Thursday, April 28, 2011

CHÂU MỸ LA TINH : KHI VĂN HÓA CẢN TRỞ PHÁT TRIỂN (Oscar Arias)

Oscar Arias
Cập nhật : 25/04/2011 23:46

Những trở ngại đích thực cản trở Châu Mỹ La Tinh phát triển.
OscarArias (*)
Bài đăng trên Foreign Affairs  số tháng 1 & 2, 2011

Bản dịch : Từ Khiêm

Gầnhai thế kỷ đã trôi qua kể từkhi Châu Mỹ La Tinh giành được độclập từ Tây Ban Nha và Bồ ĐàoNha, nhưng không một nước nào tạiđây thực sự phát triển. Sai lầmnằm ở đâu? Tại sao nhiều nướcở các khu vực khác, từng thua kémrất xa, lại có cách đạt đượctương đối nhanh chóng những thànhquả mà các nước Châu Mỹ LaTinh bao lâu nay vẫn chỉ dám mơ ước?

Nhiềungười tại đây trả lời câuhỏi này bằng cách đổ lỗicho âm mưu phá hoại, hoặc bằngnhững biện minh dễ dãi với chínhmình. Họ trách đế quốc TâyBan Nha trong quá khứ đã vơ vétbao nhiêu của cải từ đây, hoặchọ trách đế quốc Mỹ đãvà vẫn đang bóclột họđến cạn kiệt. Họ bảo rằngcác định chế tài chính quốctế đã âm mưu kềm hãm sựphát triển của vùng đất này,rằng toàn cầu hóa đượcthiết kế để cố ý giamhãm nótrong tăm tối. Tóm lại, họ đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài đã khiến Châu Mỹ La Tinh chậm phát triển, nhưng không hề đổ lỗi cho bản thân mình.

Sự thật là thời gian từ ngày giành được độc lập đến nay đã quá đủ lâu để ChâuMỹ La Tinh không còn có quyền đổ lỗi cho bên ngoài về những thất bại của mình nữa. Đúng là có nhiều thế lựcbên ngoài ảnh hưởng tới sốphận của vùng đất này, nhưngcác khu vực khác trên thế giớicũng thế thôi. Các nước ChâuMỹ La Tinh không phải là nơi duy nhấtvướng vào những trận đấukhông cân sức trong lịch sử. ChâuMỹ La Tinh đã bắt đầu cuộctranh đua này với những điều kiệnngang bằng, thậm chí còn tốt hơnở nơi khác. Và họ – chúngta – là những người bị bỏlại đàng sau.

KhiĐại Học Harvard mở cửa vào năm1636 thì đã có các đạihọc bề thế ở Argentina, Bolivia, Chile,Colombia, Cộng Hòa Dominican, Ecuador, Mexico, vàPeru. Năm 1820, tổng sản lượng nộiđịa GDP toàn Châu Mỹ La Tinh lớnhơn GDP của Mỹ tới 12,5 phần trăm.Nhưng hiện nay, với dân số 560 triệudân – hơn dân số Mỹ tới 250triệu người – khu vực này chỉcó GDP bằng 29 phần trăm so với anhláng giềng phía bắc. Châu Mỹ LaTinh giành được độc lập 150năm trước các nước như Nam Hànvà Singapore, nhưng, bất kể quá khứbị thực dân bóc lột và đấtnước thiếu những tài nguyên quantrọng, thu nhập bình quân đầungười ở các nước này hiệncao hơn ở Châu Mỹ La tinh gấp mấylần.

Sựné tránh không dám đối diệnvói những so sánh khác biệt rõràng như vừa kể của Châu MỹLa Tinh tạo ra hố sâu ngăn cách giữangôn từ và thực tế. Chán nảnvới những tuyên bố sáo rỗng,những hứa hẹn vô nghĩa, dân chúngtại đây đã đánh mấtniềm tin vào chính trị nói chung.Tuy nhiên, việc nhận thức phần tráchnhiệm của chính mình trước tìnhtrạng hiện nay có lẽ sẽ là bướcđầu để viết lại lịch sử.Chìa khóa nằm ở chỗ chấp nhậnrằng bốn đặctính vănhóa bản địa sau đây đang làchướng ngại vật trên đườngphát triển: Tâm lý ngại thay đổi, sự thiếu lòng tin, các quy phạm dân chủ non yếu, và khuynh hướng quân phiệt.

