Friday, May 27, 2011

VIỆT NAM ĐẨY NHANH VIỆC SẢN XUẤT VŨ KHÍ TRANG BỊ HẢI QUÂN (VietnamDefence)

5/27/2011 10:38:00 PM

VietnamDefence - Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.
Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.
Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.
Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.
Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.
Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.
Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.
Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.
Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.
Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.
Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.
Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.
Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.
Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.
Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.
Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.

Nguồn: Armstrade, 27.5.2011.

---------------------------

VietnamDefence
10/27/2010 7:41:00 AM

VietnamDefence - Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.

Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam

Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh 2010 khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.
Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao.
Theo Arms-expo, Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2015.
Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.
Việt Nam sẽ đóng các tàu này với sự giám sát kỹ thuật từ phía hãng thiết kế là TSMKB Almaz (St. Petersburg) và Nhà máy đóng tàu Vympel.
Trong hợp đồng đóng các tàu Molnya có phương án đóng thêm 4 chiếc nữa. Việc chuyển từ phương án sang hợp đồng cứng dự kiến thực hiện sau khi chuyển giao cho Hải quân Việt Nam những tàu đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.
Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”.

Nguồn: arms-tass 26.10; arms-expo, 27.10; MP, 27.10.10.

--------------------------------
.
.
.

No comments:

Post a Comment