Sunday, July 3, 2011

KHỐI ASEAN TRÔI DẠT GIỮA BIỂN ĐÔNG (David Brown, Asia Times)



David Brown
Asia Times   -   July 2, 2011

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Cuộc tranh chấp về chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa bùng lên trong những tuần gần đây đã trở thành lớn hơn chuyện cãi vặt trong một khu hàng xóm - cuộc tranh chấp này cũng hình thành một loại thử nghiệm thực tế của khái niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể phát triển được một mối quan hệ "tích cực, hợp tác và toàn diện".

Các tranh chấp lãnh thổ từng mưng mủ trong nhiều năm của Hiệp hội 10 thành viên các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một khuyết tật mãn tính nhưng không làm họ phải tàn phế. Hiện nay, sự quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc trong vùng biển mà Việt Nam và Philippines từng khẳng định chủ quyền đã mang vấn đề tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa đến một tình trạng nguy kịch. Và thách thức trắng trợn của Bắc Kinh đối với Quy luật về Ứng xử từng được khối ASEAN quyết định vào năm 2002 đang thử thách đến tính thích đáng liên tục của khối ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực.

Ảnh hưởng hỗ tương của những tình huống này hình thành chương trình nghị sự và nhấn mạnh tầm quan trọng của những cuộc họp đa phương sắp diễn ra. Tại phạm trù ngắn hạn là diễn đàn khu vực châu Á tại Bali, Indonesia, vốn sẽ mang bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN và các nước khác về họp bên nhau từ ngày 22-23 tháng 7. Indonesia cũng sẽ chủ toạ các nhà lãnh đạo khu vực và toàn cầu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào giữa tháng Mười.
Đó là một mưu đồ nguy hiểm, theo nhà nghiên cứu Indonesia Monica Maria Wihardja. "Trong khi Mỹ không muốn gì hơn ngoài việc đưa vấn đề an ninh lên bàn thương lượng - bao gồm việc giao thông tự do và tránh sự thống trị bá quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa - mà Trung Quốc đã tìm mọi cách để tránh điều này" cô đã viết cho trang web Diễn đàn Đông Á, lưu ý là Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, trong chuyến thăm gần đây đến Indonesia, đã nhắc lại rằng khối ASEAN nên ngồi yên trong "tay lái" của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Diễn đàn khu vực Châu Á năm ngoái đã nêu bật một cuộc va chạm đầy kịch tính giữa Trung Quốc và Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tái nhấn mạnh các quyền lợi chiến lược của Mỹ ở Biển Nam Trung Hoa. Tuyên bố của bà được ca ngợi bởi sáu trong số 10 thành viên ASEAN và Bộ trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì từng cảm nhận một cách chính xác rằng mình đã bị phục kích.

Từ đó, dường như Trung Quốc đã có ý định chứng minh khả năng phát triển của mình để thách thức những vụ thăm dò dầu khí của các quốc gia lân cận, cả ở trong vùng biển tranh chấp với Nhật Bản cũng như ở vùng Biển Nam Trung Hoa. Ngày 15 tháng 6, ngày chiếc tàu tuần tra 3000 tấn mới nhất của họ và chiếc trực thăng Haisun 31, rời Quảng Châu trong chuyến thăm cấp cao tới Singapore, các sĩ quan Lực lượng Hải giám (CMS) đã thông báo kế hoạch mở rộng thêm hai phần ba lực lượng sẵn có của mình lên đến 260 tàu chiến và chín máy bay vào năm 2020.

Trong cuộc đụng độ gần đây ở Biển Đông, Trung Quốc cho rằng lực lượng của mình là nạn nhân của sự gây hấn từ Philippines và Việt Nam, một tuyên bố đã bị bác bỏ thông qua các phim video ghi lại một số sự cố. Khi được hỏi về những việc xảy ra, cán bộ hải quân Trung Quốc từ chối trách nhiệm, họ cho rằng đó là một vấn đề của lực lượng hải giám. Trong khi đó, phát ngôn viên của chính phủ trung ương nhấn mạnh rằng lực lượng Hải Giám đã dự phần vào việc "thực thi pháp luật thông thường ... trong vùng biển có thẩm quyền tài phán của Trung Quốc" và vẫn cam kết rằng sẽ "làm việc cùng với các bên quan tâm để tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp liên quan".

Lời giải thích khoan dung hơn cho hành vi của Trung Quốc đến từ các nhà phân tích từng cho rằng họ đã nhìn thấy bằng chứng về một chính sách không nhất quán. Không hề có va chạm hơn nữa kể từ ngày 09 tháng Sáu. Các giải thích của Trung Quốc tại cuộc họp vào ngày 25 Honolulu với các nhà ngoại giao cấp cao Mỹ và ở Bắc Kinh cùng một sứ giả đặc biệt từ Hà Nội đến tham dự cho thấy rằng cuộc khủng hoảng đã chấm dứt trong thời gian này.