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ

Châu Mỹ La Tinh thần thánh hóa quá khứ liên tục đến mức gần như không thể lên tiếng kêu gọi thay đổi. Thay vì cổ xúy văn-hóa-cải-tiến,họ lại thúc đẩyvăn-hóa-bảo-tồn-hiện-trạng. Họkhông thích những cải cách tiệmtiến, kiênnhẫn, vốn là loại cải cách đặctrưng của một thể chế dân chủổn định, mà chấp nhận nhữnggì hiện có, trong khi lại trông chờnổ ra những cuộc cách mạng hoànhtráng có thể làm dân giàunước mạnh chỉ sau một cuộc nổidậy.
Tháiđộ như vậy có thể hiểu đượcnếu là thái độ của ngườiCanada hay Na Uy, những nước đã đạtmức độ đáng ao ước trênnấc thang phát triển con người. NhưngGuatemala hoặc Nicaragua có gì trong quákhứ để họ tự hào quá mứcđến thế? Trong những trường hợpnày, tính bảo thủ xuất phát từước muốn bảo tồn hiện trạngmột phần, nhưng phần lớn là từtoan tính bảo vệ đặc quyền đặclợi và từ nỗi sợ hãi nhữnggì mình chưa biết. Người dânChâu Mỹ La Tinhthà cắnrăng chịu đựng ngay cả đớn đaukhổ ải, chấp nhận một hiện tạiổn định đang có, hơn là phảiđương đầu với một tươnglai bất định. Tâm lý này cũngtự nhiên, thậm chí rất người.Nhưng sự sợ hãi không chỉ khiếnchúng ta hoang mang lolắng, màcòn làm chúng ta tê liệt.

Tìnhhình còn tệ hơn vì các lãnh tụ chính trị tại đây hiếmkhi có sự kiên nhẫn hoặc tàinăng để thận trọng đưa dânchúng đi trên con đường cảicách. Trong một nền dân chủ, ngườilãnh đạo có thể ví như mộtgiáo viên chủ nhiệm, luôn sốtsắng giải đáp các nghi ngờ, thắcmắc, và giảng giải về sự cầnthiết của một đường lối mới, và tại sao nósẽ mang lại lợi ích.Ngược lại, ở Châu Mỹ La Tinh, cáclãnh tụ có thói quen giảithích chỉ bằng một câu “bớivì ý tôi là thế!”

Điềunày trùng khớp với toan tính bảovệ đặc quyền đặc lợi, mộthiện tượng rõ mồn một khôngchỉ trong giới giàu có và nhiềuquyền lực, mà còn trong toàn xãhội. Các nghiệp đoàn giáo viêntự quyết định giáo viên sẽlàm việc bao nhiêu là đủ vàhọ cầndạy học sinh những gì. Điều tươngtự cũng xảy ra trong giới chủ doanhnghiệp và các nhà thầu trong khu vựctư nhân, họ quen cung cấp những dịchvụ chất lượng thấp trong mấy chụcnăm qua mà không sợ ai cạnh tranh, nhờvào việc buôn quan bán chức vàcác đổi chác trái phép. Giớicông chức cũng bất động tươngtự: các cơ quan nhà nước tưởngthưởng cho những ai không làm gìhết, ngoài việc ngồi yên tại bàngiấy và nói không.
Tháiđộ này mang lại nhiều hậu quả,nhất là cho tinh thần khai phá củanhà doanh nghiệp. Châu Mỹ La Tinh cósố thanh tra nhiều gấp bội sốngười-khai-phá-kinh-doanh. Vùng đấtnày nghi ngờ những ý tưởng mớivà thiếu những guồng máy hiệuquả để hỗ trợ các dự áncó tính sáng tạo. Ai muốn mởmột doanh nghiệp mới thì phải lặnlội qua lớp lớp giấy tờ hànhchánh phiền hà và những đòihỏi phi lý. Những nhà doanh nghiệprất ít được coi trọng hoặchỗ trợ về văn hóa, họ cũngchỉ được luật pháp bảo vệsơ sài và giới khoa bảng ủng hộchiếu lệ.

