Monday, May 2, 2011

TỰ DO NGÔN LUẬN Ở ĐÔNG NAM Á (BBC)

BBC
Cập nhật: 12:09 GMT - thứ hai, 2 tháng 5, 2011

Nhiều nhà báo, blogger và các nhà hoạt động đang kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới, sự kiện diễn ra hàng năm vào ngày 03/05. Đây là dịp để đánh dấu các nguyên tắc cơ bản về dự do báo chí; đánh giá tự do báo chí, bảo về truyền thông trước các vụ tấn công về tính độc lập của nhà báo.

Chủ đề của Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm 2011 là “Truyền thông Thế kỷ 21: Tiền tuyến mới, Rào cản mới”.
Nhân dịp này bà Gayathry Venkiteswaran, tân Giám đốc Điều hành SEAPA, Liên minh Báo chí Đông Nam Á có trụ trở tại Bangkok đã dành cho BBC tiếng Việt cuộc phỏng vấn.

BBC:Thưa bà, tự do báo chí và tự do ngôn luận tại Đông Nam Á nên được hiểu như thế nào?
Bà Gayathry Venkiteswaran : Trong một chừng mực nào đó, tự do báo chí hay tự do ngôn luận vẫn còn là điều gì đó tương đối mới trong khu vực Đông Nam Á và khá khác nhau tại mỗi nước nơi văn hóa tự do báo chí có thể còn khác biệt. Tại các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan hay Philippines có dân chủ hơn so với những nước khác thì hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận hay tự do báo chí mạnh hơn. Tuy nhiên do những thay đổi trên phương diện chuyển tải thông điệp bằng blog chẳng hạn thì hiện một số cá nhân tại những nước này cũng đang bị chính quyền nhắm tới.
Điều hết sức quan trọng là phải nêu bật được sự kết nối hay mối quan hệ khăng khít giữa quyền tự do ngôn luận với các quyền cơ bản khác như quyền về tự do dân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa... Tức là nếu có được quyền tự do ngôn luận thì sẽ đảm bảo được là sẽ có những quyền khác.

BBC:Chắc bà cũng biết khá nhiều blogger đang đưa ra các thông điệp có tính định hướng khá mạnh cho công chúng. Tuy nhiên họ cũng chính là đối tượng bị chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á sách nhiễu hoặc thậm chí xử tù.
Bà Gayathry Venkiteswaran : Blog là lĩnh vực mà nhà nước hay chính quyền vừa biết mà vừa chẳng biết mấy. Đây là mặt trận mới. Và blog đang làm chính quyền đau đầu vì họ biết rằng họ không còn độc quyền về quyền lực được nữa bởi họ không kiểm soát được thông tin. Do đó từ Indonesia cho tới Việt Nam, điều đang xảy ra là những nhà nước này đang phản ứng rất quyết liệt và hành xử theo lối trấn áp.
Nhưng tôi nghĩ rằng họ nên hiểu là họ không hành xử được như vậy về lâu dài. Tuy nhiên từ nay cho tới lúc những nhà nước này biết và chấp nhận sự tồn tại của thế giới blog thì chắc chắn chúng ta sẽ vẫn thấy các blogger bị sách nhiễu, bị bắt bởi chính quyền không sẵn sàng chấp nhận lối thể hiện tự do ngôn luận theo cách này.

BBC:Thực tế là chính phủ một số nước tại khu vực Đông Nam Á sợ blogger, nhưng cũng có thực tế là một số blogger cũng có thể vẫn ngại đưa ra thông điệp vì sợ bị ảnh hưởng. Vậy bà có thông điệp gì cho nhà chức trách cũng như các blogger?
Bà Gayathry Venkiteswaran : Thông điệp của tôi cho nhà chức trách trước hết là thông tin nhiều hơn thì tốt hơn là ít thông tin. Tức là khi có thêm người đặt câu hỏi hay chỉ trích thì chính phủ không nên phản ứng bằng cách kiểm soát thông tin mà nên phản hồi bằng cách đưa thêm thông tin. Đây là cách tiếp cận nên thực hiện.
Đối với cộng đồng viết blog thì chúng ta cần đoàn kết. Điều quan trọng nên biết là các blogger không bị đơn độc vì có rất nhiều người tin tưởng vào tự do ngôn luận và chính vì vậy sẽ có tình đoàn kết và cần phải đoàn kết. Và đối với các nhà báo thì lại càng cần phải thấy rằng blog là không gian cũng rất quan trọng đối với họ.


.
.
.

No comments:

Post a Comment