Sunday, June 26, 2011

MỸ ĐÃ ĐẨY TRUNG QUỐC TỚI GIỚI HẠN ? (Mark Valencia)



Mark Valencia
Diplomat   -   24-06-11

Đăng bởi anhbasam on 26.06.2011

Khi căng thẳng gia tăng trên biển Đông, các nhà phân tích lấy làm lạ là vì sao Trung Quốc bất ngờ đưa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mạnh mẽ như vậy.

Sau một loạt các sự cố gây gổ liên quan đến các tàu tuần tra của Trung Quốc và tiếp theo là các tuyên bố chính thức nhẹ nhàng, nhiều nhà phân tích đang cố tìm hiểu những gì thực sự đang diễn ra. Đặc biệt là, tại sao các bộ phận khác của chính phủ Trung Quốc lại đưa ra tín hiệu lẫn lộn, và lựa chọn gần như mọi hành động cùng một lúc là làm xấu hổ chính lãnh đạo của họ, phá hoại “chiến dịch lấy lòng” thành công và đã được nuôi dưỡng một cách cẩn thận của Trung Quốc đối với ASEAN, và đi vào đúng chiến lược của Mỹ về việc thuyết phục các nước ASEAN rằng họ cần Mỹ bảo vệ nếu bị Trung Quốc bắt nạt? Ở Trung Quốc, con tàu chính trị đã rời khỏi ga, và các nước ASEAN vừa thay đổi chỗ ngồi hoặc đổi toa xe trên tàu hoả?

Ở đây, chúng ta không chỉ nói về các hành vi vi phạm trắng trợn Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC) đã đồny ý một cách chính thức, mà tất cả các bên đều có tội, nhưng những lời nói của các lãnh đạo mâu thuẫn do các hành động không đúng lúc. Khi tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 5 tháng 6 rằng, “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông” và rằng “Trung Quốc thực hiện” DOC, tin tức đã đưa, vào ngày 26 tháng 5, một tàu khảo sát thăm dò địa chấn của Việt Nam, hoạt động ở khu vực Việt Nam tuyên bố thềm lục địa, đã bị một tàu tuần tra Trung Quốc cắt cáp.

Ngay sau sự kiện đó, Trung Quốc đã gửi hai phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến Đông Nam Á để cố gắng trấn an các nước đòi chủ quyền khác trong khối ASEAN. Nhưng sự cố lần thứ hai đã xảy ra vào ngày 9 tháng 6, chỉ hai tuần sau đó. Ngày 4 tháng 3, Philippines phản đối một sự cố ở bãi Cỏ Rong, trong đó hai tàu tuần tra của Trung Quốc bị cáo buộc đe dọa đâm vào tàu ​​kho sát Philippines. Sau đó, vào ngày trước chuyến đi ca ông Lương Quang Lit đến Manila, máy bay chiến đấu Trung Quc b cáo buc quy ri các thành viên của lực lượng vũ trang của Philippines gần các quần đảo tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc phản ứng lại các cuộc biểu tình dữ dội từ Việt Nam và Philippines, rằng bất kỳ sự thăm dò nào ở khu vực Trường Sa mà không có sự đồng ý của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của họ. Liên kết sự kiện này với các lập trường rõ rệt và sâu rộng của Trung Quốc và việc thực thi của họ đã làm cho các nước tranh chấp chủ quyền ASEAN lạnh sống lưng và thu hút sự chú ý của Mỹ.

Những tranh chấp và các sự cố này chắc chắn không phải là mới, nhưng tại sao nó lại xảy ra bây giờ, và tại sao Trung Quốc lại gửi các tín hiệu lẫn lộn như vậy? Thời gian này được cho là lúc đàm phán để chuyển Tuyên bố Ứng xử thành Quy tắc Ứng xử (COC) thực thi chính thức. Không cần phải nói, nỗ lực này hiện nay có thể bị hấp hối. Bất chấp các lời lẽ thuyết phục của Trung Quốc, các nước ASEAN thực sự báo động và đang tìm Hoa Kỳ để được giúp đỡ và hỗ trợ. Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc và đã xen vào vấn đề này qua bài phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại cuộc họp các Ngoại trưởng ở Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 – vui vẻ giúp đỡ, ít nhất là bằng lời nói và bằng các tín hiệu mà quân đội [các nước ASEAN?] hiểu.

