Tuesday, December 28, 2010

HỘI THẢO GÓP Ý CHO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI 11 (2)


Tài liệu tham khảo:

(32’00″) Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS):
Xin cám ơn chủ tọa, trước hết tôi rất tán thành những ý kiến của anh Tiến và anh Việt Phương. Về ý kiến của anh Tiến tôi xin bổ sung thế này: Văn kiện của Đại hội chưa làm rõ được một điều, không phải là chỉ có cái chuyện là giải phóng con người, giải phóng dân tộc. Trên thực tế đến ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa làm được cái việc là thống nhất dân tộc, thống nhất dân tộc ở đây là thống nhất về con đường đi, thống nhất về tương lai, về rất nhiều chuyện. Phải nói rằng vấn đề thống nhất dân tộc đang là một vấn đề cực lớn. Một đất nước thống nhất mà không có cái sự thống nhất dân tộc, về ý chí, về con đường đi, khó mà giữ nổi. Đấy là tôi xin thêm vào ý kiến của anh Tiến.
Ý thứ hai, rất tán thành ý kiến anh Việt Phương, nên có một cái quyết định, những nghị quyết, những việc phải làm, tôi xin kiến nghị cụ thể mấy thứ thế này.
Một, về cương lĩnh có mấy chỗ sai dứt khoát nên bỏ đi. Viết về nhận định quốc tế – sai. Viết về nhận định các nước XHCN – cũng sai. Viết về nhận định tình hình trong nước – cũng sai.
Tôi lấy ví dụ, các nước XHCN còn lại kiên định con đường XHCN, thế chúng ta theo Triều Tiên à, theo Bắc Triều Tiên à? Không được các đồng chí ạ! Viết về quốc tế sai, viết về đất nước sai giữa tình hình thế giới cũng sai chỗ ấy nên bỏ, nếu còn giữ lại thì nguy hiểm. Đấy là chưa kể trong văn kiện có một chỗ nhắc cả Trung Quốc nữa, tôi đề nghị bỏ đi.
Điểm thứ hai, về ý kiến của anh Việt Phương nêu lên những chuyện cần phải đi vào quyết nghị thì tôi xin nêu mấy việc thế này. Cái quyết nghị đầu tiên nên đưa vào quyết nghị của Đại hội mặc dù vấn đề này đã được đề cập rồi. Đồng chí Tổng bí thư, đồng chí Chủ tịch nước, đồng chí Thủ tướng đã nói những cái chuyện phát triển bền vững (thậm chí đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một bài rất dài nói về phát triển bền vững), trong nghị quyết Đại hội ở trong báo cáo chính trị cực kỳ mờ nhạt. Tôi đề nghị thế này, ghi hẳn vào nghị quyết Đại hội là phải làm sao chuyển hẳn được đất nước ta sang một cái thời kỳ phát triển sâu bền vững và lập hẳn cả một cái kế hoạch để mà thực hiện điều này chứ không phải chỉ có ghi một câu như vậy rồi về ai thực hiện công việc ý không thành vấn đề. Đấy là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai, trong mười năm tới này vấn đề đối ngoại cực kỳ quan trọng. Mà trong những vấn đề quan trọng đó, vấn đề khó nhất là vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi đề nghị nghị quyết Đại hội ghi thế nào thì ghi nhưng phải giải quyết bằng được cái mối quan hệ đối ngoại này vì không giữ được mối quan hệ đối ngoại này thì đất nước không có ổn định, đất nước không phát triển được. Có độc lập thì cũng chỉ lệ thuộc mà thôi. Cho nên vấn đề này phải ghi rất rõ trong nghị quyết, ghi như thế nào thì xin tùy Đại hội.
Ý kiến thứ ba, tôi xin đề nghị ghi vào nghị quyết: cải cách thể chế chính trị trở thành một đòi hỏi bức xúc. Hiện nay thể chế chính trị của chúng ta lạc hậu và đã trở thành cản trở sự phát triển của đất nước. Tôi xin nói rõ thêm, cải cách thể chế chính trị ở đây đừng có hiểu nhầm là đa nguyên đa đảng các thứ mất thì giờ. Không phải. Cải cách chính trị ở đây là gì, là nói rõ ra Đảng làm gì, Nhà nước làm gì, quyền của dân như thế nào như anh Tiến nói. Và trên tinh thần đó tôi đề nghị ghi rõ hẳn vào nghị quyết phải xây dựng lại hiến pháp mới. Thì tôi đề nghị thế này, nghị quyết cần ghi rõ ít nhất là 3 việc như vậy. Xin hết! (vỗ tay sau đó là tiếng bàn tán).

