Thursday, March 31, 2011

MÁU TA TỪ THÀNH VĂN LANG DỒN LẠI . . . (Nguyễn Xuân Phước)


Nguyễn Xuân Phước
Mar 31st, 2011

Thế hệ của tôi sinh ra và lớn lên khi đất nước chia đôi. Khi chiến tranh leo thang, tin tức chiến tranh tràn lan trên báo chi, tôi phải di chuyển từ miền trung chiến tranh nghèo đói vào Sài gòn. Tuổi thiếu niên của tôi phải chung đụng và lạc lõng giữa một thế giới phồn hoa của một đất nước đầy khói lửa. Những vấn đề về quê hương đất nước bắt đầu nhen nhúm trong tâm hồn tôi.

Đến cuối năm lớp 10, thằng bạn thân nhất của tôi bị gọi nhập ngũ. Nhìn người bạn thân mặt búng ra sữa, xúng xính trong bộ áo trận về thăm nhà tôi không khỏi xót xa. Tương lai của thế chúng tôi mù mịt trong chiến tranh và đắm chìm trong khói của lựu đạn cay trong thành phố.

Sống trong một đất nước chiến tranh dưới sự lãnh đạo của những người không có tâm và tầm nhìn dân tộc, cả một thế hệ thanh thiếu niên miền nam lớn lên và mất định hướng. Lòng yêu nước của thế hệ của chúng tôi không có lãnh đạo. Chúng tôi, có đứa biến mất khỏi thành phố đi theo Việt cộng vì có thân nhân trong chiến khu. Những đứa còn lại vùi đầu vào học hành, sách vỡ, kiến thức để nuôi chút hy vọng trong tương lai. Có những đứa con nhà giàu biến thành những tay ăn chơi. Có đứa sửa soạn để lên đưòng nhập ngũ. Chúng tôi cũng lao đầu vào những sinh hoạt hướng đạo, nhà thờ, thanh niên Phật Tử. Có đứa tham gia xuống đường.

Thập niên 1960-1970 tràn đầy giòng nhạc mới. Những thiên tài âm nhạc Việt Nam đã xuất hiện ở học đường rồi lan ra xã hội. Những bài hát của Trịnh Công Sơn với lời ca về thân phận người Việt Nam da vàng đưa tôi về với tình tự quê hương. Những tình ca của Từ công Phụng, Vũ thành An, Ngô thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vũ Đức Sao biển, tình ca Tôn thất Lập, v.v. đã ru tuổi thiếu niên của tôi. Giữa những dòng nhạc tình ca, và những bài ca về thân phận, tôi bắt gặp dòng nhạc của Nguyễn Đức Quang với bài Việt nam Quê Hưong Ngạo Nghễ với lời ca chất chứa niềm hy vọng và lòng yêu nước. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ là liều thuốc tinh thần làm cho tôi có ý thức về dân tộc và lịch sử dựng nước và giữ nưóc của cha ông.

Mỗi khi nghe … Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại, xưong thĩt nầy cha ông miệt mài … tôi cảm nhận đưọc cái gì rất thiêng liêng từ năm ngàn năm trưóc đổ dồn vào con ngưòi nhỏ bé của minh. Tôi có cảm tưởng tôi không phải chỉ là tôi mà là cả một dòng sử Việt chảy trong tôi. Sau nầy, khi được đọc Lý Đông A …” ta sống muôn năm ở trong ta lấy sức sống mà làm nên thời đại 2000” viết từ năm 1940, thì tôi càng thấm ý nghĩa của lời ca của Nguyễn Đức Quang.

Với tôi, Nguyễn Đức Quang, cũng như Lý Đông A, chính là ngôn sứ của tiền nhân, giúp cho tâm hồn tôi nối kết được với linh thiêng của đất nước, để bắt gặp những người bạn cùng nhịp điệu, cùng những rung động về quê hương trong nước và ngoài nước. Anh đã đem lại cho thế hệ chúng tôi niềm tin yêu vào tưong lai dân tộc để thế hệ chúng tôi “xin nhận nơi nầy làm quê hương” với niềm “hy vọng đã vươn lên trong ưu phiền mùa chinh chiến.”

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ giúp cho tuổi trẻ cảm chiêu đươc hồn sử dân tộc và nhận thức đưọc sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc trước hiện tình đất nước. Nó sẽ tiếp tục kích động lòng yêu nước của thế hệ thanh niên đang lớn lên trong đất nước dưới gót giày xâm lược của Đại Hán, như đã kích động lòng yêu nước của tôi thời kỳ chiến tranh.

Tôi mong rằng một này nào đó khi dân chủ tự do tái lập trên quê hương, khi bóng quân thù không còn trên lãnh hải và lãnh thổ quê hương, thì Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ được quốc dân chọn là bản quốc ca cho một nước Việt Nam mới để ghi nhớ bài hát đã thúc giục lòng yêu nước từ thế hệ nầy qua thế hệ khác.

Anh đã ra đi, nhưng Việt Nam Quê Hưong Ngạo Nghễ sẽ tồn tại mãi mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, như một ngọn lửa thiêng, tiếp tục hun đúc lòng yêu nước của một thời kỳ dân tộc Việt phải sống với những trang lịch sử đầy nghịch lý.

