Wednesday, June 1, 2011

KHI TRUNG QUỐC DÙNG GIÀN KHOAN KHỦNG ĐE LÁNG GIỀNG (Japan Times)



Cập nhật lúc 02/06/2011 06:02:00 AM (GMT+7)

Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệthống định vị toàn cầu, giàn khoan Trung Quốc mang tên CNOOC 981 có thể bắt đầuphục vụ hoạt động khoan thăm dò ở Biển Đông vào tháng 7.

>> Trung Quốc định đưa giàn khoan 'khủng' ra Biển Đông

Tờ Japan Times hôm qua (1/6) đã đăng tải bài viết của Michael Richardson - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu ĐôngNam Á ở Singapore về chuyện giàn khoan “khủng” của Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây đã hoàn thành mộtgiàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m. Giàn khoan được bàngiao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuấtdầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.
Đây có thể là dấu hiệu quan trọng khikinh tế và nỗ lực hiện đại hóa quân sự đủ làm trụ cột cho những tuyên bố của BắcKinh nhằm kiểm soát hầu hết các đảo, mặt nước và đáy biển tại trung tâm hàng hảicủa Đông Nam Á.

Mở rộng địa hạt khai thác thăm dò dầu khí
Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệthống định vị toàn cầu, giàn khoan mang tên CNOOC 981 có thể chịu được nhữngrung chấn do bão lớn gây ra. CNOOC tuyên bố có kể hoạch sử dụng giàn khoan đểbắt đầu cho hoạt động khoan thăm dò ở Biển Đông vào tháng 7.
Tập đoàn này không nói rõ địa điểmchính xác, nhưng tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết, giàn khoan nướcsâu sẽ được đưa tới điểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiếtlập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khaithác của Biển Đông”.
Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảoTrường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc giaĐông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Chính sách ngày càng quyết đoán củaTrung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã được nhấn mạnh thêm lần nữa vào cuốituần trước, khi Bắc Kinh cố tình bác bỏ phản đối của Việt Nam về việc Trung Quốcxâm phạm chủ quyền Việt Nam. Việt Nam cho hay, ba tàu hải giám Trung Quốc đã cắtcáp một tàu thăm thăm dò địa chấn của Petro Việt Nam khi tàu đang hoạt động ởngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam.
Việt Nam khẳng định, vị trí mà ba tàuhải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh(Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Theo người phátngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khuvực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoạigiao Trung Quốc Khương Du ra sức bênh vực hành động của tàu hải giám: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt độnggiám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩmquyền tài phán của Trung Quốc”.
Trung Quốc tuyên bố kiểm soát khoảng80% Biển Đông. Tuy nhiên, cho tới nay, họ giới hạn trong việc đơn phương tìmkiếm dầu khí ở khu vực phía bắc vùng biển.

Thỏa cơn khát dầu
Tuy nhiên, sức mạnh quân sự Trung Quốcđang trỗi dậy và nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế ngày một lớn. Vì vậy, TrungQuốc trở nên quả quyết hơn trong việc bảo vệ các hòn đảo và biên giới hàng hảimà họ tuyên bố chủ quyền và những tài nguyên kinh tế tại những khu vựcấy.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc -tờ báo mang đậm quan điểm dân tộc chủ nghĩa - còn nói rằng, các quốc gia khátnăng lượng quanh Biển Đông đã khai thác tài nguyên dầu khí của Trung Quốc trongnhiều năm.
Triệu Anh, một học giả tại Viện Khoahọc xã hội Trung Quốc lớn tiếng kêu gọi: “Giá trị các nguồn tài nguyên tự nhiêncủa Biển Đông rất rộng lớn. Những công nghệ hiện tại sẵn sàng để Trung Quốc khaithác nguồn tài nguyên ở đó. Nỗ lực bảo vệ hoạt động của mình cũng như ngănchặn nước ngoài thăm dò trái phép trở nên có ý nghĩa và cần thiết”.
Theo các quan chức Trung Quốc, tính đếngiữa năm 2010, hơn 200 cấu tạo dầu khí, khoảng 180 mỏ dầu khí được phát hiện ởBiển Đông, hầu hết ở khu vực nước sâu từ 500 - 2.000 mét.
Trong tháng 2, một thông tin do đàitruyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉnhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tựnhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và pháttriển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dòvà khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC DươngHoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm2011.
Giàn khoan mới của Trung Quốc - giànkhoan đầu tiên trong hàng loạt giàn khoan được lên kế hoạch xây dựng - đã “trìnhlàng” vào ngày 23/5 và được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thôngnước này. Nó có thể khiến Trung Quốc không còn phụ thuộc vào các nhà thầu nướcngoài trong hoạt động khoan biển sâu và cho phép họ thăm dò vùng biển sâu tới3.000 mét, gấp sáu lần so với trước đây.

Những toan tính
Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoanCNOOC 981 vào khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóngtàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Giàn khoan dầukhổng lồ này dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặtsàn bằng sân bóng đá chuẩn, nó có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độsâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài, theo số liệu củaCSSC.
Cần chú ý rằng, các quốc gia như ViệtNam và Philippines khó có thể tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở độ sâu như vậy. LâmBác Cường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại Đại học Hạ Môn,Trung Quốc nói rằng: “Cần luôn luôn đi đầu khi cạnh tranh nguồn tài nguyên khôngtái tạo được ở các khu vực biển tranh chấp cũng như các nguồn tài nguyên khôngvô hạn”.
Gần đây, Trung Quốc và Philippines cũngcó tranh cãi về quyền năng lượng ngoài khơi ở Biển Đông. Manila đã chính thứcgửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ. Philippines phản đối mạnh mẽvề vụ việc ngày 2/3 khi hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu một tàu thămdò dầu khí Philippines ở Reed Bank (Bãi Cỏ rong), cách phía tây đảo Palawan củaPhilippines khoảng 250 km.
Ngày 25/3, hai ngày sau khi Bộ Nănglượng Philippines công bố cuộc thăm dò địa chấn ở Reed Bank đã hoàn thành, BộNgoại giao Trung Quốc cảnh báo: “Bất kỳ hành động của quốc gia hay côngty nào thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc mà không đượcphép của chính phủ Trung Quốc sẽ bị coi là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, sẽlà trái phép và không hợp lệ”.
Cho dù khả năng Trung Quốc sẽ sử dụngsức mạnh hải quân đang ngày càng lớn mạnh để bảo vệ giàn khoan mới nếu nó đượcđưa tới khu vực phía nam Biển Đông vẫn còn đang bỏ ngỏ thì chỉ một giàn khoankhổng lồ cũng đã đủ biểu trưng cho sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng của nước này.
Và như vậy, mặc dù không mang vũ khí,nhưng bất kỳ nỗ lực nào của lực lượng quân sự Đông Nam Á nhằm hạn chế hoạt độngcủa giàn khoan khổng lồ ở Biển Đông cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ trả đũatừ Bắc Kinh. Nó cũng có thể gây ra thảm họa ô nhiễm nếu giàn khoan tiến hànhkhoan hoặc sản xuất dầu trong khu vực kéo theo sự can thiệp của nước nào đó chịutổn thất chính yếu bởi họ ở khoảng cách đối mặt với nguy cơ dầu tràn gần hơnnhiều so với Trung Quốc.

Thái An (Theo japan times)
.
.
.

No comments:

Post a Comment