Sunday, February 27, 2011

KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG và QUYỀN LỢI CỦA TRUNG ĐÔNG (Rodger Baker)

Rodger Baker (Staratfor, Mĩ, 24/02/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày 27 tháng 2 năm 2011


Chính phủ Trung Quốc theo dõi các vấn đề ở Trung Đông một cách vô cùng chăm chú. Một mặt, người ta nhận thấy ngay ảnh hưởng đối với giá nhiên liệu, nhưng người Trung Quốc khó mà có thể cân bằng được chính sách ngoại giao của mình và kiểm soát được ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sự ổn định tình hình trong nước.

Như chúng ta đã thấy, những cuộc cách mạng và rối loạn xã hội đang làn tràn khắp Trung Đông rõ ràng là có ảnh hưởng đối với giá nhiên liệu. Điều đó làm cho Bắc Kinh – nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn - lo lắng.  Nhưng đối với Trung Quốc vấn đề không chỉ là sự tăng giá. Khi họ thấy những chế độ lâu đời này bắt đầu lung lay, bắt đầu sụp đổ thì họ cảm thấy lo lắng cho số vốn đầu tư của họ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực này. 

Một trong những lợi thế của Trung Quốc trong việc tiếp cận được với những nguồn tài nguyên ở châu Phi, châu Mĩ Latin và Đông Nam Á là họ sẵn sàng làm việc với các chính phủ mà các công ty phương Tây không thể làm vì lí do chính trị. Điều đó giúp họ tiếp cận với những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhiên liệu. Vì thế đôi khi họ bị những người đấu tranh cho nhân quyền phê phán, nhưng nói chung, Trung Quốc biết các xử lí chuyện này. Khi theo dõi những cuộc cách mạng đang lan ra ở Bắc Phi, họ sợ rằng nó sẽ tiếp tục lan rộng trên khắp châu lục và cả ở những khu vực khác nữa. Nếu Trung Quốc ủng hộ chế độ mà phương Tây không ủng hộ hoặc coi đấy là chế độ phi dân chủ, còn họ làm như thế là nhằm tiếp cận với nguồn khoáng sản, dầu, và nếu chế độ bất ngờ bị lung lay thì bao giờ Trung Quốc cũng tới và tìm cách trợ giúp về tài chính hay giúp đỡ bằng cách khác. 

Nhưng nếu chế độ đổ thì Trung Quốc có nguy cơ là gắn bó quá nhiều với chính quyền cũ, người ta có thể tước đoạt những vụ làm ăn đã được kí kết và chuyển cho những người khác, và như thế là Trung Quốc mất quyền tiếp cận với những nguồn lực đó. Hiện nay có lẽ khu vực đáng lo nhất đối với Trung quốc là Sudan, liệu cách mạng có lan sang Algeria hay thậm chí các nước như Zimbabwe hay Venezuela, nơi mà Trung Quốc đã thiết lập được quan hệ hữu hảo và có thể sử dụng một cách ữu hiệu ước muốn tương tác của mình nhằm nhận được phần to hơn trong quá trình phát triển các khu vực này.

Bên cạnh hình ảnh của mình ở nước ngoài và các cuộc cách mạng, Trung Quốc còn lo lắng về những vấn đề đang diễn ra trong nước nữa. Chúng ta thấy “Cách mạng Hoa Nhài” đã bắt đầu ở Trung Quốc. Hiện chưa rõ là chuyện này sẽ đi xa đến đâu hoặc có xảy ra hay là không, nhưng đấy là những vấn đề đáng lo đối với Bắc Kinh. 

Rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến phong trào tràn qua các đường biên giới khu vực, tràn qua các đường biên giới kinh tế-xã hội; và hiện đang tràn qua những đường biên giới sắc tộc ở Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ khó, rất khó giải quyết những vụ bạo loạn kiều đó. Đối với Trung Quốc, đấy sẽ là những vấn đề cực kì phức tạp. Trên trường quốc tế, Trung Quốc không muốn bị coi là người ủng hộ các chế độ độc tài, chuyên chế, đang bị ý chí của nhân dân lật đổ. Đồng thời, ở trong nước họ cũng không muốn bị coi là chế độ chuyên chế hay độc tài; và họ muốn đàn áp nhân dân để cho dân chúng không thể vùng lên và không biết cách sử dụng những phương tiện đang được sử dụng ở nước ngoài.
.


.
.

No comments:

Post a Comment