Friday, December 31, 2010

LÃNH ĐẠO NÓI DỐI TÀI THẬT (Vo Vu)


Vo Vu
Thứ Bảy, 01/01/2011


Tin liên quan:


Đọc cái tiêu đề tưởng các bác nhà mình cầu thị nhưng đọc nội dung bên trong thì lúc nào mèo cũng khen mèo. Trừ những trường hợp bê bối quá rõ ràng như quản lý rừng, doanh nghiệp nhà nước thì bác Dũng nhận khuyết điểm, còn lại nói chung chung.

Tôi thấy bác Dũng nói dối tài quá, hay là bác ấy ngó tới ngó lui chỉ thấy mỗi Trung Quốc mà nói rằng "Không quá lạc quan, không tô hồng, nhưng về cơ bản chúng ta đã thực hiện tốt mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra. Kinh tế vĩ mô cơ bản bảo đảm, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế, đạt mức độ tăng trưởng cao (6,8%), nếu trong khu vực chỉ sau Trung Quốc". Thưa bác là bác đang so sánh khu vực ở đây là khu vực nào??!! Vì nếu nói khu vực đúng nghĩa thì Việt Nam phải thuộc khu vực ASEAN. Mà nếu so sánh trong ASEAN thì Việt Nam còn thua xa tốc độ tăng GDP 2010 của Singapore đạt ước chừng hơn 11%, còn Malaysia cũng đạt khoảng 7%. Cho nên tôi không hiểu bác Dũng nói "trong khu vực chỉ sau Trung Quốc" là như thế nào. Nếu so khu vực Bắc Á thì Ấn Độ cũng trên 7%.

Nếu nền kinh tế của chúng ta chỉ nhăm nhe mỗi cái tốc độ tăng GDP thi chắc chắn sẽ không thể đảm bảo về mặt an sinh xã hội. Vì để đảm bảo tốc độ tăng GDP mà nhà nước đầu tư tràn lan không hiệu quả, gây hậu quả cho cả nền kinh tế khi năm nào lạm phát cũng cao ngất ngưởng. Với tốc độ lạm phát như hiện nay thì vài năm nữa tỷ lệ dân nghèo sẽ gia tăng nhanh chóng và vấn đề an ninh xã hội chắc chắn sẽ trầm trọng khi mọi thứ đều đắt đỏ.

Tôi thấy Việt Nam vì coi Trung Quốc là mô hình mẫu rồi đi theo triệt để quá, cộng thêm bệnh thành tích nên chúng ta chỉ chăm chăm cái tốc độ tăng GDP mà quên đi (hay hy sinh) cái phát triển bền vững, an sinh xã hội.

Với một nước mà xuất phát điểm thấp như Việt Nam, một thị trường nhân lực rẻ, dồi dào, và là một đất nước có nhiều lợi thế về vị trí địa lý thì nói tăng trưởng một năm 7% đâu có gì khó. Chưa nói hàng năm lượng kiều hối gửi về chiếm 7-10% GDP cả nước.

Tôi thấy Việt Nam chỉ cần học các nước trong khu vực ASEAN của mình thôi cũng là quá tốt. Trung Quốc có nhiều cái hay nhưng chúng ta không nên copy nhiều quá nếu muốn đảm bảo công bằng xã hội hay an sinh. Ngoài ra chúng ta nên bớt cái bệnh thành tích mà thường những nước Xã hội chủ nghĩa hay mắc phải (nói như Cuba lúc trước là có nước nào mà Y tế xã hội tốt như Cuba không?!!!).

Singapore năm nay có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng khi quý nào cũng trên 10% nhưng nhà nước phải giảm đầu tư công để giảm tốc độ tăng GDP vì lạm phát tăng kỷ lục (cho dù năm nay kết sổ thì lạm phát của Singapore chưa vượt 4%!!!). Lạm phát của Việt Nam luôn luôn là một con số ấn tượng, qua đó cho thấy chúng ta đang lãng phí đồng tiền đầu tư của mình như thế nào!

Về việc quản lý đất thì nhà nước chỉ cần học hỏi Singapore là dân được nhờ. Nhà nước nên có các quỹ đất dự phòng để bình ổn thị trường. Mà theo tôi biết thì việc này dễ như trở bàn tay đối với chính quyền ngay cả khi không cần phải tịch thu hay giải tỏa vì các kho của nhiều tổng công ty không sử dụng hay nhiều hecta đất quân đội sử dụng sai mục đích (Việtnam cho phép quân đội tư kinh doanh thiệt là hết biết). Nhà nước cũng nên học Singapore xây dựng các khu chung cư cho người thu nhập thấp (Singapore goi là HDP flat) chứ với tình hình hiện tại thì không biết chừng nào những người thu nhập thấp như giáo viên, công chức mới có nhà đàng hoàng để ở.

Dân Luận hoàn toàn tin tưởng rằng chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kiềm chế được lạm phạt bằng cách loại trừ giá xăng dầu nhiên liệu và thực phẩm ra khỏi rổ hàng thiết yếu tính toán chỉ số giá cả (CPI). Chúng ta chắc chắn sẽ có những con số rất đẹp, thể hiện sự ổn định của nền kinh tế vào năm tới...
Đơn cử như vấn đề giá cả tăng cao, cần xem xét, nhận định kỹ và sát thực tế hơn đối với giá thực phẩm và giá xăng dầu nhiên liệu là 2 vấn đề mà Chính phủ các nước thường khó kiểm soát và loại trừ 2 nhóm hàng này ra khỏi rổ hàng thiết yếu tính toán CPI.
.
.
.

No comments:

Post a Comment