Thursday, February 24, 2011

LIBYA DẬY SÓNG - TIN CẬP NHẬT 24-2-2011 (danlambao)

Dân Làm Báo tổng hợp và cập nhật

Tin cập nhật – Ngày 24 tháng 2 – 2:00 giờ sáng (Giờ Libya)

Giới trẻ nổi dậy ở Libya đã kiểm soát được thêm thành phố Kufra.  Một số khu vực, tỉnh lỵ và hai thành phố quan trọng Benghazi và Tobruk đã thuộc quyền kiểm soát của dân biểu tình.  Phóng viên của các hãng thông tấn quốc tế đã bắt đầu vào và chuyển tin tức tại chỗ từ hai thành phố này.

Thành phố Benghazi lớn thứ hai của Libya đã được giải phóng bởi quân đội và những người biểu tình.  Bộ đội đóng tại thành phố này đã đứng về phía nhân dân và đã tràn vào các trụ sở cảnh sát nơi cất giữ các vũ khí của lực lượng trung thành với Tổng Thống Gaddafi đã được sử dụng để tấn công vào dân biểu tình ngày thứ Bảy vừa qua.  Cùng lúc, quân đội đã bắt giữ được nhiều “lính đánh thuê” của Tổng Thống Gaddafi. 

HÌNH : Bản đồ Libya

Thiếu Tá Không Quân Rajib Faytouni cho biết đã chứng kiến tận mắt khoảng 4000 tên lính đánh thuê châu Phi đã được máy bay chở đến Libya trong thời gian 3 ngày trước ngày 14 tháng 2 vừa qua.  Vị sĩ quan này nói “Đó là lý do vì sao chúng tôi chống lại chính quyền Gaddafi.  Vì những điều này và việc ra lệnh dùng máy bay để tấn công thường dân”.

Đại tướng Suleiman Mahmoud, tư lệnh quân đội tại Tobruk , hiện đã đứng về phía nhân dân Libya.  Trả lời phỏng vấn báo chí, Tướng Suleiman Mahmoud đã gọi Tổng Thống Gaddafi là tên bạo chúa và tuyên bố “nhân dân và quân đội đang sát cánh bên nhau trong thành phố Tobuk.

Ông Nour Al Masmari, Trưởng Ban Nghi Lễ của Tổng Thống Gaddafi, cũng vừa tuyên bố từ chức vì ông cho rằng tiếp tục phục vụ cho những hành động diệt chủng của ông Gaddafi là vô nhân đạo và đã đến hồi kết cục.  Ông nói thêm: “Hiện tại ông Gaddafi đang sử dụng lính đánh thuê, không phải vì ông ta muốn, nhưng vì ông ta không còn điều khiển được quân đội.  Ông ta không thể điều khiển được quân đội vì quân đội là người Libya và họ trung thành với những người dân Libya lương thiện.  Những người lính không thể tự giết chính họ.  Giết chết họ hàng, anh em chú bác, bạn bè của họ chính là giết chết họ.  Ông Gaddafi không còn tin vào quân đội.  Ông ta cũng không còn tin vào ngay cả những người cận vệ thân tín.

Theo tin từ tổ chức Liên Hiệp Quốc Tế Nhân Quyền (IFHR) thì đã có ít nhất 640 người bị giết chết, hơn gấp đôi con số được thông báo chính thức của chính quyền.  Tuy nhiên theo ông Franco Frattini, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ý, thì số người tử thương lên tới 1000 người.
Đài phát thanh Tiếng Nói Lebanon cho biết một máy bay tư nhân từ Libya đã bị cấm không cho đáp xuống phi trường Beirut, Lebanon, vì trên phi cơ có các bà vợ của những người con của ông Gaddafi.  Đài cũng cho hay một số nhân vật quan trọng của chế độ cũng có mặt trên chiếc phi cơ này.