Trongkhi đó, các đại học tại đâycũng không cho ra lò những chuyên giamà công cuộc phát triển đangcần. Ở Châu Mỹ La Tinh, trung bình cứsáu chuyên gia ngành khoa học xã hộitốt nghiệp thì chỉ có hai kỹ sưvà một chuyên gia ngành khoa họcchính xác. Đến thăm một đạihọc ở Châu Mỹ La Tinh giống như đingược về quá khứ, tới thờikỳ mà Bức Tường Bá Linh cònchưa sụp đổ, Nga và Trung Quốcchưa đi theo chủ nghĩa tư bản. Thayvì trang bị cho sinh viên những kỹnăng thực tế – như kỹ năng vềkỹ thuật và ngôn ngữ – đểgiúp họ thành công trong thế giớitoàn cầu hóa, rất nhiều trườnglại dành thời gian để dạy sinhviên về những tác giả chẳng cònai đọc, và giảng đi giảng lạinhững giáo điều chẳng còn aitin.

Đểcó thể phát triển, phải thay đổitình trạng này. Châu Mỹ La Tinh phảibắt đầu tưởng thưởng cho nhữngngười có khả năng phát minh vàsáng tạo. Đại học của họphải cải cách nội dung giảng dạycũng như đầu tư vào khoa họcvà kỹ thuật. Họ phải giảm luậtlệ phiền hà, thu hút đầu tưvà đẩy mạnh chuyển giao tri thức.Nói cách khác, họ phải hiểurằng chủ nghĩa thực dụng chính làý thức hệ mới của loài người,rằng, như Đặng Tiểu Bình từngtuyên bố, mèo trắng mèo đenkhông quan trọng, miễn bắt được chuột.

BIẾT TIN CẬY

Chướng ngại thứ hai là sự mất long tin. Không dự án phát triển nàocó thể tiến hành được ởnơi mà sự nghi ngờ lẫn nhau bao trùm,ở nơi mà thành công đượcnhìn bằng cặp mắt hoài nghi, sángtạo và đam mê chỉ gặp sựcảnh giác, đề phòng. NgườiChâu Mỹ La Tinh nằm trong số nhữnggiống dân khó tin nhau nhất trên thếgiới. Cuộc Thăm Dò Giá Trị ThếGiới (World Values Survey) trong năm 2000 đặtcâu hỏi “Hầu hết mọi ngườicó đáng tin không?”; 55-56 phầntrăm người được hỏi tạibốn nước Bắc Âu – Đan Mạch,Phần Lan, Na Uy, và Thụy Điển –trả lời có; trong khi chỉ có 16 phầntrăm tại Châu Mỹ La Tinh trả lờicó, và chỉ có ba phần trăm trảlời có ở Brazil.

NgườiChâu Mỹ La Tinh nghi ngờ ý địnhthật của tất cả mọi người họgặp trong đời, từ chính kháchđến bạn bè. Chúng ta tin rằngmọi người đều có những kếhoạch bí mật riêng, và tốt hơnkhông nên tham dự quá sâu vàocông việc chung. Chúngta bị kẹt trong một song đề của tù nhân1 khổng lồtrong đó mỗi người đóng gópcho lợi ích chung ở mức tối thiểunhất có thể làm.

Tuynhiên, trong thế giới toàn cầu hóa,tin cậy nhau là điều không thểthiếu. Những nước sẵn sàng cho sựtin cậy nhau là những nước sẵnsàng nhất để phát triển, vìcông dân của họ có thể hànhđộng dựa trên dự đoán hợplý về cách ứng xử có thểcó của người khác. Sựmất an toàn vềluật pháp là một vấn đềđặc biệt nghiêm trọng. Có mộthiện tượng ngày càng phổ biếnhơn, đến mức báo động, làcông dân Châu Mỹ La Tinh không biếtviệc mình làm sẽ gây ra hậu quảpháp lý nào, hoặc nhà nướcsẽ phản ứng ra sao với những dựán của mình. Tại một số nước,nhiều doanh nghiệp bị sung công màkhông có bất cứ lý do chínhđáng nào, giấy phép bị hủybỏ vì áp lực chính trị, phánquyết của tòa trắng trợn đi ngượcluật pháp, và tình trạng luậtlệ nay thế này mai thế khác cảntrở việc đạt được nhữngmục tiêu dài hạn. Mới đây,cựu tổng thống Ecuador, Osvaldo Hurtado viếttrên báo TheAmerican Interestrằng:
“Ngườidân Châu Mỹ La Tinh không tin vào cácđịnh chế luật pháp hoặc vàonhững người thực thi luật pháp...dù đó là các tòa ánnhà nước hay luật sư tư. Thựcvậy, thói quen coi thường luật pháp,vốn cắm rễ sâu hàng thế kỷ,có sức ảnh hưởng mạnh mẽvới lục địa này hơn vô sốluật lệ được thông qua trong nhiềuthế kỷ để điều tiết cácquan hệ kinh tế, xã hội, hay chínhtrị. Lập pháp của Châu Mỹ LaTinh, trong 175 năm qua, dường như đãthông qua nhiều luật lệ hơn đồngnghiệp của họ ở bất cứ đâutrên địa cầu,vậy màchưa bao giờ lại có quá nhiềuluật lệ bị xem thường bởi quánhiều người, trong thời gian quá lâunhư vậy.”

