Saturday, January 1, 2011

BÁO CHÍ NHẬT BẢN : TRUNG QUỐC ĐÃ CHUẨN BỊ ĐÁNH CHIẾM BIỂN ĐÔNG (RFI)

Trọng Nghĩa
Thứ Bảy 1-1-2011

Ngay từ năm 2009, quân đội Trung Quốc đã hoàn tất chiến thuật đánh chiếm các hòn đảo do nước khác nắm giữ tại vùng Biển Đông và đã huấn luyện lực lượng để theo phương án đó. Cho dù trước mắt ít có khả năng chiến lược thôn tính Biển Đông được thực hiện, nhưng chủ trương này cho phép Bắc Kinh giành ưu thế trong các cuộc đàm phán.

Trên đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.
Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.

Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.

Theo chiến thuật này khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất trong hạm đội hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.

Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.

Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định : « Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ».

Đến đầu tháng 10, một cuộc tập trận bắn đạn thật huy động 1.800 lính thủy quân lục chiến Trung Quốc lại được tiến hành trên một khu vực trải dài từ Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông cho đến tận đảo Hải Nam gần đấy.

Các bài tập huấn bao gồm việc đánh chiếm một hòn đảo ở Biển Đông đang nằm dưới quyền kiểm soát của một nước khác. Tàu đổ bộ và xe tăng đã được dùng để tung quân lên bờ trong khi lực lượng tấn công nỗ lực phá nhiễu điện từ và tên lửa do các đơn vị đóng vai quân địch bắn ra.

Đối với tờ báo Nhật Bản, trái với thông lệ là giữ kín bí mật các cuộc tập trận, quân đội Trung Quốc lần này đã mời 273 tùy viên quân sự từ 75 nước đến quan sát cuộc diễn tập. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng là muốn gởi thông điệp đến các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, trong số này có Việt Nam hiện đang kiểm soát 28 hòn đảo ở vùng Trường Sa.

Một nguồn tin từ chính quyền Trung Quốc đã xác định với phóng viên báo Asahi tại Bắc Kinh rằng : « Mục đích của chúng tôi là giành ưu thế trong đàm phán lãnh thổ bằng cách gây sức ép thông qua việc chứng tỏ cho các nước khác nhau thấy rằng chúng tôi có khả năng lấy lại các hòn đảo bất kỳ lúc nào ».

Theo Asahi, hồi đầu tháng này, Bắc Kinh đã chứng minh rằng họ không quan tâm đến các cuộc đàm phán ngoại giao với các quốc gia thành viên ASEAN.

Một cuộc họp cấp tổng vụ trưởng bộ Ngoại giao đã mở ra ngày 23/12 tại Côn Minh, giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong khi các đại diện ASEAN muốn thảo luận về các hướng dẫn áp dụng cụ thể, thì Trung Quốc chỉ nhắc lại nội dung bản Tuyên bố về cách ứng xử tại Biển Đông ký kết năm 2002, kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột nhưng không trực tiếp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại.

Khi nêu bật mưu đồ của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nhật báo Asahi đã nhắc lại mối quan ngại mà Bắc Kinh gây ra nơi các thành viên ASEAN cũng như Hoa Kỳ với tuyên bố của họ hồi đầu năm nay cho rằng Biển Đông thuộc diện “lợi ích cốt lõi”, kèm theo là những động thái khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các nước trong vùng hiểu rõ những gì Trung Quốc đòi hỏi.

Đối với tờ báo, Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

Bài này không còn trên RFI

Copy lại từ :
2/01/2011

----------------------------------------

China’s scenario to seize isles in South China Sea
BY KENJI MINEMURA CORRESPONDENT
2010/12/31

Chinese Navy vessels in a bay off Hainan island (Kenji Minemura)

