Thursday, December 2, 2010

DU HỌC CỦA TRUNG QUỐC và VIỆT NAM (Vi Anh, Việt Báo)

VI ANH 
Việt Báo Thứ Tư, 12/1/2010, 12:00:00 AM

Hai chế độ CS ở Trung Quốc và VN là hai chế độ kiểm soát người dân và giáo dục rất chặt dù trong thời kỳ CS đóng cửa rút cầu hay thời kỳ mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào. Nhưng việc gởi người đi du học, quan sát, học hỏi ngoại quốc vẩn là một nhu cầu thiết yếu. Bây giờ Trung Quốc và Việt Nam khoa học kỹ thuật còn thua các nước tiền tiến nhưng nhờ mở cửa nên du học tương đối dễ và cần hơn. Đọc những con số du sinh của Trung Cộng (TC) và Việt Cộng  (VC) mà mừng cho lớp trẻ trong hai chế độ CS lớn ở Á châu này, cũng như bất cứ tấm huy chương nào, du học có bề trái của nó.

Một, về du học của TC. Ngày 4/11/2010, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong cuộc diện kiến tại điện Elysées  tại Paris, cả hai đồng ca ngợi việc 30 nghìn học sinh Trung Quốc đang theo học tại Pháp, và nhất quyết tăng gấp đôi số lượng này trong năm tới.

Còn tại Mỹ, TC đã  vượt qua Ấn độ về số sinh viên du học Mỹ. Rất dễ hiểu vì dân số TC quá đông hơn Ấn độ. Có 128.000 sinh viên Trung Quốc theo học đại học Mỹ trong niên học 2009-2010, trong khi Ấn Độ có 105.000 sinh viên dù rằng tiếng Anh là chuyển ngữ ở Ấn độ sinh viên Ấn độ du học Mỹ ít gặp trở ngại về Anh văn.

Nhưng du học Mỹ của TC lượng thì cao nhưng chất thì có nhiều vấn đề lắm. Tiêu biểu tại Pháp, bề trái của việc du học của TC là cả một bóng tối. Theo liên bộ Bộ Ngoại giao và Bộ Đại học Pháp có quá nhiều bê bối trong du học của TC từ phía TC  và Pháp cũng vì tiền. Sinh viên TC du học đại đa số có chứng chỉ khả năng tiếng Pháp mà không biết tiếng Pháp. TC có cả một hệ thống dịch bán bài thi và câu trả lời cho sinh viên khi thi trắc nghiệm Pháp văn. Còn các đại học Pháp nhận sinh viên du học từ TC, nặng về tiền bạc hơn giáo dục. Trường thì coi trọng học phí; thầy thì thích tiền “lì xì”, mà người TQ lại chuyên môn lì xì. Nhiểu sinh viên năm thứ nhứt ở trường khác được chấp nhận vào năm thứ tư. Sinh viên TQ cố giựt cho được mảnh bằng để kiếm việc làm ngon mà thôi. Không ít giáo sư quá bê bối bị trường kiện ra toà vì đã gian lận trong việc thi tiếng Pháp của sinh viên Trung Quốc.

Hai, về du học của VNCS. Theo phúc trình của Open Doors, Việt Nam với hơn 13.000 du học sinh ở Mỹ, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số sinh viên sang Mỹ du học Việt Nam. Trong niên học 2008-2009,có 12.823 người, và đến 2009-2010 thì tăng thành 13.112.

Phụ huynh cũng như học sinh bên Việt Nam đánh giá rất cao về  nền giáo dục của Mỹ. Đa số du sinh ngoại quốc  của VNCS chọn Mỹ. Theo Open Doors  trong số sinh viên VN du học Mỹ, 67% học sinh đã tốt nghiệp trung học và 18% là sinh viên đi Mỹ  học cử nhân hay tiến sĩ.