Có tin đồn con gái của ông Gaddafi, Aisha, đã đào thoát bằng máy bay của hãng Hàng Không Quốc Gia Libyan và đang tìm cách xin đáp xuống Malta vào ngày mai.  Tin cập nhật cho biết chính phủ Malta không cho phép chiếc máy bay đáp xuống, hiện chiếc máy bay này đang bay trở ngược lại Libya.  Tuy nhiên, cô Aisha vừa xuất hiện trên đài truyền hình bác bỏ tin đồn này. 
Buổi trưa, Tổng Thống Gaddafi lại tuyên bố sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và tiếp tục kêu gọi những người ủng hộ ông ta hãy bước ra chiếm lấy đường phố.

Theo bình luận gia Marwan Bishara của đài Al Jazeera nhận định, Tổng Thống Gaddafi đã mất 3 trụ cột của chế độ là sự ủng hộ của các sắc tộc, quân đội và ngoại giao.  Đánh giá qua những lời tuyên bố, dường như ông ta đang bị rối loạn và bị thần kinh !
Một nhân chứng tại chỗ cho biết, tình hình tại thủ đô Triopoli như bị đứng lại.  Đường phố vắng lặng chỉ có những người ủng hộ ông Gaddafi đi lại, một số cầm gươm đập cửa vào nhà những người dân tình nghi có chứa người biểu tình.  Dân chúng dùng bàn ghế, vật nặng để chống đỡ không cho những người này xông vào nhà. 
Trong khi đó, dân Libya tại thành phố Benghazi và Torbuk đổ ra đường tuần hành, bắn pháo bông và phất cờ mừng chiến thắng.

Ông Hussein Muserati, nhà ngoại giao Libya mới từ chức phản đối Tổng Thống Gaddafi, đã nói với phóng viên đài Al Jazeera rằng cuộc cách mạng nổ ra bởi những người dân “đau khổ vì nghèo đói, vì bất công và tham nhũng”.  Ông nói thêm: “Chúng tôi không chống cá nhân của ông Gaddafi, chúng tôi chống lại chính sách của ông ta, sự bất công, độc tài của ông ta, vì bây giờ những gì chúng tôi quan ngại, nó là biểu hiện của chủ nghĩa phát xít.  Nó biểu hiện chính sách như của Hitler… giết hại những người dân vô tội và xúc phạm tất cả những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân dân Libya”.

Chiều hôm qua, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon tuyên bố trong cuộc họp báo, kêu gọi cộng đồng thế giới phải đảm bảo một sự chuyển tiếp quyền lực trong hoà bình ngay tức khắc cho Libya.
Lúc nửa đêm (giờ Libya) Tổng Thống Obama đã lên tiếng lần đầu tiên về sự cố xảy ra tại Libya.  Ông lên án những hành vi xử dụng bạo lực của chính quyền Libya và cho biết Hoa K sẽ chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra tại Libya.
Chính phủ Hoa K cũng thảo luận về khả năng phong tỏa tài sản của các viên chức chính quyền và của Tổng Thống Gaddafi và cân nhắc phản ứng đối với chính quyền Libya, tuy nhiên chưa có quyết định chính thức.
(Tổng hợp theo Mathaba, Al Jazeera, CNN, AP) 

---------------------

Cập nhật 23.02: Máy bay rớt khi phi hành đoàn từ chối ném bom vào người dân. Gaddfi mất kiểm soát thêm một thành phố miền tây và bị cô lập trên chính trường quốc tế. Bức tường sợ hãi của người dân Libya đã sụp đổ. Iran, Saudi Arabia tìm cách xoa dịu ngọn lửa cách mạng Trung Đông và Phi Châu.  

Vào thứ Tư, một chiến đấu cơ đã bị rớt cháy khi phi hành đoàn đã không tuân lệnh của Gaddfi ném bom vào các khu vực khai thác dầu hỏa tây nam của Benghazi, thành phố lớn thứ 2 của Libya.
Hai phi công đã bất tuân lệnh, nhảy dù ra khỏi chiến đấu cơ và để cho phi cơ rớt.