Được biết, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng cuộc tham vấn một ngày ở Honolulu, trao đổi về chính sách và mục tiêu hướng tới các diễn đàn khu vực từ 22 đến 23 tháng Bảy, hội nghị Đông Á và các cuộc họp đa phương khác, là "thân thiện, thẳng thắn và xây dựng". Trong khi đó, cố vấn nhà nước Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Phó ngoại trưởng Việt Nam Hồ Xuân Sơn "đã đồng ý để gấp rút hình thành một hiệp ước tham vấn có liên quan đến các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo giải quyết tranh chấp hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc", theo một thông cáo báo chí chung.

Bản báo cáo lạc quan từ Honolulu là không đáng ngạc nhiên, bất chấp lời cảnh báo thẳng thừng của Bắc Kinh trước cuộc họp - khác với những câu hỏi về tự do hàng hải - rằng Mỹ nên để các vấn đề biển Nam Trung Hoa cho những quốc gia nguyên đơn giaỉ quyết để khỏi bị "thiêu cháy bởi cơn giận dữ".

Sau những va chạm mạnh bạo bằng lời với Trung Quốc trong năm 2010, bao gồm những trao đổi tại diễn đàn khu vực tại Hà Nội, Washington đã đầu tư mạnh vào việc sắp đặt lại mối quan hệ song phương. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào tháng Giêng đã cải thiện cuộc hoà giải. Trung Quốc tuyên bố rằng các cuộc họp Hồ-Obama đã mở ra một chương mới trong quan hệ song phương và cho rằng việc xây dựng mối quan hệ giữa hai cường quốc là rất cần thiết.

Như tờ New York Times nhận xet vào thời điểm ấy, chương trình nghị sự của Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước của mình đã "vắng mặt một cách đáng nghi" mối tham vọng trong vùng biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc. Tờ báo kết luận rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã "sung sướng để cho vấn đề được chìm xuống, có lẽ vì lợi ích của việc muốn xoa dịu hơn nữa mối quan hệ với chính quyền Obama". Tuy nhiên, việc chứng tỏ sức mạnh cơ bắp ở vùng biển Nam Trung Hoa hồi đầu tháng Ba của Trung Quốc đang thách thức đến những giả định về sự suy giảm mối căng thẳng Trung-Mỹ từng được dựng nên.

Những hành vi bao gồm việc quấy nhiễu các ngư dân Việt Nam (mà hiện nay sự xảy ra thường xuyên), thiết lập những khu vực chỉ định "cấm xâm phạm" trong các khu đảo san hô gần Philippines và quấy rối tàu thăm dò dầu khí. Sự cố gần đây nhầt, liên quan đến nỗ lực cắt đứt những cáp kéo từ hai con tàu thuộc công ty dầu khí quốc gia của Việt Nam và một chiếc thứ ba dưới hợp đồng với một công ty Philippines, tất cả đều trong vòng 200 dặm (321 km) vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thuộc chủ quyền Hà Nội và Manila, là chưa hề có tiền lệ.

Nói ít nhưng làm nhiều
Với cái nhìn cố định của mình trên khung cảnh lớn hơn, không chính xá là các quan chức Mỹ tại Washington muốn ra khỏi các nguyên tắc của Clinton tại Diễn đàn khu vực châu Á năm ngoái, bao gồm cả việc Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hướng tới một giải pháp hòa bình cho các xung khắc.

Tuy nhiên, giọng điệu bình luận của các viên chức Mỹ rõ ràng là vẫn nhẹ nhàng. Các hành vi của Trung Quốc đã chỉ được mô tả như việc "gây phiền phức" dù còn có hàng chục tính từ mạnh mẽ hơn - như "nghiêm trọng" hoặc "khiêu khích" - vốn mô tả đúng đắn hơn cho tình huống ấy.

Washington đã phải chịu khó khăn để nhấn mạnh rằng Mỹ "không đứng về phe nào" trong cuộc tranh chấp lãnh thổ. Quan điểm "không đứng về phe nào" là không trung thực khi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cho rằng các tranh chấp chủ quyền quốc gia phải được hòa giải qua tham chiếu với "luật pháp quốc tế".

Bằng cách này, Washington muốn nói rằng các quy tắc để sửa chữa những giới hạn của khu đặc quyền kinh tế (EEZ) và vùng lãnh hải đã được nêu trong UNCLOS, Hiệp ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc từng có hiệu lực vào năm 1994 và đã được phê duyệt bởi 161 quốc gia. Áp dụng các quy tắc của UNCLOS vào vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, một khu vực rộng lớn trải dài 1.000 km về phía nam của đảo Hải Nam, trong tất cả các tính toán sẽ để vùng biễn này lại trong hai phần ba diện tích phía đông bắc của vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa - nhóm đảo nhỏ và các đảo san hô trong nửa phía bắc của vùng biển Nam Trung Hoa - và không một vùng biển nào trong số này ở quanh quần đảo Trường Sa về phía nam.