Nguyễn Xuân Phước
Richardson, Texas
.
.
.
Tác giả Grace Le (ocweekly.com)
Bản dịch của Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu (tvvn.org)

Hôm qua, Tiểu Saigon chấn động với bản tin thần tượng âm nhạc du ca vừa qua đời: Nguyễn Đức Quang là một nhà soạn nhạc và trình diễn nổi tiếng. Ông mất vào buổi sáng ngày Chủ Nhật, thọ 67 tuổi, vài tiếng trước buổi hòa nhạc được cộng đồng tổ chức để vinh danh và để nguyện cầu cho ông sớm bình phục sau trận đột quỵ ngày 11 tháng Hai vừa qua.

Sự ra đi của Nguyễn Đức Quang đã biến buổi hòa nhạc thành một lễ truy điệu; đến 3 giờ chiều thì nhà hàng Emerald Bay tại Santa Ana chật ních không còn một chỗ trống. Có những thân hữu bay về từ phương xa để thăm viếng và vinh danh Nguyễn Đức Quang.

Không khí của buổi hòa nhạc truy điệu pha nhiều màu sắc: Bàng hoàng, thương tiếc, và ca ngợi người vừa ra đi khi thân hữu và các nghệ sĩ khác thay phiên nhau trình diễn các tác phẩm quen thuộc của Nguyễn Đức Quang. Dù mang không khí trang nghiêm của lễ truy điệu nhưng điệu hát hùng tráng, phấn khởi của các bản du ca Nguyễn Đức Quang đã khích động, nối kết những người hiện diện. Họ say sưa hát theo, vỗ tay, hòa nhịp với những người trình diễn trên sân khấu những bản nhạc quen thuộc xa cũ.

Xen kẽ giữa những màn trình diễn, bạn bè của Nguyễn Đức Quang đã kể lại những mẩu chuyện về chàng nhạc sĩ du ca, con người và nhạc khúc của Nguyễn Đức Quang đã ảnh hưởng đến đời sống họ như thế nào. Nguyễn Đức Quang không chỉ là tiếng nói của tuổi trẻ trong thập niên 60 qua nhạc khúc du ca mà ông còn là người của cộng đồng qua các hoạt động bảo tồn văn hóa và tổ chức những buổi gây quỹ trợ giúp các chương trình xã hội như thiên tai như Katrina.

Năm 21 tuổi, Nguyễn Đức Quang đã trở thành một trong những nghệ sĩ nổi danh nhất tại Việt Nam, dùng âm nhạc để diễn tả nỗi uất hờn trước hiểm họa xâm chiếm của ngoại bang. Trình diễn tại khắp các khuôn viên đại học miền Nam, Nguyễn Đức Quang tạo dựng khí thế của phong trào Du Ca, cổ võ, khích lệ những người tuổi trẻ kết đoàn, ca hát những bản nhạc hùng tráng xưng tụng quê hương trong tình đoàn kết.

Sau tác phẩm đầu tay, tuyển tập nhạc khúc Trầm Ca, Nguyễn Đức Quang nổi tiếng lẫy lừng trong giới trẻ và tiếp tục giữ ngôi vị của mình trong thế giới nhạc hùng, ca khúc "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" trở thành bài hát phổ thông gần như quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

Khi Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản năm 1975, Nguyễn Đức Quang bị cầm tù "cải tạo" trong nhiều năm. Năm 1979, Nguyễn Đức Quang làm thuyền nhân, ra biển tìm tự do và cập bến Mã Lai, rồi định cư tại California, Hoa Kỳ. Ở nơi này, Nguyễn Đức Quang trở thành chủ nhiệm và giữ chân biên tập của tờ báo Người Việt. Với sự cộng tác của ông, Người Việt từ tuần báo trở thành nhật báo và hiện nay là tờ báo Việt ngữ có mức lưu hành rộng lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Song song với việc viết báo, Nguyễn Đức Quang duy trì các hoạt động trong hướng đạo và là hội viên của Hội Đồng Hướng Đạo Việt Nam Trung Ương (the International Central Committee of Vietnamese Scouting, ICCVS), tổ chức những buổi hội thảo, họp mặt để khơi dậy lòng yêu quý, muốn duy trì văn hóa và phong tục Việt trong các thế hệ non trẻ.

Chủ Tịch Hội Đồng Hướng Đạo Việt Nam Trung Ương, Trưởng Võ Thành Nhân và Tổng Thư Ký Nguyễn Trí Tuệ đã đến quận Cam để trao tặng Bắc Đẩu Huân Chương, huy chương cao quý nhất cho nhà soạn nhạc Du Ca Nguyễn Đức Quang sau một đời phụng sự cộng đồng Việt và xã hội.

Trưởng Võ Thành Nhân phát biểu rằng đây là một giải thưởng danh dự quý hiếm. Chỉ có khoảng 45 người được trao tặng trong suốt thời gian hình thành của HDHDVNTU. Tôi từ Virginia đến đây để tham dự buổi lễ. Tôi đã từng ca hát nhạc Nguyễn Đức Quang từ những năm 14, 15 tuổi, trong những buổi cắm trại. Tôi rất hân hạnh được đi cùng đường với anh. Điều đặc biệt về Nguyễn Đức Quang là anh không chỉ ca hát cổ võ sự hoàn thiện của thế giới, anh làm việc để thế giới tiến đến sự hoàn thiện.

Giữa đám đông bao gồm gia đình, bạn hữu và báo chí truyền thông còn có những người ái mộ. Họ chen chân giữa những chỗ trống vì không đủ ghế ngồi. Một phụ nữ đứng tuổi kể rằng bà ấy đã đi bộ từ nhà tại Westminster đến đây để tham dự buổi hòa nhạc truy điệu thương tiếc Nguyễn Đức Quang.
.
.
.
 .
.
.




No comments:

Post a Comment