Điều khôi hài lớn là chẳng có điều nào cần thiết đối với Trung Quốc. Vấn đề của họ với Hoa Kỳ, liên quan đến các hoạt động thu thập tình báo của các tàu quân sự Hoa Kỳ và máy bay – EP-3, tàu Impeccable, Victorious, Bowditch – ở vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, các tuyên bố không mâu thuẫn với các đảo hay không gian biển. Những điều này chỉ có thể liên quan đến một kịch bản xấu nhất, là Trung Quốc đã quyết định rằng họ không đồng ý với các phần của Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, mà họ đã phê chuẩn và với luật pháp quốc tế mà các nước phương Tây đã phát triển và áp đặt lên Trung Quốc trong khi họ còn yếu. Nói cách khác, Trung Quốc thực sự muốn đòi chủ quyền trong đường chín đoạn đối với tất cả các đảo, đá, vùng biển và tài nguyên trên biển Đông và một mình Trung Quốc sẽ quyết định chế độ qua lại áp đặt ở đó. Điều này là cực đoan và có thể dẫn đến chiến tranh.
Nếu không, Trung Quốc có thể đòi hầu hết những gì mà họ muốn bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế hiện hành và Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Họ có thể đòi các đảo, đá ngầm và, với các hòn đảo hợp pháp (đảo có người ở), thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi đảo. Dĩ nhiên, họ sẽ phải thương lượng các biên giới với các nước tranh chấp khác. Nhưng dù sao đó là tình hình hiện tại và lập trường pháp lý của Trung Quốc rất yếu. Khu vực tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc sẽ gần giống như phần trong đường đứt khúc chín đoạn và lý lẽ sẽ là hợp pháp, tức là, được hỗ trợ bởi Công ước.

Liên quan đến vấn đề hàng hải, Mỹ đã không phê chuẩn Công ước và không có nhiều tính hợp pháp để tranh luận hay làm sáng tỏ điều đó. Hoa Kỳ sẽ bị nhiều người coi là ‘bắt nạt’ nếu Mỹ cố gắng áp đặt sự diễn giải của mình lên thế giới. Điều khó hiểu là Trung Quốc đã có các chuyên gia giỏi về luật biển, nhận thức được cơ hội này và Trung Quốc dường như tránh sử dụng lựa chọn này.

Có lẽ chiến lược và chiến thuật của Mỹ là đẩy một phần lãnh đạo quân sự của Trung Quốc đi tới giới hạn. Có lẽ Trung Quốc đã kết luận từ điều mà họ cho là chính sách “ngăn chặn” của Mỹ và các tàu và máy bay gián điệp công nghệ cao, tích cực thăm dò liên tục, nên chiến tranh không thể tránh khỏi. Theo kịch bản này, Trung Quốc cảm thấy phải bảo vệ chỗ sơ hở yếu kém của mình và đẩy ‘khu’ phòng thủ của Trung Quốc càng xa về phía Nam và càng ra xa ngoài biển càng tốt. Dĩ nhiên đây là điều mà Hoa Kỳ ghét cay ghét đắng, đặc biệt là Hải quân Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, DOC hoặc ngay cả COC sẽ không có ích lợi gì nhiều.

Chúng ta hãy hy vọng sự giải thích thực sự sẽ tốt hơn. Một khả năng là sự nhầm lẫn và thiếu phối hợp giữa các quan chức cấp cao trong chính sách ngoại giao và quân đội, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc. Nhưng điều này cũng có nghĩa là, chính sách đối ngoại của Trung Quốc thay đổi hoặc lộn xộn về vấn đề này, và rằng Hải quân Trung Quốc đã trỗi dậy như là người sắp đặt chiều hướng (đường đi nước bước) và là người phát ngôn.

Hãy nhớ rằng ngay khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates đến thăm Trung Quốc trong chuyến đi lịch sử của ông vào tháng 1 năm 2011, quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình và các lãnh đạo dân sự cho thấy họ bị bất ngờ. Nếu quân đội thỉnh thoảng hành động độc lập với các lãnh đạo dân sự, điều này có thể giải thích, sự chia rẽ dường như đó là lời nói của các quan chức Trung Quốc và hành động của Hải quân Trung Quốc. Và điều này thực sự đáng lo ngại.

Dù trong tình huống nào đi nữa, tình hình có vẻ tồi tệ hơn trước khi sáng sủa hơn. Nhiều cuộc khảo sát và thăm dò [dầu khí] được lên kế hoạch ở các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Và Việt Nam đã tiến hành một cuộc diễn tập quân sự có bắn đạn thật và đã kêu gọi quốc tế, gồm cả Hoa Kỳ, giúp đỡ để giải quyết các vấn đề. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hiếm khi thấy, đã nổ ra tại Hà Nội và Manila. Vào lúc này, có thể nói là “sẽ có nhiều điều bất ngờ”.

Mark Valencia là nhà nghiên cứu cao cấp cho Văn phòng Nghiên cứu Quốc gia châu Á. Bài báo này là bản chỉnh sửa của một bài viết do Viện Nautilus đăng lúc đầu ở đây.

.
.
.

No comments:

Post a Comment