GS Trần Phương: Mời anh Lược!

(35’10″) PGS Võ Đại Lược (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng):
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị! Tôi có một chút ý kiến. Thứ nhất, (có tiếng nói xen “nói vào máy”). Vâng, tôi cũng đồng tình với ý kiến của ba người đã phát biểu. Tôi xin nói thêm một số điểm chính.
Việc thứ nhất, đáng tiếc những cuộc hội thảo như thế này, ta nói với ta mà không có vị nào có quyền tương đối quyết sách ngồi nghe cả, thành ra điều đó là điều đáng tiếc.
Thứ hai, nhận xét của tôi là chúng ta đang sống trong một cái thời đại, mà Trung Quốc xem là đại biến động và đại điều chỉnh, nhưng rất tiếc là tinh thần của một thời đại đại biến động và đại điều chỉnh ấy không được thể hiện ở trong những văn bản của Đại hội. Có nghĩa là gì? Thế giới cứ biến động, cứ điều chỉnh còn ta … (nghe không rõ) như thế. Thì đó là một cái điều tương đối rõ trong tất cả những văn bản này.
Và tôi cũng đồng ý với anh Việt Phương là nhiều điểm trùng (lùi?) so với Đại hội X. Những ví dụ này tôi có thể kể ra. Nhưng mà rất nhiều quan điểm khó có thể chấp nhận. Tôi đồng ý với anh Nguyễn Trung, ví dụ đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Sô-viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng.
Cái đánh giá CNTB là bản chất bóc lột áp bức các dân tộc v.v…, nhưng không thấy cái sự điều chỉnh, cái sự phát triển của nó à? Nó có khủng hoảng, nó có điều chỉnh, nó có phát triển và có những mảng tiến bộ và rất tiếc là Trung Quốc cũng đang đi theo con đường TBCN mà nó có gọi là XHCN đặc trưng Trung Quốc …(không nghe rõ) người ta nói rằng nó đang đi theo TBCN. Và rất nhiều điểm Việt Nam chúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản chứ, chúng ta không nên xem họ là thối nát và v.v… và đánh giá như vậy cũng có nghĩa là những đánh giá này trái ngược với công cuộc đổi mới của chúng ta. Vậy chúng ta phát triển kinh tế để làm gì, chúng ta chơi với Tây làm gì? Chúng ta đổi mới bậy bạ à? Đánh giá như vậy là có hại cho công cuộc đổi mới.
Điều thứ hai là định nghĩa chủ nghĩa xã hội, lại đưa một cái câu là là… “lực lượng sản xuất hiện đại … chế độ công hữu … (nghe không rõ). Thế trước đây chúng tôi dùng cái chữ là, tôi và ban biên tập thảo luận tranh cãi dùng cái chữ là “quan hệ sản xuất của”. Thế đây là chế độ công hữu …(không nghe rõ) nó rất là vớ vẩn, thế này thì còn các quan hệ phân phối v.v… vứt đi đâu và nếu không quan niệm tư tưởng dân chủ cái gì? Và nước này có … (không nghe rõ), vô lý và có hại cho khu vực đổi mới. Cho nên tôi đề nghị là bỏ, trở lại cái cũ tức là “lực lượng sản xuất và quan hệ của” … (không nghe rõ). Hơn nữa là có thể nói thế này: “toàn bộ cái gọi là định nghĩa XHCN này, xem ra chỉ có ngoài cái chữ ấy ra thêm 1 chữ nữa “Đảng cộng sản lãnh đạo” ….(không nghe rõ) chương trình. Thì ông … là những cái chuyện về văn hóa đậm đà bản sắc con người vì nhân dân. Các nước phương Tây nó cũng vậy, nó chả kém gì chúng ta và thậm chí là nó còn hơn ta về rất nhiều điểm. Cho nên cái định nghĩa này cũng là một thứ…(không nghe rõ), người ta không rõ CNXH là thế nào… (không nghe rõ) thì trừ hai việc tôi nói chế độ công hữu … thì nó giống như tư bản. Vậy thì nên định nghĩa thế nào về vấn đề này?
