Tuesday, December 28, 2010

GS NGUYỄN HUY QUÝ : TRUNG QUỐC - VIỆT NAM HỢP LỰC TỐT HƠN BẤT HÒA

Hoàn Cầu Thời Báo phỏng vấn GS Nguyễn Huy Quý:

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Lời người dịch: Dù biết rằng những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Huy Quý là những nhận xét cá nhân, nhưng nhận định rằng Việt Nam và Trung Quốc có chung một nguồn gốc và văn hoá; và rằng thái độ thiếu thân thiện gần đây của Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho quan hệ hai nước xấu đi là bởi những người Việt lưu vong hải ngoại cố tình khiêu khích là những nhận định tuỳ tiện, thiếu cơ sở - đặc biệt là từ một giáo sư từng nghiên cứu giảng dạy tại một học viện uy tín của Việt Nam.

HÌNH : Nguyễn Huy Quý

Lời toà soạn: Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s. Hai quốc gia đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Giáo sư Nguyễn Huy Quý (Nguyễn), cựu giám đốc phân viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã trò chuyện với phóng viên Gu Di của tờ Hoàn cầu Thời báo (HCTB) tại Hà Nội. Ông không đồng ý với việc can thiệp của lực lượng ngoại bang trong vùng Biển Nam Hải, cho rằng Trung Quốc không nên để mình bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp.

HCTB: Là một học giả về Trung Quốc ở Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào về quan hệ giữa hai quốc gia trong quá khứ?
Nguyễn: Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Không như những quốc gia ASEAN khác, Việt Nam và Trung Quốc có cùng một nguồn gốc văn hoá. Trung Quốc có 56 nhóm dân tộc ít người, Việt Nam có 54 nhóm. Và có 10 đến 20 nhóm dân tộc ít người xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới. Hơn nữa, cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Những yếu tố tương đồng này rất quan trọng. Nó giống như mối quan hệ đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, khác biệt với những quốc gia châu Âu khác. Hoa Kỳ và Anh Quốc không chỉ gần gũi về chính trị, họ còn có chung nguồn gốc chủng tộc.
Tương tự, Việt Nam và Trung Quốc cũng có một mối quan hệ đặc biệt. Trong lịch sử, đã có những bất đồng, nhưng chúng không làm giảm đi giá trị của mối quan hệ đặc biệt này.

HCTB: Một số học giả Trung Quốc cho rằng giới truyền thông Việt Nam đôi lúc tỏ ra không thân thiện với Trung Quốc. Quan điểm của ông như thế nào về cách thức giới truyền thông của hai nước tường thuật về quan hệ Trung-Việt?
Nguyễn: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam thì có lợi cho Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giữ vững mối quan hệ song phương, kể cả việc ngành truyền thông tường thuật những vấn đề nhạy cảm.
Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước cần tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm từ những mâu thuẫn đôi khi xảy ra.

HCTB: Là một học giả người Việt, ông nghĩ gì về mối tranh chấp giữa hai nước trong vấn đề biển Nam Hải?
Nguyễn: Có ba tranh chấp lãnh thổ quan trọng trong quá khứ: vấn đề đường biên giới trên đất liền, vấn đề phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ và vấn đề biển Nam Hải. Hiện nay chỉ có vấn đề biển Nam Hải còn tồn đọng, nhưng nó đang ảnh hưởng đến quan hệ hai bên. Vấn đề này thì quan trọng đối với cả hai quốc gia.
Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi "quá đáng" và "quá cứng rắn." Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vấn đề này không thể giải quyết được trong thời gian ngắn, nó cần có một môi trường tích cực từ cả hai quốc gia.

HCTB: Trong năm nay, Hoa Kỳ đã bày tỏ ý định sẵn sàng can thiệp vào vấn đề Nam Hải. Ông nghĩ sao về việc này?
Nguyễn: Vấn đề Nam Hải không liên quan gì đến thế lực bên ngoài. Sự can thiệp của họ chắc chắn sẽ tạo ra thêm xung đột giữa hai nước.

HCTB: Người ta nói rằng để đối trọng với Trung Quốc, Việt Nam đang tìm cách gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Điều này có đúng không?
Nguyễn: Người ta nói rằng khi quan hệ Trung-Việt đang tốt đẹp, Việt Nam tránh xa Hoa Kỳ; nhưng khi Việt Nam cảm thấy áp lực nhiều hơn từ Trung Quốc, họ lại hướng đến gần Hoa Kỳ hơn. Thực tế là tất cả các quốc gia ASEAN đều muốn cân bằng mối quan hệ đối ngoại của mình.
Vấn đề của Việt Nam là Hoa Kỳ đang gây áp lực vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Trên quan điểm ngoại giao, Việt Nam sẽ tìm một thế cân bằng giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây về các vấn đề quốc tế. Nhưng Việt Nam luôn cảnh giác trong thái độ của mình đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ hi vọng "dùng Việt Nam để bao vây Trung Quốc." Nếu Trung Quốc biến "sự tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ" thành một vấn đề nghiêm trọng thì người Mỹ đã đạt được ý đồ của họ.
Có hơn 1 triệu người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, đa số trong họ đến đấy trong thời kỳ chính quyền bù nhìn. Một số trong họ vẫn muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại. Chúng tôi đặc biệt cảnh giác với những người này.