Mặc dù lên tiếng đe dọa sẽ gia tăng trấn áp, Muammar Gaddafi đã mất thêm quyền kiểm soát ở nhiều nơi sau khi đã mất vùng đông Libya. Đoàn biểu tình tại Misurata thuộc miền tây Libya tuyên bố làm chủ tình hình và các sĩ quan quân đội đã đồng ý đứng về phía nhân dân.

Về mặt ngoại giao, tổng thống Peru ông Alan Garcia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Libya sau khi lên án Gaddfi đã tấn công và tàn sát người dân biểu tình.
Bộ trưởng ngoại giao của Botswana cũng tuyên bố tương tự và kêu gọi chính quyền Libya tôn trọng sự bày tỏ chính kiến ôn hòa của người dân.
Tại Pháp, tổng thống Nicolas Sarkozy kêu gọi Cộng đồng chung Âu châu có biện pháp trừng phạt thích ứng, trong đó bao gồm việc kết án lãnh đạo Libya về những hành động dã man đối với con người, theo dõi tài chánh của tập đoàn cầm quyền.
Cộng đồng chung châu Âu đã hoàn tất bản nháp 2 ngày trước khi một phiên họp bất thường sẽ được tổ chức tại Geneva, Thụy sĩ đđối phó với tình hình Libya. Điểm đặt biệt là Jordan, Qatar và Palestine đã đồng ý sẽ ký vào văn kiện lên án chính phủ Gaddafi, một hành động vô cùng hiếm hoi cho thấy sự hỗ trợ lâu đời của các nước Ả rập dành cho Gaddfi đã không còn.
Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) báo cáo ít nhất đã có 233 người chết. Phụ tá đại sứ Ibrahim Dabbashi của Libya thì cho rằng con số có thể lên đến 800 người.
Tại Iran tổng thống Mahmoud Ahmadinejad bắt đầu có động thái hòa hoãn khi khuyến khích các nước trong vùng hãy lắng nghe nguyện vọng của người dân và tự hỏi làm sao mà những người cầm quyền có thể tàn sát dân chúng của mình bằng súng ống và xe tăng?!
Tại Saudi Arabia, vua Abdullah tuyên bố sẽ để ra 10,7 tỷ đôla nhằm phục vụ người dân trong đó có ngân quỹ để gia tăng 15% mức lương của công nhân viên nhà nước, giải quyết tình trạng thất nghiệp của thanh niên và sinh viên đi du học.

Về phía quần chúng biểu tình bức tường sợ hãi đã sụp đổ. Bây giờ chúng tôi đã có thể mở miệng nói! Bức tường sợ hãi đã sụp. Ngay cả sau những tàn sát giết chóc, không còn ai sợ nữa. Số đông càng ngày càng gia tăng. Một người dân Libya đã nói với phóng viên CNN.
Hệ thống internet đã bị cắt đứt hoàn toàn. Người dân chuyển sang thông tin cổ điển: truyền miệng.

Dân Làm Báo tổng hợp và cập nhật

----------------------

Cập nhật 23.02: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Libya và hàng loạt viên chức cao cấp từ nhiệm và đứng về phía quần chúng.