Một vấn đề nữa là trong cương lĩnh có một điểm cương lĩnh đưa cái gì mà Trung ương, các hội nghị ít nhất người ta đã đạt cho đến bây giờ, những điểm rất quan trọng về chế độ sở hữu, mà trong các hội nghị vừa rồi nó đã được thừa nhận, tức là thừa nhận cái hình thức sở hữu cổ phần là hình thức phổ biến của nền kinh tế, thì trong này không có đưa. Toàn những “công hữu”, những cái chuyện là … (không nghe rõ). Anh không đưa được cái điều mà Trung ương đảng này đã thừa nhận. Tôi cho điều ấy là không được. Hay là về khoa học công nghệ, trong các Đại hội trước đã khẳng định một cái điều … là anh tự nghiên cứu mày mò phát hiện phát huy sáng chế mà phải nhập khẩu công nghệ. Những cái nước như chúng ta lạc hậu đi lên không nhập khẩu công nghệ thì ông tự phát minh ra à? Không bao giờ ông tiến được. Trong lần này tuyệt nhiên không có một chữ nào là nói về nhập khẩu công nghệ cả. Thì tôi thấy chúng ta hoàn toàn sáng tạo hết à? Tự sáng tạo thì mới thế chứ … (không nghe rõ). Không có.
Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm nhưng mà thưa các đồng chí hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài. Nói có nguồn nhân lực mà chúng ta có thể có mấy chục triệu, không có ý nghĩa nếu như có mấy trăm ngàn nhân tài tinh hoa của đất nước này mà ông không dụng cho tốt thì những anh kia toàn là lao động giản đơn mà chỉ làm…(không nghe rõ) thì chỉ làm thuê suốt đời … chính sách nhân tài của chúng ta là có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard ở lại tất cả …(không nghe rõ) và người tài thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm, nó chỉ …(không nghe rõ) thôi. Thế thì làm sao phát triển được, cho nên chúng tôi cho rằng trong mục về chiến lược nguồn nhân lực thì phải đặc biệt nhấn mạnh đến cái chính sách nhân tài. Mà trên đấy phải cụ thể hóa ra, chứ hiện nay chúng ta xem như chưa có một chính sách nhân tài, nghĩa là thủ khoa thì rất đông nhưng tôi nghe được báo cáo là có năm thủ khoa về cơ quan Hà Nội là năm năm sau không còn thằng nào cả. Bỏ hết. Như vậy là nhân tài… (không nghe rõ). Đó là một cái điểm là là… (đoạn này nghe không rõ). Đấy là những cái điểm về…
Còn một cái điểm nữa có nhiều ý kiến, tôi sợ là hết thì giờ nên tôi chỉ nói thêm điểm nữa thôi. Một cái điểm nữa, tức là đất nước chúng ta còn một cái điểm tranh cãi rất nhiều lần. Tôi cũng là người tham dự vào những cuộc tranh cãi suốt …(không nghe rõ). Vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước … nền tảng. Thì bây giờ chuyện đấy tiếp tục giữ như hiện nay thì chúng ta sẽ phạm vào cái gì? Hiện nay thưa các đồng chí quốc doanh chiếm khoảng 37% GDP của đất nước. Mà quốc doanh là ai? Là Vinashin rồi đủ các loại … suy ra đủ các loại tham nhũng và lãng phí tài nguyên quốc gia và quốc gia tập trung tất cả nguồn vốn các thứ vào đây để rồi lãng phí. Và một cái nền kinh tế mà quốc doanh chiếm khoảng 37% GDP (mà đã giảm xuống rồi đấy) thì làm sao có thể nền kinh tế có hiệu quả.
Và trên thế giới này, tôi xin báo cáo các đồng chí không có một nền kinh tế thị trường nào mà quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn như vậy. Chúng ta không thể cạnh tranh được. Và tiếp tục tình trạng này thì tôi có thể… giữ chủ đạo… nhưng mà ông để cho cái câu ấy nó sẽ là cái câu không đúng cho tất cả những cái chính sách bao cấp, trợ giá, trợ giúp cho quốc doanh và tạo ra một khu vực không lợi ích kinh tế và đất nước chúng ta có lẽ là sẽ mãi toàn là tham nhũng, tham nhũng bây giờ nó chết co lại 2,7 điểm, dưới ba điểm là thuộc vào dạng báo động thì chúng ta chỉ có 2,7 điểm, tức là ghê gớm đấy là nơi để tham nhũng, nơi để lãng phí, nơi để cái chỗ đấy là cái chỗ phi XHCN nhất thì chúng ta cho nó vai trò chủ đạo và cho nó vai trò là định hướng XHCN. Thật là quá nguy hiểm. Và tôi thấy là cứ cần cái việc gì nhờ đến nó, là lúc ví dụ chúng ta thiếu tiền ngoại tệ bắt nó phải bán ngay 3 tỉ.