Cóthể nói rằng ổn định luậtpháp chính là để bảo vệniềm tin. Để có thể phát triểnkinh tế thành công, người dânChâu Mỹ La Tinh phải có thể tin rằngnhà nước sẽ hành xử hợp lývà có thể dự đoán được.Họ cần có khả năng tiên đoánhậu quả pháp lý của việc mìnhlàm. Và họ cũng cần có thểtin được rằng cả những ngườikhác nữa, cũng sẽ hành xử theođúng luật chơi.

THỰC THI DÂN CHỦ

Chướngngại thứ ba cản trở sự pháttriển là sự mong manh của nỗ lựcdân chủ hóa tại Châu Mỹ La Tinh.Chắc hẳn, xét theo mức độ nàođó thì ngày nay toàn vùngnày, ngoại trừ Cuba, có thể đượcxem như những thể chế dân chủ. Saunhiều thế kỷ nội chiến, đảochính và chế độ độc tài,thể chế dân chủ quả đã đạtđược những bước tiến đángkể trong vài thập niên vừa qua. Nhưngsự thật là chiến thắng ấy khôngtrọn vẹn. Dù có những hiến phápsoạn thảo cẩn thận, những tuyênbố hùng hồn, những thỏa thuậncao thượng, Châu Mỹ La Tinh vẫn cònxu hướng nghiêng về chủ nghĩa độctài.
FidelCastro và Raul Castro tại Cuba ứng xử nhưnhững lãnh tụ truyền thống củaChâu Mỹ La Tinh – nhưng các lãnhtụ như Hugo Chávez tại VenezuelaDaniel Ortega ở Nicaragua cũng thế, họ cũngdùng những quy chế và cơ cấu dânchủ để làm biến chất hệthống dân chủ của chính nướcmình. Sau khi được bầu lên, họbiến hóa quyền hạn của mìnhthành một thứ quyền lực tốithượng, để làm bất cứ điềugì họ muốn, kể cả đàn ápđối thủ, đeo gông báo chí,và ra sức bẻ cong hệ thống đểhọ có thể giữ vững quyền lựcbằng bất cứ giá nào. Trong khi đóthì lại có quá đông quầnchúng các nước này lại bằnglòng cho phép lãnh tụ của họtiếp tục cầm quyền, có lẽ vìxem rằng mệnh trời và sức thuyếtphục đầy ma lực của các lãnhtụ này như một lối thoát khỏimê hồn trận chậm phát triển đangbao trùm khu vực.

Nếucác nền dân chủ Châu Mỹ La Tinhkhông đáp ứng được nhữnghứa hẹn về chính trị và kinhtế, nếu niềm hy vọng của công dâncứ tiếp tục là những giấc mơxa vời thì chủ nghĩa độc tàisẽ xuất hiện trở lại. Cách tránhđiều này là cho quần chúng thấythể chế dân chủ có giá trịthực, rằng dân chủ có thể xâydựng những xã hội thịnh vượngvà công bằng. Vượt qua sự xơcứng chính trị, biết đáp ứngnhanh nhạy với yêu cầu của côngdân, và tạo nên các nguồn tàichánh bằng cách đánh thuế ngườigiàu là những bước cần thiếtđể tiến tới một nềnvăn-hóa-của-tự-do-và-tiến-bộ.

YÊU CHUỘNG HOÀ BÌNH

Làm tăng thu nhập công là cần thiết,nhưng chưa đủ. Cần phải sử dụng khôn ngoan những ngân sách này. Các nước Châu Mỹ La Tinh đã tiêu tốn rất nhiều trong quá khứ, mắc những món nợ khổng lồ, nhưng họ thường phí phạm tài nguyên vào những ưu tiên không thíchhợp. Họ đã phung phí tiền bạccho quân đội thay vì rộng rãichi tiêu vì con dân nước mình.

