Monday, July 11, 2011

TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN TRẠI ĐÃ QUA ĐỜI TRONG TRẠI GIAM (tin tổng hợp)



Nhóm Truyền Thông Facebook Và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng

Vô cùng đau đớn khi nhận được tin Người tù chính trị Cộng Sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Trại, bị bệnh Ung Thư Gan, Ung Thư Trực  Tràng và Suy tim nặng sau một thời gian dài không được thuốc thang tại Trại Tù Nhỏ Z30A,

Trước cơn hấp hối Tù Nhân Nguyễn Văn Trại được trại giam đưa ra nằm bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai đã xuất viện vào 5g chiều ngày 10/07/2011 do Bệnh Viện từ chối chữa trị, vì bệnh nan y không thể chữa trị được. Công an trại giam đã đưa ông trở lại nhà tù Z30A, Xuân Lộc-Đồng Nai. Ông đã qua đời trong oan nghiệt và tức tửi vào lúc 10g30 sáng Thứ Hai ngày 11/07/2001 tại nhà giam.

Nhóm Truyền Thông Facebook Và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng xin gởi lời chia buồn cùng gia đình ông Nguyễn Văn Trại.

Sự ra đi của ông Nguyễn Văn trại, cũng như hành động quả cảm của ông trong nhiều năm trời đã chiến đấu trong âm thầm là một tấm gương sáng ngời và dũng cảm để giữ vững ngọn đuốc vì dân chủ, nhân quyền Việt Nam.

Hành động không khuất phục trước cường bạo lực nêu trên của ông Nguyễn Văn Trại cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, xứng đáng tôn xưng là một anh hùng.

Nguyện cầu ơn trên cao cả độ trì cho anh linh anh hùng Nguyễn Văn Trại sớm về cõi vĩnh hằng.

Xin mời gọi đồng bào ở khắp nơi, hãy của ít lòng nhiều góp phần chia xẻ cùng gia đình anh hùng Nguyễn Văn Trại để nghi lễ an táng được thêm phần chu đáo.

Địa chỉ con trai: Nguyễn Thanh Phong, 173/1, ấp Xuân Thiện, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, phone (+84)1674214710.

Hải ngoại, ngày 11/07/2011
Nhóm Truyền Thông Facebook và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng
_______________


Cập nhật: 13:05 GMT – thứ hai, 11 tháng 7, 2011

Ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đã qua đời vì ung thư tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, vài ngày sau khi gia đình xin cho ông ‘về nhà chờ chết’.
Ông Trại là tù chính trị, bị bắt năm 1996 và kết án tù 15 năm với tội danh “đi ra nước ngoài chống chính quyền”. Đáng ra ông còn 5 tháng nữa là mãn án.
Cách đây mấy ngày, thân nhân của ông đã lên tiếng xin cho ông được về với gia đình trước khi chết vì bệnh tật quá hiểm nghèo. Được biết ông Nguyễn Văn Trại bị ung thư di căn giai đoạn cuối.
Thế nhưng trước khi ước nguyện của gia đình được cứu xét, con trai ông Trại nói với BBC rằng ông đã mất lúc 10h sáng thứ Hai (11/07). Hiện anh Nguyễn Anh Phong đang ở trại giam kiến nghị xin được đưa xác cha mình về nhà.
Anh Phong nói với BB
C từ trại tù Xuân Lộc: Tôi đang ở trong đây lo đưa xác ba về mà hiện trong trại giam vẫn chưa cho đưa xác ba tôi về.”
“Ba tôi được xuất viện lúc 5h ngày Chủ Nhật, khi chuyển về trong trại giam này thì sáng nay tôi được báo tin là ba tôi mất lúc 10h.”