Suốt một năm tôi ở hội đồng tư vấn chúng ta có ba chục triệu, nó có bán không? Nó không bán, thì xin thưa các đồng chí là nó không làm cho uy tín nhà nước, nó không thể quản một đống sắt mà nó hóa ra là quả đấm để nó bỏ túi nó, chứ không phải để nó hỗ trợ cho nhà nước. Thì đó là một vấn đề tôi kiến nghị lần này không nên quản lý nữa. Thì trong chiến lược bỏ chữ “nền tảng” vẫn còn …(không nghe rõ) chủ động một số ngành thôi, thì hỏi các anh bây giờ nông nghiệp có chủ đạo không? Hoàn toàn không. Một loạt các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may v.v… có chủ đạo không? Không. Thế nó không chủ đạo mà anh cứ ghi nó vào chủ đạo mãi. Thì tôi cho rằng trên thực tế nó đã không làm được vai trò chủ đạo và nó chỉ cái mức để tạo dựng cơ sở không tốt cho cái tư tưởng phát triển. Đấy là một cái ý mà tôi nghĩ là điểm này rất quan trọng mà trong báo cáo chính trị, trong cương lĩnh. Trong cương lĩnh thì giữ nguyên, trong chiến lược thì bỏ chữ “nền tảng”, nhưng mà tôi đề nghị là phải bỏ ra. Đấy là cái điều thứ ba mà tôi muốn nói.
Một vấn đề nữa là, tôi cũng hoàn toàn … ở trong đây có nói những vấn đề là “hoàn thiện thể chế” để cho đột phá. Cái vấn đề rất quan trọng là hoàn thiện theo hướng nào? Thể chế của chúng ta hoàn thiện theo hướng nào mới được chứ? Tôi nói hoàn thiện lại quay về mô hình Sô-viết có được không? Cũng là một cái hoàn thiện, tôi hoài cổ trở về cái cũ cũng là hoàn thiện chứ. Vậy cái hoàn thiện của chúng ta tắc ở ngã ba đường. Nếu tiến lên thì giống tư bản, mà ông tụt lại thì lại giống Sô-viết, còn ông đứng như hiện nay là không phát triển được. Vậy thì rõ ràng vấn đề định nội … là định hướng của hoàn thiện thể chế nói chung cả chính trị, hành chính, kinh tế. Tôi thì tôi nghĩ định …(không nghe rõ), hướng này là hướng hiện đại. Chưa hiện đại đấy là các nền kinh tế, các nước phương Tây đạt được một cái trình độ hiện đại về thể chế. Cái thể chế đấy nó cũng có thể anh xem là tư bản, anh không học thì ông đã học kinh tế thị trường của nó rồi, tại sao anh lại không học cách hay của nó. Thì thôi ta chưa tam quyền phân lập, ta chưa gọi là đa đảng đối lập nhưng ít nhất là những cái thể chế dân chủ hành chính minh bạch công khai... (không nghe rõ) của nó thì chúng ta phải… (không nghe rõ). Chứ nếu chúng ta không định cái này ra thì tôi cho rằng cái hoàn thiện thể chế là không có định hướng. Cái hoàn thiện thể chế ghi trong đây là không có định hướng. Mà không có định hướng thì vô nghĩa, không có ý nghĩa gì cả. Đó là vấn đề thứ hai.
Cái thứ ba là cái đất nước như chúng ta nó có một điểm, tất cả những vấn đề quan điểm phát triển, cải cách thể chế, chính trị v.v… Nếu không được thử nghiệm thì anh không thể áp dụng được. Bây giờ chúng ta mới làm thử nghiệm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã, thì cũng phải thử nghiệm chứ. Thế thì tôi cho rằng cái hình thức, cái môi trường để thể nghiệm, để thực nghiệm mỗi thể chế này thì phải được xác định. Và Trung Quốc cũng lập một cái đặc khu, đặc khu Thẩm Quyến đấy là nơi thực nghiệm hầu hết những cái cải cách kể cả kinh tế, chính trị của Trung Quốc, sau đó nhân ra cả nước.
