Monday, January 3, 2011

VIỆT NAM CUỐI NĂM, ĐẦU NĂM CÓ GÌ LẠ ?

Martian Mobile
Thứ Hai, 03/01/2011


Khi tờ báo VnExpress bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là "nhân vật của năm 2010" với nhũng lời ca ngợi như huyền thoại với dẫn cứ khoảng gần một chục biến cố xẩy ra trong năm 2010 như chuyện kể về vai trò Chủ tịch ASEAN hay tham dự hội nghị cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20 chưa kể hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của ông Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản... Thì nhiều người đọc không biết sự bình chọn của tờ báo VnExpress có bị áp lực từ Tổng Biên Tập hay cơ quan thông tin của Đảng hay không? Hay đây là sự bình chọn trung thực của tờ báo này.
Cứ cho là tất cả những gì tờ báo điện tử VnExpress ca ngợi là đúng đi nhưng người đọc đã nhận thấy khi đọc bài của họ là tờ báo đã thổi phổng và nịnh bợ ông Dũng. Chưa kể nếu người đọc là ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải hơi đỏ mặt mắc cở vì tờ báo bơm ông ta lên mây xanh quá vì sự thật ông ta không có tài như vậy và tờ báo có vẻ chửi xéo ông Dũng bằng cách có vẻ tâng bốc qúa lố để những người đọc có hiểu biết và trung thực sẽ bị phản cảm về ông Dũng hơn là sự việc như VnExpress đăng tải.

Vài hàng về mặt ngoại giao cho năm 2010, là năm Việt Nam được làm Chủ tịch ASEAN (luân phiên) kết quả ra sao thì không thấy có người nói lên rõ rệt về các thành quả có chất lượng. Điều rõ nhất là các nước trong ASEAN thì chẳng có nước nào đồng tình với điểm quan trọng và mong muốn nhất của Việt Nam để quốc tế hóa Biển Đông và nhẩy vào ủng hộ phương cách ngoại giao của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam cũng đã hèn nhát hơn khi không dám một mình hay liên minh với các nước khác tại Đông Nam Á chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc như một thời Việt Nam đã từng hung hăng khoe rằng họ đã đánh thắng một đế quốc Mỹ cực kỳ hung bạo nhất thế giới. Ít nhất về phương cách lịch sự thì các nước này cũng đồng ý với Chủ tịch ASEAN là "đưa ASEAN trở thành một điểm sáng của khu vực Đông Á" chả lẽ lại chê bai một nước vừa thoát ra khỏi một nền kinh tế quốc doanh? Ít nhất họ cũng an ủi khuyến khích cho một nước vừa mới mở mắt để biết rằng theo chủ nghĩa Cộng Sản thì chỉ thấy kinh tế của Karl Marx/Lenin chỉ mang cho mọi người được bình đẳng nghèo đói ngang nhau chứ không thể giàu có được. Họ cũng không thể ca ngợi quá sức được trong "Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010" khi Việt Nam chỉ đẻ ra giầu có cho những giới quý tộc đỏ, trong đó lãnh đạo đảng viên cao cấp tham nhũng, lợi dung quyền thế chiếm đoạt đất đai dân chúng, nhà thờ bán đất cho tư bản để xây sân golf. Nông dân không có đất để sinh sống trong khi đất đai bị tich thu để làm khu giải trí. Chưa kể chỉ cách đây ít lâu, năm 2009, báo chỉ trong nước kể cả tờ VnExpress nói rằng dưới sự lãnh đạo quang minh của đảng Cộng Sản, Việt Nam sẽ là con hổ của Á Châu.

Ít nhất có lẽ Việt Nam cũng thực sự là con hổ "giấy" trên báo chí, chỉ vài năm sau Việt Nam trở thành một con hổ thực với đà lạm phát phi mã và chính phủ Việt Nam gần như đang vẫn còn loay hoay không biết tìm ra phương hướng nào để chữa trị. Chưa kể dưới sự lãnh đạo anh minh của đảng và nhà nước, VnExpress cũng quên hay cố tình sao lãng hiện tượng tham nhũng tại Việt Nam mà khi hai phóng viên cùng với Tổng Biên Tập của tờ báo ViệtNam Net một tờ báo lớn nhất của Việt Nam đăng tải bài tin thăm dò chỉ số bất mãn của người dân về tệ nạn này cách đây hơn một tháng đã bị tịch thu bằng và phạt tiền, chưa kể bản tin này đã bị rút lại và không còn dám đăng tải nữa. Chống tham nhũng tại Việt Nam chỉ là những là những băng rôn bắn tiếng cho các quốc gia viện trợ đang cho Việt Nam rằng ta đây cũng có chủ trương chống tham nhũng đấy chứ nhưng thực ra thì là trò hề cho người dân khi nhìn vào. Nó cũng làm các quốc gia viện trợ như Nhật Bản bức xức đã có hôi tạm ngưng viện trợ cho Việt Nam đến khi đảng Cộng Sản thực sự truy tố đảng viên tệ hại của mình thì Nhật mới quay lại viện trợ tiếp.