Ung thư di căn

Theo anh Phong, ông Trại bị phát hiện ung thư gan vào hồi tháng Chín năm 2010. Ông được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy nhưng do phát hiện muộn nên bệnh đã di căn thành ung thư đại tràng và suy tim.
Anh Nguyễn Anh Phong nói cha mình được điều trị ở đây nửa tháng năm ngoái rồi phải chuyển về trại giam và lần cuối ông Trại được điều trị ở bệnh viện Biên Hòa.
Con trai ông Trại được trực tiếp chăm sóc người cha của mình trong một tháng trong trại giam trước khi ông qua đời.
Năm 2010, chính quyền Việt Nam đã có đợt ân xá hơn 17.000 tù nhân trong đó gồm có 20 người “phạm tội an ninh quốc gia” nhưng ông Nguyễn Văn Trại không là một trong những người này dù ông là một trong các tù nhân lâu năm và tuổi già, sức yếu.
Mỗi lần đi thăm cha trong trại giam, anh Phong cho hay không được phép nói chuyện với cha mình về các vấn đề ân xá vì đó được coi là ‘nói chuyện chính trị’.
Một bạn tù thuật lại rằng ông Trại có nguyện vọng “muốn về với gia đình trước khi chết”.
“Nếu là một tù nhân thường phạm, án 15 năm thì có thể được giảm án, đặc xá sau khi thi hành 1/3 án, còn tù nhân chính trị nếu không nhận tội và không xin giảm án thì không có cơ hội được tha tù trước thời hạn.”
Anh Nguyễn Anh Phong nói: “Ba chỉ có nguyện vọng được đưa về với gia đình.”
________________

By admin · 09/07/2011

VRNs (08.07.2011) – Ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân chính trị đang bị quản chế gửi cho VRNs thông tin sau đây:

Ông Nguyễn Văn Trại sinh năm 1937 là đồng bào Công giáo di cư, hiện nay ông là tù nhân chính trị đang bị giam tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc (Z30A) với án tù 15 năm, tội danh “đi ra nước ngoài chống chính quyền”. Ông bị bắt 1996 và chỉ khoảng 5 tháng nữa là ông hết hạn tù giam.
Theo con trai ông Trại, ông đang bị bệnh nặng, ung thư gan và trực tràng, suy tim. Trại giam đã chuyển ông ra bệnh viện Biên Hòa (đường 30/4 Thành phố Biên Hòa, Khu Nội C, giường số 19) để chữa bệnh và bác sỹ cũng đã “chạy”. Trước tháng 5/2010, khi tôi còn ở chung với ông Trại, thì ông đã bắt đầu phát bệnh. Gia đình ông Trại rất nghèo nên không thể thăm nuôi ông thường xuyên, việc điều trị bệnh lại càng khó khăn hơn trong hoàn cảnh tù.
Ngày thứ ba, 6/7/2011, Thầy Thích Thiện Minh, cùng với một số Thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đi thăm ông Trại tại bệnh viện. Con trai của ông là anh Phong (điện thoại: 01674214710) là người đang trực tiếp chăm sóc ông tại bệnh viện nói: ngay thời điểm này ông có nguyện vọng muốn về với gia đình trước khi chết. Nhưng xem ra nguyện vọng này là quá khó với một tù nhân chính trị. Nếu là một tù nhân thường phạm, án 15 năm thì có thể được giảm án, đặc xá sau khi thi hành án 5 năm (1/3 án), còn tù nhân chính trị do không nhận tội và không xin giảm án nên không có cơ hội được tha tù trước thời hạn, ngoại trừ có sự tác động từ các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước.
Kính mong Quý vị quan tâm đến hoàn cảnh ông Trại, một tù nhân chính trị mà Quý vị có thể nghe tên lần đầu.

Cộng tác viên của VRNs đã gửi đến cho chúng tôi một vài hình ảnh đáng thương tâm của ông Nguyễn Văn Trại:

Liệu còn biết bao nhiêu người khác phải bị như thế này trong các nhà tù “không xử án” của Việt Nam?
Mong các tổ chức tôn giáo và nhân quyền lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Trại để ông được ra đi thanh thản bên người thân.
Một người bệnh nặng như thế có cần thiết bị giam giữ hay tù tội nữa không?


CTV. VRNs

.
.
.

No comments:

Post a Comment