Bộ trưởng BNV Abdul Fattah Younis al Abidi cho biết ông đã từ nhiệm vào thứ hai vừa qua sau khi hơn 300 người dân Libya đã bị giết chết trong vòng 3 ngày. Ông lên án Muammar Gaddafi đã chủ mưu đàn áp người dân trên một bình diện rộng lớn.
“Gaddafi đã nói với tôi rằng ông ta dự trù dùng chiến đấu cơ để tấn công dân chúng tại Benghazi và tôi đã nói với ông ta là hàng ngàn người sẽ bị sát hại nếu ông ta thực hiện điều đó”.
Ông Adibi tuyên bố sẽ hỗ trợ người dân và cuộc cách mạng xuống đường của họ.
Là người biết rõ Gaddfi từ năm 1964, ông Adibi nói rằng Gaddafi là một con người cứng đầu và sẽ không nhượng bộ. “Ông ta có thể tự tử hay bị giết. Ông cũng tiên đoán cuộc cách mạng sẽ thành công trong thời gian vài ngày hoặc có thể tính bằng giờ. Hiện tại, đã có nhiều cảnh sát tại Tipolu đã đào nhiệm và đứng vào hàng ngũ của nhân dân.
Ngoài ông Adibi, đại sứ Libya tại Bangladesh, ông A.H. Elimam, đại sứ Ali el-Essawi tại Ấn Độ, đại sứ Bubaker al-Mansori tại Malaysia, đại sứ Musbah Allafi tại Úc, đại sứ Salaheddin M. El Bishari tại Indonesia, đại sứ Abdel Moneim al-Houni của khối Ả Rập, nhân viên ngoại giao cao cấp Hussein Sadiq al Musrati tại Trung Quốc cũng đã từ nhiệm, lên án Gaddfi và đứng về phía người dân. Trước đó, Đại sứ Libya tại Hoa K, ông Ali Aujali đã lên tiếng chính thức kêu gọi Gaddafi từ chức.
Dân Làm Báo cập nhật theo CNN

*
Dân Làm Báo – Muammar Gaddafi đã xuất hiện trên đài truyền hình Libya vào ngày thứ ba 22 tháng 2. Trong bài diễn văn dài hơn 1 giờ ông đã tuyên bố nhất định không từ bỏ quyền lực Một nhóm Facebook đã kêu gọi Một Ngày Giận Dữ tại Libya đã bắt đầu với 4400 thành viên hôm thứ hai và gia tăng thành 9600 thành viên vào thứ tư tuần trước. Đây là mô hình phỏng theo cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập và đã một lần nữa châm ngòi cho sự bừng dậy của người dân Libya

*
Ông Gaddafi năm nay 68 tuổi và đã cai trị Libya gần 42 năm. Sau 8 ngày nổi dậy của người dân đòi hỏi tự do và giải quyết tình trạng thất nghiệp, Gaddafi đã mất quyền kiểm soát miền đông Libya cũng như sự ủng hộ của nhiều chính giới.
Xuất hiện trên đài truyền hình ông Gaddfi tuyên bố:
Đây là quốc gia của tôi, quốc gia của cha ông tôi và tôi sẵn sàng chết như một anh hùng cách mạng / thánh tử đạo“. Ông Gaddafi tuyên bố rằng ông đã đem lại vinh quang cho Libya Muammar Gaddafi là lãnh đạo của cách mạng Libya, tôi không là một tổng thống sẽ bước xuống, đây là quốc gia của tôi, Muammar sẽ không là một tổng thống rời khỏi ngôi v.
Chụp mũ cho những người biểu tình là những con chuột điệp viên của tình báo nước ngoài, những con gián và những tên lính đánh thuê, những kẻ hèn nhát và phản bội, ông Gaddafi nói rằng những kẻ hợp tác với các thế lực thù địch bên ngoài, vũ trang chống lại đất nước sẽ bị xử tử.
Thế giới hãy ngước nhìn lên Libya. Những người biểu tình phản đối là những kẻ phục vụ cho ma quỷ Tôi chưa ra lệnh dùng vũ lực, chưa ra lệnh bắn một viên đạn nào nhưng khi mà tôi ra lệnh, tất cả mọi thứ sẽ bị thiêu hủy!.
Những ai yêu mến Gaddafi hãy bước ra khỏi nhà để ủng hộ tôi, đừng sợ đám băng đảng ấy. Hãy bước ra và tấn công chúng nó… Hãy kéo con cái các bạn từ đường phố trở về nhà,  bọn chúng đang thuốc và làm say con cái các bạn Nếu cần thiết, chúng ta sẽ sử dụng bạo lực, theo đúng quy định của hiến pháp và luật quốc tế Bất cứ ai đang giở trò phá hoại đoàn kết quốc gia sẽ bị xử tử và chung số phận như trường hợp Thiên An Môn” Gaddafi vừa đập bàn vừa nói.