Theo tờ báo điện tử VnExpress ca ngợi "Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả", trích trong tờ The Nation (của Thái Lan) nhận xét, cộng thêm với lời của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là: "Mỹ muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam". Thực sự người viết không hiểu "Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam" là vai trò gì khi năm ngoái Thái lan là một nước rối rắm, cả năm 2010 là một trong những năm tối tăm nhất của Thái Lan trong lịch sử của họ gần đây. Người dân Thái bắn giết lẫn nhau có lúc thế giới tưởng rằng nước Thái sẽ đi vào cuộc nội chiến khi Bangkok không còn là nơi nghỉ mát nữa mà là bãi chiến trường. Chữ "là bài học cho tất cả" của tờ báo The Nation của Thái Lan mà tờ VnExpress trích dẫn đâm ra mất giá trị và tổn thương sự đề cử ông Dũng mà VnExpress mong đợi.

Trong tháng 12, khi Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã kết thúc sau hai ngày thảo luận tại Hà Nội, với cam kết mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam với tư cách là nước thu nhập trung bình. Ông Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã tham dự phiên họp và đưa ra đánh giá tổng thể về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam gần đây. Ông Khiêm nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện 3 lĩnh vực phát triển đột phá được nêu ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 10 năm và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm. Nhưng các quốc gia đối tác phát triển đã thảo luận với Chính phủ Việt Nam về tình hình phát triển kinh tế vĩ mô gần đây và bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn gia tăng của nền kinh tế vĩ mô, đồng thời đưa ra một số giải pháp khuyến nghị. Nói trắng ra là họ đã không hài lòng nhiều điểm về Việt Nam nhưng lịch sự và trong ngôn từ ngoại giao là họ nói tránh đi sự không hài lòng này. Tại hội nghị, ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam nhận định mặc dù Việt nam tận dụng cơ hội quá trình gia nhập WTO để đẩy mạnh tốc độ cải cách, hiệu quả và năng lực của khu vực doanh nghiệp nhà nước (như vụ Vinashin) vẫn chưa được cải thiện.Ông cũng nhấn mạnh cần phải tách vai trò quản lý và sở hữu của Nhà nước, và khuyến khích Chính phủ để doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên các nguyên tắc thương mại và trên sân chơi bình đẳng với khu vực tư nhân. Các đối tác phát triển nhấn mạnh nhu cầu cần minh bạch hơn và quản trị nhà nước hiện đại, là chìa khóa để phát triển khối kinh tế nhà nước hiệu quả, có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội và tránh các vấn đề tương tự như Vinashin trong tương lai.

Ông Staffan Herrström, Đại sứ Thụy Điển, thay mặt các đối tác phát triển nêu bật tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề tham nhũng. Ông nhấn mạnh cần phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong các lĩnh vực tăng cường tính minh bạch, tiếp cận thông tin, phát triển nền thông tin đại chúng mạnh và tự do, nâng cao chế độ pháp quyền, tăng cường tính độc lập của tòa án và tăng sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự.

Các đối tác phát triển khuyến khích Chính phủ cần tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, xã hội dân sự, công dân và báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng. Ngoài ra, các đối tác phát triển cũng nhấn mạnh yêu cầu cần có các biện pháp bổ sung để giải quyết tham nhũng như đưa ra quy định pháp luật bảo vệ người tố cáo, cải cách tiền lương cho công chức nhà nước, tuyển dụng công chức, viên chức nhà nước dựa trên năng lực.

Trong năm 2010 chính quyền của ông Dũng đã phải liên tục đối đầu và gần như họ thiếu lãnh đạo trong lãnh vực môi trường. Thay mặt cho các quốc gia đối tác phát triển, bà Jennifer Sarah, Giám đốc Ban Phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới tại Việt nam đã lưu ý Chính phủ Việt Nam không chỉ về vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững mà còn về các thách thức quốc gia, bao gồm nạn ô nhiễm nước và không khí, cũng như thách thức mang tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, những thiệt hại không khắc phục được trong đa dạng sinh học và môi trường sống. Mặc dù có thể nhận được nhiều hỗ trợ về tài chính để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cần thêm nhiều vốn từ nguồn trong nước và tư nhân. Về điểm này, các đối tác phát triển kêu gọi chính quyền ông Dũng cần sử dụng một cách có chiến lược nguồn hỗ trợ tài chính cho biến đổi khí hậu và các Bộ, ban ngành, địa phương cần có nguồn hỗ trợ tài chính để nâng cao năng lực, hỗ trợ kĩ thuật và đầu tư.

Sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam hiếm khi phải phá giá đồng tiền VND. Đã có một lần trong tháng 11 năm 2009, Chính phủ Việt Nam quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam, đồng thời tăng lãi suất lên 8%. Việc này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài chính Châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị trường Âu Mỹ. Nhưng trong năm 2010 là cả một thất bại. Ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ, theo đó, một đôla Mỹ ăn 18.544 đồng trong khi ngày 10 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá này chỉ là 17.941 đồng. Như vậy, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá 3,4% so với đôla Mỹ. Nhưng đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá ở thị trường chợ đen lên đến là 19.500 đồng. Ngày 18/08/2010 Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD (tương đương tăng 388 đồng). Cho đến ngày hôm nay thì tỉ giá tăng lên khoảng 19.600/USD nhưng nhiều nơi trong thị trường chợ đen có nơi đã lên trên dưới 20.000 đồng/USD. Trong khi Trái phiếu chính phủ của Việt Nam bị hạ một bậc về mức tín nhiệm, từ Ba3 xuống B1 ngày 15/12/2010. Công ty lượng giá tín dụng và đầu tư Moody's tại Luân đôn công bố kết quả này, viện dẫn nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, lạm phát gia tăng và những món nợ của Vinashin. Vinashin trên bờ vực phá sản với mối nợ khổng lồ không trả được cũng là một nguyên do khiến mức tin cậy của tín dụng và trái phiếu Việt Nam mất điểm. Moody's cho rằng nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán bắt nguồn từ mức thâm hụt thương mại ngày càng tăng, vốn đầu tư thoát chạy ra khỏi nước, mức dự trữ ngoại tệ giảm sút, và áp lực phá giá đồng bạc.

Về nhân quyền thì gần như năm nào Quốc Hội Mỹ cũng đều thông qua Nghị quyết đưa VN trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo” (CPC) nhưng đều bị Hành Pháp từ chính quyền Clinton đến Bush và Obama đều không chấp nhận vì Hoa Kỳ đều muốn dùng Việt Nam để "kìm chế" Trung Quốc - Việt Nam lại một lần nữa làm con cờ cho các thế lực quốc tế mạnh để trả giá với nhau. Trước 1975 thì có hai con cờ, một chế độ Hà Nôi và một chế độ Saigòn thì ngày nay chúng ta có một Hà Nội chấp nhận mất biển đảo để tiếp tục cai trị Việt Nam. Ngày xưa thì có một Sàigon mang đế quốc Mỹ và chấp nhận thực dân Pháp để chiến tranh với một Hà Nội mang Liên Xô và Trung Quốc với một chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai, thì ngày nay chúng ta có một chế độ Hà Nội mang kẻ thù cũ là đế quốc Mỹ vào cùng với kẻ thù ngàn năm là bá quyền Trung Quốc ăn ở với nhau. Con cờ có thay đổi gì đi nữa thì Việt Nam vẫn chỉ là một vật để cho các đế quốc thế giới trao đổi thôi.

Mỗi lần có cuộc họp Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam là gần như không biết bao nhiêu công dân Việt Nam lại bị tù tội vì dám đứng lên tiếng nói về nhân quyên, về những quyền tối thiểu mà chính đảng Cộng Sản cho phép người dân trong Hiến Pháp(?) của họ nhưng không bao giờ cho phép thực hành. Không biết bao nhiêu tổ chức quốc tế quan tâm cho đén sự bình đẳng tối thiểu quyền làm người trên thế giới đều phải lên tiếng đòi hỏi trả tự do cho người Việt. Ai cũng thấy là mọi người trên thế giới đều lo lắng cho người dân Việt Nam hơn là chính phủ của ông Dũng. Nhiều người Việt Nam uất ức khi thấy chế độ Hà Nội bảo về Hoàng Sa, Trường Sa cho chính quyền Trung Quốc hơn là cho biết bao người dân Việt hay những người lính của chính quyền Hà Nội đã phải bỏ xương máu để bảo vệ đất nước mà cha ông chúng ta gìn giữ cả ngàn năm nay. Nhiều người lo sợ là mất đi những người như Nguyễn Tiến Dũng, Lê Công Định, blogger Điếu Cày, blogger Anh Ba SG, blogger Phan Kiến Quốc, Cù Huy Hà Vũ, …và rất nhiều người Việt yêu nước khác thì tiến trình tự do cho Viêt Nam sẽ rất ít cơ hội đi nhưng ngược lại.