Ngoại trừ Columbia, không nước nào tạiChâu Mỹ La Tinh đang hoặc sắp phảiđối đầu với một cuộc chiếnvũ trang. Tuy vậy, khu vực này vẫn chira 60 tỉ đô la Mỹ cho vũ khí vàquân đội – nhiều gấp đôisố chi cách đây năm năm. Tạisao? Ai sẽ tấn công ai? Kẻ thù củadân chúng tại khu vực này làgiặc đói, giặc dốt, giặc bấtcông, là bệnh tật, tội phạm, vàhủy hoại môi trường. Đó lànhững kẻ nội thù, và chỉ cóthể bị đánh bại bởi nhữngchính sách công khôn ngoan, chứ khôngbởi những cuộc chạy đua vũ trangmới.

Costa Rica là nước đầu tiên trong lịch sử bãi bỏ quân đội và tuyên bố hòa bình với cả thếgiới. Công dân nước này chưa bao giờ biết nghĩa vụ quân sự là gì. Họ cũng chưa hề thấy bóngdáng máy bay trực thăng vũ trang hoặcvết xích xe tăng. Và từ khi bãibỏ các lực lượng vũ trang cáchđây 62 năm, Costa Rica chưa từng gặpmột cuộc đảo chính nào. Tôirất muốn nghĩ rằng toàn thể ChâuMỹ La Tinh có thể làm theo Costa Rica,nhưng tôi biết rằng ước mơkhông tưởng này sẽ không thểthực hiện được trong đời mình.Tuy vậy, tôi cũng biết rằng, mộtsự giảm thiểu, có tránh nhiệmvà từng phần, chi phí quân sự,không chỉ khả thi, mà còn khẩnthiết. Cần làm điều đó vìchúng ta đang mang nợ những nạn nhâncủa chế độ độc tài, nhữngngười trong thế kỷ hai mươi đãđổ máu để viết những trangbuồn đau nhất của lịch sử ChâuMỹ La Tinh. Chúng ta mắc nợ nhữngngười còn sót lại sau những trậnđàn áp và tra tấn. Chúng tamắc nợ những người mà chỉcần thấy mặt một người línhlà họ đủ hoảng loạn vì sợhãi.

Loạibỏ văn hóa võ biền cũng cầnthiết vì quân đội có mặtngày càng nhiều tại các đôthị đã làm gia tăng thêm kiểuứng xử gầm gừ nhau, không có lợicho công cuộc phát triển. Kiểu ứngxử này ám chỉ rằng cách giảiquyết vấn đề tốt nhất làđánh bại kẻ thù, thay vì giảiquyết bằng việc xây dựng sự đồngthuận giữa những người bạn vàláng giềng của nhau. Nó dạy rằngviệc chinh phục chỉ có thể đượcthực hiện bằng vũ khí, gào thét,và đe dọa, thay vì có thể đạtđược bằng lời nói, sự tôntrọng và bao dung. Chủ nghĩa quân phiệttrong văn hóa khu vực là một bướclùi, có sức phá hoại và cầnđược thay thế bằng mộtvăn-hóa-hòa-bình.

Ngườidân Châu Mỹ La Tinh cần phải nhìnmình trong gương và đối đầuvới thực tế là nhiều vấn đềcủa mình không bắt nguồn từ sốphận đã được an bài, màtừ trong chính bản thân mình. Chúng ta phải vượt qua nỗi sợ thay đổi.Chúng ta phải thấm nhuần tinh thần khai phá. Chúng ta cần học cách tin nhau. Chúng ta cần đẩy mạnh việc thực thi dân chủ và pháp quyền. Và chúng ta cần bãi bỏ thói quen võbiền vốn đang tiếp tục xát muối vào vết thương quá khứ. Ch ỉkhi đó, khu vực Châu Mỹ La Tinh mới có thể đạt được sự phát triển mà họ tìm kiếm lâu nay.

OscarArias

Chú thích (Diễn Đàn):

(*)Tổng thống Costa Rica từ 1986 đến1990 và từ 2006 đến 2010, giải Nobel Hòa Bình năm 1987.
1“song đề của tù nhân, prisoner's dilemma” là một “tình huống mẫu” của lý thuyết trò chơi; trong đó hai tù nhân nếu thực lòng hợp tác (để khai gian đánh lừa cai ngục) thì cả hai đều được lợi; nhưng lại khó tin nhau vì nếu một trong hai phản bội thì sẽ được lợi nhiều hơn. Kết quả là không cộng tác được với nhau.

.
.
.

No comments:

Post a Comment