Wednesday, June 1, 2011

TỔNG GIÁM MỤC SÀI GÒN KÊU GỌI NHÀ CÂM QUYỀN TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO (Phillip Blair)



AsiaNews - May23, 2011

mythanh dịch
01-06-2011

Hồng y Pham Minh Mẫn viết cho Thủ tướng, lên án sự suy đồi từng bước trong các quyền hạn về tín ngưỡng. Luật chính phủ ban hành quy định sự kiểm soát của nhà nước cao hơn, đóng một vai trò độc đoán trong việc cho phép hành đạo. Đó là mối quan tâm của hàng giám mục Việt Nam.

HCM City (AsiaNews) - Hồng y Jean Baptise Phạm Minh Mẫn của giáo phận Sài Gòn đã gửi một lá thư lên Thủ tướng Việt Nam với nhận xét như sau: "Tổng quát, các sửa đổi cho sắc lệnh 22/2005 của chính phủ là một bước thụt lùi lớn so với nguyên bản của nó, Sắc lệnh về Tín ngưỡng và Tôn giáo, và hiến pháp." Lá thư, được đăng trên VietCatholic News vào ngày 20 tháng Năm, sau khi vị giám mục nhóm họp với các đại diện của tất cả các giáo xứ trong hàng linh mục giáo phận Sài Gòn, bàn về dự luật một tuần trước đó.

Vị giám mục tiếp: "Chủ yếu, các sửa đổi được đề nghị của đạo luật phản ảnh ý định của chính quyền muốn thiết lập lại cơ chế Xin-Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Tiến trình Xin-Cho biến các quyền hợp pháp của công dân thành những đặc ân nằm trong tay các viên chức nhà nước, những người có quyền ban phát qua các thủ tục hành chánh quan liêu."

Giám mục cảnh giác: "Cơ chế Xin-Cho, vì thế, không những giới hạn quyền tự do của người dân, mà còn biến "nhà nước của dân, do dân và vì dân" thành "Ông Chủ của Nước" người nắm trong tay tất cả các quyền hành, phân phát hay giữ lại với dân chúng một cách tuỳ hứng."

Hàng Giám Mục Việt Nam đã liên tục bày tỏ sự lo ngại rằng tính chất không thể nhượng bộ là tự do tôn giáo tại Việt Nam còn rất xa rời thực tế vì một "rừng luật" đầy những nhập nhằng và mâu thuẫn. Sự việc chỉ có lợi cho ý đồ khắc chế, giới hạn, và dựa vào đó kiểm soát các cộng đồng tôn giáo.

Quả là, điều 70 Hiến pháp 1992 của nước CHXHCNVN xác nhận rằng: "Công dân được hưởng tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, có thể theo bất cứ đạo nào hoặc không theo đạo. Tất cả mọi tôn giáo là bình đẳng trước luật pháp. Nơi thờ phượng của mọi niềm tin và tôn giáo được luật pháp bảo vệ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng và tôn giáo, cũng không ai được lạm dụng tín ngưỡng và tôn giáo để đi ngược lại luật pháp và chính sách của Nhà nước."

Cụm từ "lạm dụng niềm tin và tôn giáo" là mập mờ và dễ bị điều khiển bằng nhiều cách định nghĩa. Thật vậy, các hoạt động thông thường của tôn giáo, như là việc Thiên Chúa Giáo tham gia vào công bằng xã hội và cổ vũ cho nhân quyền, đã có biết bao lần được xem là "lạm dụng niềm tin và tôn giáo" theo như điều luật.

"Rõ ràng, điều khoản không cho biết bất cứ tiêu chuẩn như thế nào là "lạm dụng", cũng không nói ai là người có thẩm quyền phán xét một hoạt động cụ thể nào đó có rơi vào định nghĩa này không," theo lời linh mục Peter Hansen gốc Melbourne, "Sự mập mờ gây tranh cãi, là chủ ý của người viết luật, rằng, quyền quyết định là do ở nhà nước Việt Nam, Giáo hội chính nó không có vai trò gì cả. Đây là lối ngầm cho phép Nhà nước rộng đường hạn chế những sinh hoạt hợp hiến của tôn giáo, và một cách hiển nhiên, đặt ngoài vòng pháp luật bất cứ chuyện gì không ưng ý," nhà diễn thuyết về Giáo Hội tại Á châu của Australian Catholic Theological College cảnh báo. Hơn nữa, những điều khoản, như luật được tìm thấy trong một lô những điều luật, sắc lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo, điển hình là sắc lệnh chính phủ 22/2005 công bố vào ngày 1/3/2005, sắc lệnh chính phủ 26/1999, ban hành ngày 19/4/1999 được dựa theo chỉ thị của Đảng Cộng sản (số 37 CT/TW), phổ biến vào ngày 2/7/1998, có những phân nhánh xa hơn cho sinh hoạt tôn giáo và quyền tín ngưỡng của công dân. Nhiều trong số điều khoản này đã bị chỉ trích là lập ra các trở ngại không chính thức cho tự do tôn giáo thật sự.

Cơ bản, những điều khoản như-luật này khẳng định rẳng tất cả các tôn giáo và các giáo phái phải được chính quyền trung ương công nhận để hành đạo một cách hợp pháp.