Sau 35 năm giải phóng miền Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn có kẻ thù. Thật là ngạc nhiên cho nhiều người đọc, Thật là quá ngạc nhiên cho người viết - Một chính quyền độc tài kiểm soát Việt Nam với bàn tay sắt, không một đảng phái, không một người dân nào được quyền có ý kiến ngược lại với chính quyền Hà Nội trong 35 năm nay thì ngày nay sau hơn 35 thống nhất Nam Bắc, các quan chức Hà Nội luôn luôn kêu gọi cảnh giác những kẻ thù chống phá chế độ. Chúng ta mừng là kẻ thù của chế độ Hà Nội ngày nay không còn là Mỹ Thiệu mà họ là những người Việt yêu nước, họ là nhũng đảng viên đảng Cộng Sản, họ là con cháu đảng viên yêu nước, họ là giảng viên đại học, họ là nông dân một thời chứa chấp Cộng Sản nằm vùng chống lại chế đồ Nguyễn văn Thiệu, họ là Việt Kiều yêu nước trở về Việt Nam sau những lời đường mật của đảng Cộng Sản, ... nhưng ngày nay họ chấp nhận tù đầy trong chế độ mà họ tưởng rằng nó đã giải phóng họ, làm giầu cho đất nước Việt, cho người dân Việt. Tại sao có sự mâu thuẫn như vậy?

Với cặp mắt bình thường của người dân Việt, có người cũng đồng ý với tờ báo VnExpress là nhân vật nổi bật trong năm không phải là nhân vật thành công trong năm 2010 nhưng sự dẫn giải của tờ báo ca ngợi việc nhận trách nhiêm của ông Dũng với sự đổ vỡ của tập đoàn Vinashin thì gần như không ai nhìn thấy có gì nổi bật của ông Dũng. Người dân cảm tưởng như chính quyền ông Dũng muốn nó "chìm xuồng" đi. Chuyện chỉ nổi bật lên khi những tin tức bất lợi từ ngoại quốc thổi về. Báo chí như VnExpress đã quá quen với việc viết bài theo lề phải thì chuyện đánh bóng cho Thủ Tướng Dũng cũng có lẽ là chuyện sẽ thấy thường xuyên hơn cho năm 2011 nếu ông ta tiếp tục đắc cử trong cuộc họp Dảng Cộng Sản VN trong tháng Giêng 2011. Tôi cũng đã từng nghe những lời của các bậc cha chú của mình nói về thời kỳ "chống Mỹ, giải phóng miền Nam" những kẻ bồi bút trong thời Mỹ Thiệu, đã biết bẻ cong ngòi bút để được ít dollar của đế quốc và cuối cùng cũng phải sống trôi dạt tha hương tại các nước tự do thì ngày nay chúng ta cũng thấy nhũng bóng ma đó nhưng đang sống tại Việt Nam cũng biết bẻ cong ngòi bút để đẩy con dân Việt vào các vòng lao lý, nịnh bợ các chủ nhân ông mới tại quê hương Việt. Đúng lịch sử là các chu kỳ tiếp diễn mà khó có người Việt nào có thể học được!

Lịch sử Việt nói là khởi thủy Lạc Long Quân lầy nàng Âu Cơ, sinh ra được 100 người con. Âu Cơ là giống tiên nên đem 50 con lên núi. Lạc Long Quân là giống rồng nên đem 50 ngưòi con xuống biển Nam Hải rồi phong cho ngưồi con trưởng lam vua, lấy tên nước là Văn Lang, xưng la Hùng Vương, tục Quốc Tổ của dân tộc Việt ngày nay. Không ai viết tiếp rằng nước Việt có một lịch sử là đã có thời người Việt chia rẽ và mang ngoại xâm về giầy xéo đất nước. Kẻ thắng trận viết lại lịch sử, vẽ rồng vẽ rắn, thần thánh hóa lãnh đạo còn hơn Họ Hồng Bàng. Người thua trận phải bỏ xứ ra đi với lòng căm thù. Thử hỏi những người tự nhận mình là người Việt ngày nay, thì thật là xấu hổ cho những người còn tự nhận mình là con rồng cháu tiên, những người thuộc tiểu sử của Karl Marx còn hơn là sự tích vua Hùng Vương, những người tay đều đẫm máu của những anh em ruột thìt hay những người đầy người dân Việt vào những vòng lao lý để tiếp tục cai trị để rồi dối trá, lấn át lẫn nhau trục lợi....
...
...
Nhìn lại 2010 và Nghĩ tới 2011 thì đúng thật là chẳng có gì hứng thú để nghĩ đến Việt Nam.

Ngày 01/01/2011
MM
.
.
.

No comments:

Post a Comment