HCTB: Phương Tây thường nói đến "mối đe doạ Trung Quốc." Giờ đây họ lại nói đến "Chủ thuyết cứng rắn của Trung Quốc." Ông nghĩ gì về quan điểm này?
Nguyễn: Tôi chắc chắn rằng ngay cả khi trở nên mạnh hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ không đánh chiếm bất cứ quốc gia nào mà họ đã thừa nhận chủ quyền. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cần hiểu rằng nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ nhắm vào việc lấy lại chủ quyền hơn là xâm lược.
Ví dụ như Trung Quốc sẽ không tấn công Nhật vì vấn đề Quần đảo Điếu Ngư. Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt, các đụng độ vũ trang sẽ xảy ra gần Quần đảo Điếu Ngư.
Tôi cho rằng quyền lực cứng của Trung Quốc đã thành hiện thực. Giờ đây họ nên tăng cường quyền lực mềm để có thể trở thành một cường quốc thực sự trong tương lai. Kết hợp nền văn hoá Đông phương và chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn an toàn đối với Trung Quốc.
Trong trái tim người Việt, đặc biệt là cấp lãnh đạo, mọi người luôn mong muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ tốt đẹp hơn không những giúp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở Việt Nam mà còn giúp Việt Nam giữ vững hệ thống của mình. Vì thế, tôi rất lạc quan về mối quan hệ Trung-Việt.

HCTB: Vào tháng Sáu 2010, Quốc Hội Việt Nam đã không chấp thuận dự án tàu cao tốc bắc nam trị giá 56 tỉ đô la. Một số báo chí nói rằng Việt Nam không muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn: Trên quan điểm của tôi, dự án này bị bác bỏ không phải vì Việt Nam không tin Trung Quốc. Đây là một dự án xây dựng quan trọng cần phải phù hợp với kế hoạch kinh tế chung của Việt Nam mà không làm gián đoạn mối cân bằng giữa việc phát triển đô thị và nông thôn của quốc gia. Việt Nam có thể sẽ cân nhắc đến một dự án đường cao tốc bắc nam trong vài thập niên tới.

HCTB: Theo ông, khía cạnh cụ thể nào trong quá trình phát triển của Việt Nam mà Trung Quốc có thể lưu ý hoặc học hỏi?
Nguyễn: Trung Quốc nói về "thời kỳ khởi đầu của chủ nghĩa xã hội," và Việt Nam nói về "giai đoạn chuyển tiếp của chủ nghĩa xã hội," đó là hai cách để nói về một thứ.
Trong quan điểm của tôi, Việt Nam cần học hỏi thêm từ Trung Quốc. Dư luận phương Tây cho rằng cải cách dân chủ đang tiến triển nhanh hơn tại Việt Nam so với Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều dân chủ hơn Trung Quốc. Nhưng điều này có thể bàn cãi. Tôi nghĩ rằng không có câu trả lời rõ ràng về việc quốc gia nào đang làm việc này tốt hơn.

HCTB: Trong bảng xếp hạng quốc tế về "chỉ số hạnh phúc" do một học viện Anh Quốc thực hiện, Việt Nam đứng hàng thứ 5. Vì sao người Việt cảm thấy quá hạnh phúc như thế?
Nguyễn: Bản chất của người Việt là lạc quan. Điều kiện sống của họ có thể còn khó khăn, nhưng họ vẫn nở nụ cười với cuộc sống.
Lấy ví dụ. Một công ty ở Hà Nội vừa đóng cửa, khiến 2.000 người bị thất nghiệp. Hai ngày sau, một số những người này đã về nhà và những người khác đã có công việc ở những công ty khác.
Một số học giả Trung Quốc hỏi tôi tại sao Việt Nam có thể giải quyết khó khăn này một cách mau chóng. Trên quan điểm của tôi thì bởi vì Việt Nam không lớn như Trung Quốc.
Vẫn có hai vấn đề quan trọng tại Trung Quốc: Trước hết, không dễ để giải quyết các khó khăn tại những thành phố lớn; thứ hai, việc phát triển tại những vùng sâu vùng xa thì vẫn tương đối thấp.
.
.
.

No comments:

Post a Comment