Các quy định của UNCLOS cũng không cho phép Trung Quốc sử dụng những đường cơ sở rút ra từ quần đảo Hoàng Sa để mở rộng đặc khu kinh tế của mình. Trong việc đòi hỏi chủ quyền, Trung Quốc bám vào chứng cớ từ việc khai thác lịch sử, hỗ trợ ngầm bởi khả năng phát triển nhanh chóng lực lượng an ninh hải quân và hàng hải của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, những gì các nhà ngoại giao Mỹ đang nói với các phóng viên là hoàn toàn không quan trọng nếu trong hậu trường họ vẫn đang bận rộn củng cố xương sống của khối ASEAN và can ngăn Trung Quốc khỏi những cơn bốc đồng tồi tệ nhất. Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý khởi động lại những cuộc đàm phán của một "thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản nhằm hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề biển" song phương, bất chấp thực tế thường được Hà Nội thể hiện là một căn bản đa phương.

Có rất nhiều định chế liên lạc giữa giới cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam - giữa đảng với đảng, Bộ với Bộ, các tổ chức quần chúng lớn và đoàn thể, cấp tỉnh tỉnh lân cận với nhau - và một số khá đông các nhà lãnh đạo ở cả hai bên từng đầu tư vào một mối quan hệ lành mạnh và ổn định.

Kể từ đầu năm 2010, các quan chức ở cấp độ có trách nhiệm đã tổ chức sáu vòng đàm phán nhằm làm rõ vị trí về thẩm quyền biển trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, phần biển Nam Trng Hoa mà chỉ có Trung Quốc và Việt Nam cùng tranh chấp quyền sở hữu. Những cuộc đàm phán - mà dường như cho đến nay vẫn ít có tiến bộ nào đáng kể - đã bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng hiện tại, một sự trùng hợp khiến dẫn đến một số ủng hộ cho lý thuyết rằng sự cố cho thấy mục tiêu thật sự của Bắc Kinh đã bị cắt ngang bởi một mưu đồ của chủ nghĩa siêu ái quốc Trung Quốc.

Dù đúng hay sai, không chắc là Bắc Kinh sẽ phủ nhận những sự cố gây ra bởi lực lượng hải giám của mình sau thực tế xảy ra. Thật vậy, người phát ngôn của Trung Quốc đã liên tục cố gắng miêu tả các vụ đụng độ gần đây là những phản ứng hợp lý trước hành động khiêu khích của Việt Nam hoặc Philippines. Như vậy trên thực tế Trung Quốc đã chuyển hướng tới một lý thuyết về sự can thiệp để đảm bảo quyền độc quyền khai thác tài nguyên biển Nam Trung Hoa ở bất cứ nơi nào trong giới hạn "chín dòng vạch" khét tiếng của mình phủ khắp khu vực.

Vì vậy, những gì có thể làm được để đưa những đòi hỏi rắc rối vào một lộ trình hướng tới cuộc phân giải công bằng căn cứ vào luật pháp quốc tế ? Điều này tùy thuộc vào việc Indonesia chứng minh được mối thích đáng liên tục của ASEAN đối với các tranh chấp qua việc vận dụng Diễn đàn khu vực châu Á và các cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới để mang lại kết quả, hoặc một sự đồng thuận. Sau Tháng Mười Một, ghế chủ tịch của ASEAN sẽ đến tay Campuchia, rồi Myanmar và sau đó là Lào - tất cả các nước từng xem Trung Quốc là khách hàng cấp nhà nước vốn chắc sẽ không thể chống lại áp lực từ Bắc Kinh.

Một bài xã luận gần đây trên tờ Jakarta Post đề nghị một phương hướng mới. Bài viết lập luận rằng sau 10 năm căng thẳng để tìm một mẫu số chung đồng thuận thấp nhất, trước tiên là khối ASEAN nên đến với một nền tảng chung về quy tắc ứng xử, từ đó đặt áp lực lên Trung Quốc để hành động có trách nhiệm như một siêu cường trong khu vực.

Chừng nào các thành viên của ASEAN còn không thể đồng ý với nhau, Trung Quốc vẫn còn khó mà cưỡng lại cám dỗ của việc lựa ra từng đối thủ riêng lẻ. Một khi đã quy phục được Philippine và Việt Nam, bằng cách chia để trị thì Malaysia và Brunei sẽ dễ dàng hơn để tạo áp lực. Ngược lại, nếu bốn nước ASEAN tranh chấp lãnh hải có thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với nhau, họ sẽ ở vào được một vị trí đáng kể để đàm phán mạnh mẽ trực diện với Trung Quốc. Trừ khi bị lôi kéo bởi các khách hàng của Trung Quốc trong nội bộ ASEAN, cũng không phải phân chia các phần của Biển Nam Trung Hoa bao gồm quần đảo Trường Sa trải dài rất khó chứng minh. Tất cả bốn nước tranh chấp ASEAN đã cho thấy sự sẵn lòng để áp dụng quy định UNCLOS của mình, chỉ còn Trung Quốc tiếp tục chống lại điều này.

.
.
.

No comments:

Post a Comment