học hải ngoại. Trẻ em quốc nội mở một cuốn sách ở hải ngoại ra, thấy không có các chữ F, J, W, Z là buồn ngủ liền.

Thứ ba, làm thầy cô ở các trung tâm Việt ngữ hải ngoại lúng túng, và làm cho trẻ em Việt Kiều học Việt Ngữ sẽ tự nhiên thấy ngay “nghìn trùng xa cách.”

Thứ tư, làm trẻ em quốc nội xa lạ với các bài viết, với chữ nghĩa của các nhà hoạt động dân chủ như Điếu Cày, Mẹ Nấm, Phạm Hồng Sơn, Phạm Minh Hoàng, Anh Ba Sài Gòn...

Thứ năm, dọn đường để Trung Quốc vĩ đại đồng hóa, vì thay vì viết phiên âm kiểu “Thủ Tướng Ôn Gia Bảo,” sau này trẻ em Việt sẽ viết là “Thủ Tướng Wen Jiabao...” Có các ký tự W và J đấy nhé.

Nghĩa là, và đúng nghĩa là, như Bộ Giáo Dục qua lời ông Quách Tuấn Ngọc nói, là “hòa nhập quốc tế.” Thực tế là, sau cùng sẽ hòa nhập với đàn anh vĩ đạị Phương Bắc.

Tuyệt vời biết mấy, nếu ông Cục Trưởng Quách Tuấn Ngọc viết tên ông là “Wách Tuấn Ngọc” để dễ “hòa nhập với đất mẹ TQ” thì khỏi mệt nhọc cho bàn phím ký tự VN.

Cũng gọi được là một vở tuồng Hồ Quảng có tên là “Wách Đại Ca Nịnh Jiabao Tướng Công” (Anh Wách Tuấn Ngọc Nịnh Ngài Ôn Gia Bảo). Hay tuyệt chứ.
.
.
.

No comments:

Post a Comment