Hầu hết du học Mỹ là tự túc, học phí do cha mẹ bên Việt Nam trả hoặc là do bà con ở Hoa Kỳ giúp đỡ. Du sinh được tài trợ học vấn từ các chương trình của Mỹ rất ít.  Phần lớn du học sinh Việt Nam mới qua Mỹ ghi danh vào những trường Đại Học Cộng Đồng. Sau hai năm, khi đã có chứng chỉ tương đương với cao đẳng thì  họ mới ghi tên  theo học tại các đại học lớn. Ngành học đa số chọn theo là Quản Trị Kinh Doanh, kế là ngành  Kỹ sư. Du học sinh Việt Nam  chăm chỉ và  chịu khó học hành.

Du sinh của VN là thành phần từ VNCS đến Mỹ rất ít có thể nói là không bị người Việt tỵ nạn CS chống đối. Trái lại một số gia đình người Mỹ gốc Việt còn giúp cho con cháu trong việc ăn ở, học hành, mai mối, gả cưới để sinh viên tốt nghiệp có điều kiện ở lại Mỹ. Sinh viên du học cũng hiểu biết không làm những gì khiến cộng đồng người Việt tỵ nạn CS bất bình. Các cơ sở dịch vụ và kinh doanh của người Mỹ gốc Việt cũng  mướn sinh viên làm tiến mặt giá rẻ để  sinh viên du học kiếm chút đĩnh tiền qua việc làm ngoài giờ học. Các đại học Mỹ gẩn cộng đồng Mỹ gốc Việt có nhiều sinh viên VN du học là vì thế.

Bề trái của cái huy chương du học VN không phải từ sinh viên du học hay các trường thu nhận ở Mỹ như trường hợp TC. Một số sinh viên “con cháu các cụ cả” đảng viên, cán bộ có chức có quyền có tiền coi du học là du hí, là con đường chuyển tiền lậu cho cha mẹ cán bộ đảng viên “ thu vén cuối đời” để “hạ cánh an toàn” như Thủ Tướng VC Võ văn Kiệt nói – có nhưng không nhiều.

Như con số của Open Door phân tích, số sinh viên được học bổng Mỹ đi du học rất ít không đáng kể. Đại đa số sinh viên du học cử nhân, tiến sĩ hay học sinh mới tốt nghiệp trung học du học Mỹ là du học tự túc. Học phí đại học ở Mỹ và tiền ăn ở đi học ở Mỹ là rầt cao so với các nước Tây Phương. Với lợi tức đồng niên của người Việt không quá 1000 Đô la thì chỉ con cháu cán bộ, đảng viên giàu, những người ăn theo mới giàu trong thời gian chuyển sang kinh tế thị trường mới đủ phương tiện cho con em du học. Con nhà nghèo không mong gì đi du học được.

Nhà nước cho đổi một số ngoại tệ rất lớn cho các gia đình gởi con em đi du học, nhưng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp rồi ở lại không về nước khá nhiều. VN bị mất máu trí tuệ, một cuộc đầu tư không ích nước lợi dân nói chung. Sinh viên tốt nghiệp về mà không thân thế cũng rất khó kiếm việc đúng ngành nghề mình học.

Việc chuẩn bị cho du học, nhà nước chưa làm đàng hoàng trong vấn đề kiện toàn sinh ngữ cần thiết để du học đỡ mất thời gian du học rất tốn công, tốn của. Đa số sinh viên ghi là có bằng Anh văn căn bản, số điểm cao nữa là đằng khác, nhưng qua thi xếp lớp đều rơi vào các lờp ESL ở mức trung bình hay dưới thôi. Có người học cả mấy mùa chưa vượt qua được lớp Anh văn căn bản của sinh viên đại học, là English 101. Tệ trạng này chưa ai phanh phui nhưng có thể so sánh như ở TC mà Trung tâm Sư phạm Quốc tế Pháp nêu đích danh cả một hệ thống 83 trường làm bậy trong việc bán đề thi Pháp văn cho sinh viên du họchttp://lamvienbaoloc.multiply.com/. ( Vi Anh)
.
.
.

No comments:

Post a Comment