Và bây giờ nó đang áp dụng một số thể chế định làm cả tam quyền phân lập …(không nghe rõ) chứ không phải là nó không làm, nó đang làm. Mà nếu thành công nó nhân ra. Thế chúng ta bây giờ thử nghiệm rất ít, hay là không có thử nghiệm, mà nói cho cùng không có cái thử nghiệm nào về thể chế và ông không có chỗ để thử nghiệm. Áp dụng thử nghiệm nó rộng, mà thử nghiệm mà nó không có môi trường phù hợp như là trong Thâm Quyến đặc khu như vậy thì anh thử nghiệm thì cái kết quả của thử nghiệm là không chính xác. Do vậy mà chúng tôi cho rằng, cần phải tạo lập những khu vực để mà thử nghiệm những thể chế mới. Thì chính là những đặc khu kinh tế. Mà hiện nay Việt Nam chúng ta lập ra mười lăm khu kinh tế mà trong đề nghị nhưng báo cáo các đồng chí năm khu đó cực kỳ vớ vẩn.
Người ta đồn có mỗi ông trưởng ban quản lý đất …(không nghe rõ) chả là cái gì cả, mà các khu khác khu Dung Quất … (không nghe rõ) không phải là đặc khu, cho nên khu của chúng ta là những khu về cơ bản là khu công nghiệp chứ không phải là khu … Không có thể chế gì … lộm nhộm ngoài mấy … (nghe không rõ) ra. Thì thưa các đồng chí là như vậy nói chung là không được và tôi cũng rất đồng ý là cái bản này nếu so với sự thay đổi của thời đại hiện nay, những biến động to lớn của thời nay đang diễn ra thì quả là …(không nghe rõ). Và…(không nghe rõ) đến đây thì nó đặt đất nước chúng ta đứng trước những cái … rất là lớn. Nếu chúng ta không có một đường lối, không có một cái chủ trương phát triển, một quan hệ phát triển. Những giải pháp phù hợp … Xin cảm ơn! (vỗ tay).

GS Trần Phương: Mời anh Mại … Nếu mà cứ tiến độ thế này thì chúng ta có thể không cần đến hai ngày đâu (tiếng cười). Không phải, nói như thế rất tốt là thế này, chúng tôi nghe được nhiều, các anh nói chúng tôi còn nghe. Chốc nữa tôi nói anh lại nghe, chứ còn nếu mấy ông mà nói dài thế thì không ai nghe cả. Xin mời anh Mại

(50’05″) GS-TSKH Nguyễn Mại (cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài):
(Có tiếng nói: “Ông nói gần vào máy đi, hoặc là ông ngồi xuống để nói chứ nếu ông nói đứng thế…”)
Tôi chỉ có ba ý kiến thôi ạ.
Ý kiến thứ nhất, nếu mà đọc… Tôi chủ yếu nói về chiến lược, thì phải nói rằng là người ta đã cố gắng thể hiện một số ý rất cơ bản để mà đổi mới trong thời kỳ 2011 – 2020, nhấn mạnh phát triển nhanh, phát triển bền vững nhưng bằng chất lượng và hiệu quả thì phải nói đấy là một cái …, còn cái thể hiện không được như mong muốn thì đấy là chuyện khác. Chứ còn trong văn kiện mà chiến lược đó thì phải nói rằng là có những cái tư tưởng … (nghe không rõ) nhưng mà cái đó không được thể hiện bằng các cái chủ trương, các cái định hướng mà tôi nghĩ rằng nếu như mà thực hiện các chủ trương định hướng trong cái này thì đến năm 2020 không thể có được như là ý tưởng mà đưa ra Đại hội lần này. Tức là thay đổi về mô hình tăng trưởng, biến đổi, tăng trưởng bền vững.v.v… Thì tôi xin góp mấy ý kiến thế này.
Thứ nhất là tôi cho là có ba cái chỉ tiêu mà tôi đề nghị … rất là … Đại hội này phải thay đổi. Chỉ tiêu thứ nhất là chỉ tiêu thu ngân sách 28% trong năm năm 2006(?)-2020. Tôi cho rằng quá cao so với đất nước hiện nay. Chúng ta từ 17%, 18% đã là nhiều rồi. Đến 21%, 22% cũng là cao. Năm năm vừa rồi xin phép là 28% và như vậy là gây ra hai tác động.