Nhưng, "Nhà nước chỉ công nhận sự hiện hữu của các tôn giáo chứ không phải vị thế hợp pháp của chúng và quyền trên luật pháp của hàng giáo sĩ. Các giáo sĩ, vì thế, không có quyền công dân như người thường cũng không thể đại diện tôn giáo họ trên luật pháp. Các tổ chức tôn giáo không được đối xử công bằng như các nhóm xã hội khác theo Hiến pháp và luật ... Thay vì được vui hưởng các quyền hợp pháp của họ, họ phải xin xỏ phép tắc để tổ chức các lễ hội, để rao giảng về đức tin, để thực hiện lễ khánh thành hay tấn phong," Hồng Y than vãn.

Thật sự, theo biên bản của hội nghị, do linh mục Maria Lê Quốc Thanh ký, chủ tịch của Uỷ Ban Tổng giáo phận Công Lý và Hoà Bình (Archdiocesan Justice and Peace Commission) mới ra đời, đã bày tỏ nỗi tức giận của những người tham dự bên trong khi mà các sinh hoạt tôn giáo bao gồm các nghi thức tế lễ, phục vụ cầu nguyện, bài thuyết pháp, các lời dạy giáo lý phải có giấy phép thường niên, hoặc được cho phép đặc biệt từng lần một, như việc thu nhận tu sinh phải chấp hành theo quy định của Uỷ ban Sự vụ Tôn giáo Quốc doanh. Các buổi tĩnh tâm và "các hoạt động tôn giáo tương tự" phải theo đúng định chế của nhà nước; các hội họp tôn giáo phải được nhà nước chấp thuận. Báo chí, in ấn, và các xuất bản quan trọng, đặc biệt "các bài báo văn hoá tôn giáo", là do nhà nước quy định.

Với sự liên hệ cố hữu giữa Vatican và Giáo hội Công giáo toàn cầu nói chung, các điều khoản quy định về liên hệ tôn giáo ngoài nước đặc biệt quan trọng đối với Giáo hội Cộng giáo Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đòi hỏi việc thụ phong các chức vị tôn giáo (đặc biệt là Giám mục và Hồng y phải được nhà nước chấp thuận, như vậy trên thực tế nhà cầm quyền có quyền phủ quyết việc phong bổ giám mục. Trong quá khứ đã có rất nhiều lần họ đã xử dụng quyền hạn này để bác bỏ các linh mục do Vatican đề cử.

Dự luật xác nhận rằng các sinh hoạt đối ngoại của các tổ chức tôn giáo phải tuân theo các chính sách và mệnh lệnh của Nhà nước, và các tổ chức này phải thông báo với Uỷ ban Sự vụ Tôn giáo về bất cứ bài bản chỉ dẫn nào nhận được từ "các tổ chức và các nhân vật tôn giáo ngoại quốc", và rồi tuân thủ với bất cứ điều lệnh nào do Uỷ ban ban hành. Những thư mời từ "các cá nhân và tổ chức tôn giáo ngoại quốc" phải được chấp thuận của Uỷ ban Sự vụ Tôn giáo. Người ngoại quốc muốn tham dự các sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam phải đăng ký với các Uỷ ban Nhân dân tại địa phương, và bất cứ trợ giúp nào từ các tổ chức tôn giáo nước ngoài phải được Uỷ ban Sự vụ Tôn giáo cho phép.

Đạo luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo ban hành vào 18/6/2004 xác minh rằng "các tài sản hợp pháp của tất cả các tôn giáo đều được luật pháp bảo vệ". Tuy nhiên, "trên thực tế, không có bất cứ một văn bản pháp luật nào đặt điều khoản rõ ràng những tài sản này được bảo vệ như thế nào và chủ quyền của các cộng đoàn này được bảo vệ ra sao," vị giám mục đặt vấn đề. "Đó là nguyên nhân hàng loạt cơ sở và đất đai đã bị cưỡng chiếm một cách bất công," ông thêm. Phản ánh quan điểm của các giám mục Việt Nam trong tuyên bố ngày 25/9/2008, vị Hồng y nhận định rằng luật đất đai và tài sản là lỗi thời và mâu thuẫn, chúng cần phải được điều chỉnh. Chính phủ Việt Nam cần phải tôn trọng quyền tư hữu như đã được minh định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: "Mọi người đều có quyền làm chủ tài sản riêng một mình cũng như là liên kết chủ quyền chung với người khác." và "Không ai bị tước đoạt tài sản họ một cách độc đoán."

Tóm lại, điều Hồng y Jean Baptise Phạm Minh Mẫn chỉ trích tu chính án 5 của sắc lệnh 22/2005 là trong khi vẫn duy trì tất cả những cấm đoán nghiêm ngặt trước đó về tự do tôn giáo, nó còn đòi hỏi thêm các thủ tục hành chánh của cơ chế "Xin-Cho."

Để kết thư, Hồng y đã nhấn mạnh rằng Cộng đồng Công giáo Việt Nam "tha thiết mong mỏi việc xây dưng hệ thống pháp luật hướng đến sự thăng tiến của dân, vì dân để đất nước có thể phát triển được bền vững." Ông cẩn trọng nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam rằng, "Tương tự, để luật pháp được tôn trọng, cần dũng cảm thay đổi định kiến, tôn trọng sự thật khách quan, và thay đổi từ những căn bản của luật pháp, chứ không chỉ trên các chỉnh lý hay sắc lệnh."

@DCVOnline

.
.
.

No comments:

Post a Comment