Wednesday, June 29, 2011

NHỮNG ĐIỀU NÓI TRONG CÔNG HÀM TT PHẠM VĂN ĐỒNG (Vũ Quí Hạo Nhiên)


Vũ Quí Hạo Nhiên
June 28, 2011

(Tiếp kỳ trước)

Hôm nay tớ nói về nội dung bức công hàm và hai cách khác nhau để đọc văn bản này. Kỳ tới nói tiếp về ý nghĩa và ảnh hưởng của nó.

Đây là ảnh chụp bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Tổng lý Chu Ân Lai.

Theo một bản sao báo Nhân Dân (xem ở đâyở đây – nhưng tớ chưa kiểm chứng bản sao là thật), bức công hàm này được Đại sứ Việt Nam Nguyễn Khang trao cho Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cơ Bàn Phi.
.
Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở đâu trong công hàm này?

Có một luồng lập luận cho rằng công hàm này không nói gì tới Hoàng Sa, Trường Sa hết, và vì vậy nó chả là gì đáng kể. Đúng vậy, đọc từ trên xuống dưới, những từ “Hoàng Sa” hay “Trường Sa” không hề xuất hiện trong công hàm.
Do đó, có một cách đọc công hàm này, là nó chỉ nói về chuyện 12 hải lý, chứ không hề nói chuyện Trường Sa Hoàng Sa.
Khỏe.
Xong.
Đó cũng là một cách, nhưng khách quan mà nói, cách đọc đó không trung thực và sẽ khó thuyết phục.

Một cách đọc khác, là đọc đầy đủ để biết Thủ tướng Phạm Văn Đồng “thông báo tin” gì cho đồng chí Tổng lý:
1. Rằng VNDCCH “ghi nhậntán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.”
2. Rằng VNDCCH “tôn trọng quyết định ấy.”
3. Rằng VNDCCH “chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.”

Vậy trong hai phần 1 và 2, Thủ tướng Đồng nói nước VNDCCH ghi nhận, tán thành, và tôn trọng cái gì? Cái quyết định ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc.

Quyết định đó có thể tìm thấy ở khá nhiều nơi trên internet, thí dụ như ở đây (tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 1972), hoặc ở đây (Viện Thông tin Luật pháp Hong Kong, scroll xuống văn bản thứ 3)

Bản tuyên bố có 4 điều:
Điều 1. Territorial sea của TQ có bề ngang 12 hải lý, áp dụng cho “toàn bộ lãnh thổ nước CHNDTH, kể cả … Đài Loan … quần đảo Tây Sa … quần đảo Nam Sa …”
Điều 2. Đối với các đảo, TQ vẽ đường baseline quanh các đảo, rồi tuyên bố territorial sea là 12 miles từ đường baseline đó.
Trong Điều 2, Trung Quốc liệt kê nhiều đảo, trong đó không có Trường Sa (Nam Sa) Hoàng Sa (Tây Sa).
Điều 3. Cấm tàu bè nước khác không được vào vùng territorial sea của TQ.
Điều 4. Điều 2 và 3 áp dụng cho những đảo Đài Loan, Bành Hồ (thuộc Đài Loan), Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa, và tất cả các đảo khác “thuộc Trung Quốc.”
Có vẻ có lý do tại sao các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Đông Sa, v.v. được liệt kê riêng trong Điều 4 mà không liệt kê chung trong Điều 2: Các đảo trong Điều 4 không nằm hết trong tay Trung Quốc vào năm đó. Còn các đảo trong Điều 2 thì Trung Quốc đã nắm rồi.

Nói tóm lại, bản tuyên bố khẳng định Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là của Trung Quốc, và đó là điều Thủ tướng Đồng đã đồng ý, ghi nhận, tán thành, và tôn trọng.

(Kỳ tới tớ thảo luận về lý giải “đảo của VNCH ko phải của VNDCCH”)

---------------------------------------

Vũ Quí Hạo Nhiên
June 25, 2011

Bức công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một dẫn chứng quan trọng của phía Trung Quốc khi họ cho rằng Việt Nam không có quyền đòi Trường Sa và Hoàng Sa. Thí dụ như mới đây nhất trên tờ China Daily chẳng hạn.

Vietnamnet Bridge mới đây đăng, bằng tiếng Anh, một tài liệu của Bộ Ngoại Giao Việt Nam với tựa đề “Tài liệu lịch sử về chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Tài liệu này trích dẫn những sự kiện, văn bản, từ rất xưa cho tới ngày nay, và có chụp cả một bản văn của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.
Nhưng tài liệu này lại bỏ qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, làm như không có.

Bạn Hoàng Lan (THTNDC) cho rằng đây là thiếu sót và không thẳng thắn. Bạn í cho rằng lẽ ra “phải đối mặt, và giải thích nó theo hướng có lợi cho mình.” Hoàng Lan viết trên Facebook:
“Chứ cứ giấu nhẹm với dư luận trong nước để TQ đơn phương khai thác những thông tin bất lợi đó, thì là tự đặt mình vào thế yếu.”

Tớ đồng ý. Giả sử ta có đứa con, đi đón nó về, bạn bè mách nó giựt kem của bạn rồi đánh bạn. Đứa con phân trần là cây kem của nó, nhưng phớt lờ không nói gì đến chuyện có hay không có đánh bạn.
Vậy phản ứng của ta là, con mình nó có đánh bạn hay không? Dù nó là con mình, việc nó phớt lơ chuyện bị mách đánh bạn, đủ làm mình nghi là nó có đánh bạn thật. (Chuyện đánh bạn có lý hay không có lý, tính sau.)

Ở đây cũng vậy. Mình đăng bài bằng tiếng Anh, thì mục đích là để thuyết phục dư luận quốc tế rằng “ta đúng, nó sai.”
Mà quốc tế, thì họ sẽ xem Trung Quốc nói gì, xem Việt Nam nói gì, rồi họ quyết định. Họ sẽ quyết định dựa trên những gì họ thấy, chứ không phải dựa trên cảm tính là “Tàu Cộng nói dối.”

Thế nào họ cũng thấy có vụ Trung Quốc nhắc đến công hàm Thủ tướng Đồng. Rồi họ sẽ lại thấy Việt Nam phớt lờ bức công hàm đó.
Vậy thì họ sẽ nghĩ gì?

Khi thông tin không thể bưng bít được, thì đừng bưng bít.

Bưng bít lắm, lại phản tác dụng. Thay vào đó, hãy mạnh dạn trưng công hàm đó ra, rồi giải thích, biện luận, v.v., chứ giấu nhẹm đi, là nhường sân cho Trung Quốc đá một mình.

(Kỳ tới, tớ sẽ bàn vào nội dung bức công hàm đó.)

--------------------------------------------


VIỆT NAM CẦN ĐIỀU CHỈNH LẠI CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG   Trương Nhân Tuấn

Trương Nhân Tuấn    -   Đăng ngày: 11:39 24-06-2011

Trương Nhân Tuấn   -   Đăng ngày: 15:30 26-06-2011


Vũ Thị Phương Anh   -    Chủ nhật, ngày 26 tháng sáu năm 2011

China runs gauntlet in South China Seas
Jian Junbo và Wu Zhong   -    The Asia Times

Lê Quốc Tuấn. X-cafeVN chuyển ngữ    -    Thu, 06/23/2011 - 21:55
.
.
.

No comments:

Post a Comment