Một là anh lấy tiêu dùng của dân làm cái thu ngân sách nhà nước mất khoảng 5% – 6%. Cho nên không thể có thể cải cách tiền lương, không thể giải phóng sức lao động và năm năm vừa rồi vật giá tăng như vậy thì đời sống thực tế của đại bộ phận của người làm công ăn lương, những người lao động có thu nhập thấp và thu nhập trung bình là giảm đi rất rõ rệt. Bây giờ người ta phải đóng không biết bao nhiêu các cái khoản khác.
Và tôi tha thiết đề nghị Đại hội lần này không chấp nhận cái mà báo cáo của dự thảo Bộ Kế hoạch đầu tư là năm năn vẫn giữ 25-26% về thu ngân sách. Chỉ để là 20-21% thôi, thì đấy là một đề nghị thứ nhất, là một con số.
Con số thứ hai là tôi tha thiết đề nghị phải điều chỉnh cái tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP là 42,5% như năm năm vừa rồi. Đấy là quá cao. Đài Loan trong suốt 18 năm đầu tư trên GDP chỉ là 28% và người ta phải tăng trưởng trên 10%.
Cho nên cái con đường hiện nay không phải là con đường đầu tư đến 40-42% mà chính là con đường làm thế nào mà có hiệu quả hơn và câu chuyện có hiệu quả hơn thì rất rõ chính là đầu tư công, đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.
Cái vụ PMU18 trước Đại hội X, vụ Vinashin trước Đại hội XI là hai điển hình cho việc đầu tư công của không hiệu quả và doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Cho nên tôi đề nghị Đại hội lần này phải mổ xẻ một cách nghiêm túc: vì sao vụ PMU18 nó nghiêm trọng, vụ Vinashin còn nghiêm trọng hơn vẫn tiếp tục xảy ra trước hai Đại hội? Nếu không thì không thể giải quyết được bài toán đầu tư.
Và tôi đề nghị là chỉ giữ cái đầu tư trên GDP 35%, và nếu kéo xuống được xuống 32% được như các nước thì rất tốt. Và như vậy chúng ta sẽ không đối mặt với tăng trưởng nóng, không đối mặt với lạm phát. Đó là cái thứ hai tôi tha thiết đề nghị.
Cái con số thứ ba tôi tha thiết đề nghị là nếu mà các anh các chị tính, thì hiện nay thu qua thuế thì bao nhiêu phần trăm là thu bằng hải quan? Bởi vì hải quan với dầu khí là 42% thì trừ dầu khí đi 16%, tôi bỏ ra, thì tổng thu trong nước của hải quan hơn 30% (là thu hải quan). Đấy là rất phi lý.
Chúng ta vẫn làm ngân sách bằng cách thu hải quan, thuế chồng lên thuế, và như vậy do không tích tụ vốn, các doanh nghiệp trong nước không có một cái chính sách rõ ràng về thuế thì không thể nào tăng cái thu trong nước được.
Cho nên trong Đại hội mười năm sắp tới, phải tăng thu trong nước như các nước khoảng 90%, còn thu hải quan thì giảm xuống 10% – 15% thôi.
Để làm được việc đó thì tôi nghĩ rằng là chúng ta hay nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh thì chắc các anh các chị biết rằng là trong di chúc là Bác Hồ đã nói là sau chiến tranh là phải quan thức dân. Trước hết là bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp cho 80% nông dân và tôi nghĩ rằng là tư tưởng chính sách thuế trong cái thời kỳ công nghiệp hóa cũng là tư tưởng Hồ Chí Minh là khoan thức dân cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta không thể đánh chung cao thuế như hiện nay. Mà phải thay đổi hoàn toàn các cái hệ thống thuế hiện nay.
Tôi có đề nghị là cải cách thuế thì cải cách triệt để, cơ bản. Và không thể giữ như hiện nay được.
Thì đấy là có ba cái con số mà tôi tha thiết đề nghị với tư cách là Hội Kinh tế Việt Nam thì chúng ta nên mổ xẻ. Còn nếu không thay đổi được ba cái chỉ tiêu này thì Đại hội này cũng là như mười năm vừa qua, là lún sâu vào những cái lạm phát, lún sâu vào tăng trưởng rất chậm, hiệu quả rất là thấp.