Một nhà đối kháng cho biết rằng nhiều thanh niên đã bị lôi ra ngoài đường để xem buổi nói chuyện của ông Gaddafi trên TV công cộng để làm hình ảnh tuyên truyền đây là những người ủng hộ ông ta.
Tuy nhiên, các quan sát viên nhận định rằng quyền lực thống trị của Gaddafi đang bị suy giảm trầm trọng. Tại miền đông Libya, nhiều binh lính, cảnh sát đã đứng về phía đối lập và quân đội trong thường phục canh giữ đường phố trong khi lực lượng chống đối đã làm chủ tình hình.

Đại sứ Libya tại Hoa K, ông Ali Aujali đã lên tiếng chính thức kêu gọi Gaddafi từ chức. Ông Ali là một trong nhiều chính giới Libya, trong đó có phụ tá đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Dabbashi, chọn thái đđứng về phía nhân dân. Một viên chức cao cấp đang công tác tại Bắc Kinh, ông Hussein Sadiq al Musrati đã từ nhiệm và gia nhập vào đoàn biểu tình của sinh viên trước tòa đại sứ Libya ở Bắc Kinh.

ông Ibrahim Dabbashi kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra nhiều biện pháp can thiệp bao gồm việc phong tỏa không phận Tripoli nhằm ngăn ngừa Gaddafi gia tăng củng cố lực lượng quân đội với mục tiêu tàn sát dân lành.
Cho đến nay, ước lượng số tử vong đã lên đến khoảng từ 300-500 người, khoản 1000 người bị mất tích. Chính quyền Libya phủ nhận việc ra lệnh quân đội sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng tại Tripoli nói rằng quân chính phủ đã bắn vô tội vạ vào những người biểu tình, trực thăng và chiến đấu cơ đã bắn vào đám đông, đồng thời còn có sự tham dự của các thành phần lính đánh thuê ngoại quốc tham gia vào việc trấn áp và bắn giết dân chúng.

Tin mới nhất từ thông tấn Al Jazeera tường thuật cảnh sát đã xả súng bắn vào một đám ma của một người biểu tình bắn chết trước đó và giết chết 15 người, làm bị thương nhiều người khi làn sóng phẫn nộ chống lại Gaddafi dâng cao.

Lực lượng cảnh sát cơ động đã trấn giữ toàn bộ vùng Fashloom của thủ đô Tripoli và bắn vào bất cứ người nào di chuyển trên đường phố, ngay cả những người đi tìm xác người thân. Một nhà đối lập cho biết những người đi lấy xác đã được bảo rằng không thể lấy xác lúc này trừ khi họ đồng ý ký một văn bản xác nhận người thân chết vì “giải phẩu”.

Trong khi đó, hệ thống internet đã bị cắt, tê liệt trên toàn bộ các thành phố thuộc vùng sa mạc Sahara. Đây là vùng còn nằm trong tầm kiểm soát của Gaddafi.
Số người sử dụng internet tại Libya là 6%, trong khi tại Ai Cập là 25% dân số.

Thông tấn Al-Jazeera tường thuật rằng Facebook đã được dùng để phối hợp sự bắt đầu của các cuộc biểu tình chống đối và đã bùng nổ kể từ ngày 17 tháng 2. Cũng theo Al-Jazeera thì Libya là một quốc gia nơi mà mọi sự bày tỏ, chống đối ở công cộng vốn rất là hiếm hoi, vì thế mọi kế hoạch chuẩn bị biểu tình đều được thực hiện qua hệ thống mạng xã hội Facebook và Twitter.

Một nhóm Facebook đã kêu gọi Một Ngày Giận Dữ tại Libya đã bắt đầu với 4400 thành viên hôm thứ hai và gia tăng thành 9600 thành viên vào thứ tư tuần trước. Đây là mô hình phỏng theo cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập và đã một lần nữa châm ngòi cho sự bừng dậy của người dân Libya.

Dân Làm Báo tổng hợp, cập nhật
.
.
.

No comments:

Post a Comment