BEIJING–China is moving into regional bully mode.
Its military has drawn up an internal tactical plan to seize control of islands in the South China Sea that are now under the effective control of other nations, sources said.
China is embroiled in a number of territorial disputes in the South China Sea with members of the Association of Southeast Asian Nations.
While there is little likelihood of China actually implementing the strategy anytime soon, one aim was apparently to gain the upper hand in any future diplomatic negotiations by making clear that a naked show of force is always an option.
According to a source in the Guangzhou Military Region, which is in charge of the South China Sea, the tactical plan was drawn up in early 2009.
The two main pillars of the policy are the use of bombers to weaken island defenses and a subsequent landing of troops using amphibious assault ships.
The Chinese military has focused on these two tactics in recent training exercises.
Beijing triggered concern among ASEAN members as well as the United States with its declaration earlier this year that it regards the South China Sea as a “core interest,” and following up with various moves to ensure that everybody in the region understood what was at stake.
Japan could also be affected because of the territorial dispute over the Senkaku Islands, which are located in the East China Sea.
Under the tactical plan, the Chinese Air Force, working in tandem with air combat units of the Navy, would stage surprise bombing runs over military ports and ships based at targeted islands.
The plan calls for eliminating the enemy’s combat capability over the course of about an hour and then begin landing troops using amphibious assault ships, such as the Kunlunshan, the biggest such vessel in the Chinese naval fleet. It has a displacement of 18,000 tons and can accommodate four helicopters on its deck.
While the invasion was under way, the main units of the North China Sea Fleet and the East China Sea Fleet would take up positions to block U.S. aircraft carriers from approaching the island.
The Chinese military began large-scale training exercises in the South China Sea after the tactical plan was drawn up.
In May 2009, the Air Force and air combat units of the Navy started bombing training in earnest.
In July 2010, China’s three sea fleets conducted a joint training exercise. It was the biggest maneuver ever staged by China, with half of the major vessels of the three fleets taking part. Bombers and anti-ship missiles were also used.
A source with the Guangzhou Military Region who took part in the exercise said, “We were able to demonstrate that we had the ability to destroy a U.S. aircraft carrier.”
In early November, a live fire exercise involving about 1,800 Chinese Navy amphibious assault troops was conducted in an area ranging from Zhanjiang in Guangdong province to nearby Hainan island.
The scenario for the exercise involved invading an island in the South China Sea now effectively controlled by another nation. Amphibious assault ships and tanks were used to land troops while countering electromagnetic interference and missiles fired by troops posing as the enemy.
Unusually for the secretive Chinese military, the training exercise was conducted in front of 273 military attaches representing 75 nations, sending a clear message.
According to Chinese government sources, China only effectively controls eight islands among those in the Spratly and Paracel islands in the South China Sea. Vietnam controls 28 islands, while the Philippines controls seven.
One government source said, “Our aim is to gain an advantage in territorial negotiations by applying pressure through demonstrating to the various nations that we have the capability of taking back the islands at any time.”
Beijing demonstrated earlier this month that it was not interested in diplomatic negotiations with ASEAN member nations.
A meeting of officials at director-general level of foreign ministry bureaus was held Dec. 23 in Kunming, Yunnan province, among officials from China and ASEAN nations.
While the ASEAN representatives wanted discussions to decide on specific guidelines, China was content with reiterating the 2002 South China Sea conduct declaration that called for peaceful resolution of conflict while not directly addressing the territorial disputes that exist.
The stance represents a switch from the diplomatic policy established by the late Deng Xiaoping of “taoguang yanghui,” which can be translated as “biding our time and building up our capabilities.”
While it was considered a diplomatic principle that had to be adhered to for a century, some Chinese military officers are now saying that the policy has led to a weakening of China’s diplomatic power.
Emphasizing core interests now represents that way of thinking.
Beijing, until now, has used the term mainly in relation to Taiwan and Tibet. As a Chinese military source said, core interest indicates that, “We will not make any compromise and would not hesitate from resolving any issue through the use of military force.”
While Chinese government officials among themselves had also considered the South China Sea a core interest, they have recently begun to make that argument in diplomatic negotiations.
China began claiming it had territorial rights over the South China Sea from the 1960s after reports emerged about vast petroleum and natural gas reserves in those waters. However, Vietnam and the Philippines were quicker in taking action to establish effective control over the islands.
China, emboldened by its rapid economic growth, now has an overwhelming military advantage over ASEAN nations. As a result, Chinese government officials have begun to call for more aggressive action in the South China Sea.
On its website, China’s State Oceanic Administration refers to the South China Sea as follows: “There are territorial issues between China and other small nations, but we have to gain an advantage in territorial negotiations by displaying sufficient military power.”
On Dec. 23, China’s Agriculture Ministry held a meeting in Beijing of representatives from coastal regions involved in fishing operations. An agreement was reached to strengthen patrols in waters where territorial disputes exist.
The meeting agreed to strengthen the use of fishery patrol vessels to escort Chinese fishing boats in the South China Sea as well as to clamp down on illegal fishing by boats of other nations.
Agreement was also reached to deploy fishery patrol vessels to the East China Sea, including waters around the Senkaku Islands, as a means of protecting Chinese fishing boats.
A high-ranking fishing bureau official in the Agriculture Ministry said, “By aggressively providing information about the activities of the fishery patrol vessels, we want the international community to realize that emphasizing maritime interests is a core strategy.”
A Japanese diplomatic source noted that Japan could be next, pointing to the fact that the East China Sea, along with the South China Sea, lies within the first island chain that China claims is part of its own waters.
“Once China completes gaining effective control over the South China Sea, it will shift its emphasis to the East China Sea that includes the Senkaku Islands,” the source said.
.
.
.

No comments:

Post a Comment