Còn một hệ số ICOR chắc các anh biết rồi, là từ 2,2 năm 1991-1995 rồi đến 3,2 năm 1996-2000, 4,2 từ 2001-2005 và 6, hơn 6, 2006-2010. Cho nên cái điều chỉnh hệ số ICOR xuống là rất cần thiết và đấy mới là hiệu quả. Đấy là một ý kiến thứ nhất.
Cái ý kiến thứ hai, tôi đề nghị rằng là nên thay đổi cách tiếp cận là… các đột phá. Ở đây có đề ra ba đột phá rất ngắn, một là thể chế và cải cách hành chính, thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao, là đổi mới toàn diện giáo dục, thứ ba là hạ tầng cơ sở. Thì tôi cho cái đấy không phải là đột phá.
Đột phá phải là như Đại hội VI, tức là đột phá bắt đầu từ tư duy phát triển. Và chúng ta có một cái thời kỳ rất tốt, rất thuận lợi cả quốc tế và trong nước. Hiện nay chúng ta có 1.200 đô la tính theo đầu người. GDP bây giờ là có hơn 100 tỷ đô la và vì vậy cho nên trong nước hoàn toàn là có thuận lợi hơn trước rất nhiều, tiềm năng rất tốt. Ít nhất chúng ta hiện nay có hơn 500.000 doanh nghiệp trong đó có những doanh nghiệp … (không nghe rõ) được và ngoài nước thì rõ ràng là hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta bây giờ sâu rộng hơn nhiều.
Năm năm nữa chúng ta hội nhập càng sâu hơn với thế giới do đó tôi cho là... tư tưởng chiến lược của mười năm sắp tới phải là đổi mới từ tư duy phát triển và tôi rất tán thành nhiều ý kiến anh em là chúng ta có một cái thành công là đổi mới trước hết về kinh tế và ổn định về chính trị. Đã đến lúc chúng ta không thể không đương đầu với đổi mới về chính trị, tôi muốn nói rằng (như anh Trung) là không phải đa nguyên đa đảng nhưng rõ ràng là toàn bộ cái thể chế chính trị hiện nay là không đảm bảo cho phát triển kinh tế trong tương lai.
Vì vậy phải đổi mới một cách cơ bản từ việc là lãnh đạo đảng, từ việc quản lý của nhà nước không thể can thiệp … bất kỳ cái gì thủ tướng cũng ra quyết định cả, không có cái chuyện là như “28” tự nhiên bỏ ra khoảng 160 nghìn tỷ mua gần 10 tỷ đô la mà không ai chịu trách nhiệm cả, không có cái chuyện Vinashin như vậy, không có một ông Bộ trưởng nào bị cách chức cả. Không thể không có cái đổi mới chính trị.
Rõ ràng là vai trò của quản lý nhà nước, vai trò Quốc hội, thì rõ ràng là tôi cũng xin nói là Quốc hội hiện nay chưa phải là cơ quan lập pháp đúng nghĩa của nó bởi vì toàn bộ cái luật Quốc hội chỉ rất chung chung. Cơ quan lập pháp chính là chính phủ, chính là Thông tư các bộ cho nên phải đổi mới. Biến Quốc hội ít nhất thành một cơ quan chủ yếu là lập pháp, và cái chức năng đấy phải được thay đổi và vai trò dân chủ của xã hội của nhân dân. Chúng ta không nên kỳ thị về cái … xã hội dân sự.
Hiện nay, theo công bố hiện nay có 4.000 tổ chức dân sự đang hoạt động ở ta. Không có cái luật về hội mà mắc mớ đến 4, 5 năm nay, không ra được cái luật hiệp hội. Cho nên rõ ràng vấn đề dân chủ trong đó có vai trò của các tổ chức dân sự là một cái điều rất quan trọng. Toàn bộ cái đổi mới thể chế chính trị tôi nghĩ rằng là cần phải đưa vào thành một cái đột phá lớn chủ yếu. Chứ còn hiện nay hoàn thiện thể chế của chúng ta đang làm, hạ tầng cơ sở chúng ta đang làm … Cải cách giáo dục chúng ta làm mà không thành công thì không thể coi ba cái đó là ba cái mà đột phá được.
Bởi vì vậy tôi cho rằng đột phá phải học tập tư tưởng như là Đại hội VI. Bắt đầu về tư duy phát triển và từ đó đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị để làm cho hệ thống chính trị tương thích với sự phát triển kinh tế và nó trở thành một cái động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải là … (không nghe rõ).
