Thursday, February 24, 2011

VỤ ÁN TS CÙ HUY HÀ VŨ : HỦY ÁN hay ĐÌNH CHIT VỤ ÁN ? (chuacuuthe.com)

VRNs
Đăng Bởi cheoreo Lúc 24/02/11 5:00 AM

VRNs (24.02.2011) – Sài Gòn – Những ngày qua, có ý kiến vận dụng thông tin từ TTXVN liên quan đến “huỷ án” để cho rằng cần phải có quyết định “huỷ án” hoặc “đình chỉ” đối với vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

1.     Trước hết, về huỷ án:
Theo quy định Bộ luật tố tụng Hình sự (“BLTTHS”) thì chỉ khi có Bản án sơ thẩm/ hoặc Bản án có hiệu lực pháp luật rồi mới có thể xem xét huỷ Bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại hoặc huỷ Bản án để đình chỉ vụ án. Trường hợp này, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thực hiện huỷ Bản án sơ thẩm (điểm c, điểm d, khoản 2, Điều 248 BLTTHS) hoặc Hội đồng giám đốc thẩm/ Hội đồng tái thẩm huỷ Bản án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 2, khoản 3, Điều 285 và khoản 2, khoản 3, Điều 298 BLTTHS).
Vì lẽ trên, vụ án Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hiện chưa được xét xử sơ thẩm/ hoặc chưa có Bản án có hiệu lực pháp luật nên không thể huỷ Bản án.

2.     Về đình chỉ vụ án:
Hiện vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã có cáo trạng (tức Viện kiểm sát đã có quyết định truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng theo điểm a, khoản 1, Điều 166 BLTTHS) thì Toà án cấp sơ thẩm chỉ có thể ra Quyết định đình chỉ vụ án khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà (Điều 180 BLTTHS). Ngay cả căn cứ “không có sự việc phạm tội” hoặc “hành vi không cấu thành tội phạm” (điểm 1, điểm 2, Điều 107 BLTTHS) nếu có, Toà án cũng không có thẩm quyền ra Quyết định đình chỉ vụ án. Toà án cấp sơ thẩm chỉ có thể ra Quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 BLTTHS. Đó là:
(i)    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
(ii)     Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
(iii)    Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
(iv)    Tội phạm đã được đặc xá.
(v)    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Như vậy, trong trường hợp cụ thể vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Toà án chỉ có thể ra Quyết định đình chỉ vụ án nếu Viện kiểm sát rút Quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.

Một Luật sư tại Sài Gòn

-------------------------------


Lần đầu tiên, một bài viết trên Tuần Việt Nam khẳng định ý nghĩa của cuộc chiến đấu sinh tử bảo vệ Tổ quốc của Hải quân Chính quyền Sài Gòn trong cuộc xâm lược của giặc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Đối chiếu với  bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ, anh cũng chỉ đề nghị Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận công lao của những chiến sĩ chính quyền Sài Gòn đã hy sinh trong cuộc chiến đấu oanh liệt này và truy tặng họ là liệt sĩ.

Tòa án Nhân dân Hà Nội gần đây đã đem những luận điểm của Cù Huy Hà Vũ ra để kết tội anh. Vậy xin hỏi: bao che và bợ đỡ bọn cướp nước là hành động bán nước hay tuyên dương những người Việt đã anh dũng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc đúng theo truyền thống “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” của con người Việt Nam từ nghìn xưa là phản bội đất nước? 

Nếu cáo trạng của Tòa án Nhân dân Hà Nội được coi là đúng thì các ngài soạn từ điển tiếng Việt hẳn sẽ vô cùng khó xử khi xây dựng lại nội dung khái niệm từ “ái quốc”, và chắc chắn dù có định nghĩa thế nào cũng không tránh khỏi  bị nhân dân khinh miệt.


-------------
.
.
.

No comments:

Post a Comment