Cuối cùng tôi cũng hy vọng rằng là … (có nhiều anh em thì rất là nghi ngờ về cái chuyện tiếp thu). Nhưng mà tôi cũng không nghe trực tiếp, nhưng hôm qua anh …(nghe không rõ) có nói rằng là anh ấy đến phát biểu ở cái hội thảo của Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam bởi vì anh ấy thấy anh Rô Huy Rứa phát biểu ở Mặt trận tổ quốc, với tư cách là ủy viên Bộ chính trị, trưởng Ban tuyên huấn, anh ý nói rằng là lần này Đảng thực sự muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học và của dân. Thì tôi nghĩ rằng là chúng ta có lẽ cũng phải tin vào lời nói của một cái ông mà đứng đầu một cơ quan tư tưởng như vậy.
Cho nên là với hy vọng rằng những cuộc họp như thế này được tổng hợp thành những vấn đề lớn và nhanh đưa ra như là một văn kiện tham khảo cho các đại biểu ở Đại hội người ta thảo luận. Bởi vì tôi cũng như các anh thôi, tôi cũng không muốn góp ý vào cương lĩnh, cũng không muốn góp ý kiến vào chính trị. Bởi vì tôi nghĩ rằng là có lẽ tất cả chúng ta biết rồi sau khi thông qua chẳng ai nhớ bao nhiêu nữa, chủ yếu là góp ý kiến vào giải pháp về kinh tế.
Và cuối cùng tôi thấy họp bàn nên đánh giá đúng điều kiện hiện nay nước ta. Tôi cho là chúng ta đang đứng trước những thách thức rất lớn nhưng mà chúng ta cũng có thời cơ rất lớn. Vì vậy tôi cho rằng chúng ta có thể học cách tiếp cận với thời cơ trong những cái thách thức.
Tôi xin đưa ra hai cái dẫn chứng. Một, là anh Lược vừa nói về cái chuyện sụp đổ của vai trò XHCN, rõ ràng là Đảng ta lúc đó quá thông minh biến nó thành một cái thời cơ, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc … năm 1991 chúng ta liên tục đàm phán với Mỹ rất tích cực để năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận. Rồi 2005, ta vào ASEAN sau đó ký hiệp định chung với EU rồi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Thì rõ ràng Đảng ta, Việt Nam mình cái việc đối phó với thách thức bằng cách biến nó thành thời cơ chủ động tranh thủ hội nhập kinh tế thế giới nhưng mà khủng hoảng 1997 và khủng hoảng 2007 thì Trung Quốc người được hưởng lợi nhiều nhất trong hai khủng hoảng đó. Chắc các anh các chị biết rằng là rõ ràng trong khi thế giới đang bị khủng hoảng thì người Trung Quốc đã làm được một cái chuyện rất thần kỳ là tranh thủ biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới và tầm ảnh hưởng, sức mạnh của Trung Quốc ra khắp thế giới, kể cả châu Á, châu Phi.
Và chúng ta thì rất bị động vì đối phó với cả hai cuộc khủng hoảng ấy. Làm cho cuộc khủng hoảng thứ nhất thì chúng ta bị ảnh hưởng đến nay năm 2004 …(không nghe rõ). Khủng hoảng thứ hai chúng ta lúng túng đến mức mà chúng ta … 2008 thì đầu năm thì đưa ra giải pháp thắt chặt tiền tệ, tháng 8 đưa ra giải pháp mở rộng tiền tệ. Rõ ràng lúc nào chúng ta cũng phải ứng phó theo cái kiểu đối phó với thách thức. Chưa có một cách nhìn dài hạn để biến từ thách thức thành cơ hội. Tóm lại là tôi xin đề nghị nhấn mạnh trong thời đại hiện nay của chúng ta là rõ ràng là có thể hoàn toàn chủ động biến thành thức thành cơ hội như là chúng ta đã từng làm. Thì lúc đó mười năm sắp tới mới phát triển được. Tôi xin cảm ơn!

GS Trần Phương: Cảm ơn anh Mại! (vỗ tay)
Bây giờ đồng chí nào muốn nói nào? Anh Vũ Khoan. Vâng, mời anh Vũ Khoan!… Cứ ngồi mà nói thì nó to hơn anh ạ. Đừng đứng dậy nữa…

-----------------------------

Tài liệu tham khảo:
.
.
.

No comments:

Post a Comment