Monday, November 1, 2010

VỤ VINASHIN : YÊU CẦU BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ

Straits Times
Nov 1, 2010
HANOI - VIETNAMESE lawmakers on Monday demanded answers from the communist government in the case of state-run shipping group Vinashin, which has been driven to the brink of bankruptcy.
One deputy, Nguyen Minh Thuyet, called for a vote of no confidence in Prime Minister Nguyen Tan Dung, who appointed the former chairman of Vietnam Shipbuilding Industry Group (Vinashin), Pham Thanh Binh. 'It's painful for me to say that,' the deputy said.
Mr Binh was suspended in July and later arrested over the group's debts, which local media said amounted to at least 80 trillion dong (S$5.55 billion).
The drama unfolded as political tensions rise ahead of the ruling Communist Party's five-yearly Congress in January, when top leadership posts are determined.
Mr Dung last month blamed 'weaknesses of economic management' and called the Vinashin case a 'serious matter'. He told the National Assembly that the government has conducted 'self-criticism' and taken steps to resolve the issue.
But it is not enough for government officials to say they have conducted an internal review, said Mr Thuyet. He called on the chamber to 'establish a standing committee to investigate responsibilities of the government'. -- AFP


Kính thưa Quốc hội.
Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2010 này nước ta đã đạt và vượt 16/21 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Cũng như đông đảo người dân tôi rất hân hoan trước tin vui này và sự trân trọng những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên tôi cũng vô cùng lo lắng trước những khuyết điểm nghiêm trọng trong điều hành nền kinh tế, phân tích chưa sâu, chưa đủ cụ thể và nghiêm khắc. Trong thời gian có hạn tôi chỉ tập trung nói về vụ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin sụp đổ. Vâng, thực sự nó đã sụp đổ, mặc dù chúng ta có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình.

Tập đoàn Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt, một thế kỷ mới trả nổi. Đối với đồng bào nhiều nơi nhất là nông thôn. miền núi thì trả món nợ khổng lồ này có nghĩa là chậm làm đường, làm cầu, xây trường, xây bệnh viện v.v… những nhu cầu rất thiết yếu của cuộc sống đồng bào. Sai phạm trong chỉ đạo điều hành thì đã rõ. Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là ngoài lãnh đạo Vinashin còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này.
Báo cáo của Chính phủ cho biết Chính phủ có trách nhiệm và đã nghiêm túc kiểm điểm, nhưng cụ thể như thế nào? Theo tôi hiểu trong trường hợp này các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội – cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình. Không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm.

Vụ việc này nhắc tôi nhớ đến vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm. Vì nuông chiều, luôn áp dụng những siêu cơ chế cho công ty của Lã Thị Kim Oanh dẫn đến thất thoát trên 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức và 2 vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa. Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1000 lần. Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản Nhà nước. Nhưng ai bao che? Bao che
thế nào? Vì nguyên nhân gì?
Nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận. Thế mà nếu Quốc hội không làm rõ được điều này thì không hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước dân.

Vì vậy, căn cứ Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra.

Thưa quý vị Chủ tọa,
Thưa quý vị đại biểu khách mời,
Nói những điều trên tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn, nhưng chúng ta có xử lý nghiêm vụ việc này thì mới thể hiện được sự công minh của pháp luật, hạn chế được những dự án làm ăn phá của bốc trời, đưa hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, đảm bảo
cho kinh tế phát triển bền vững và lấy lại được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Thưa quý vị, hôm nay tôi đọc một bài đã chuẩn bị sẵn là để ngay sau buổi họp này trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội như một kiến nghị chính thức của đại biểu. Trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị của tôi. Xin trân trọng cảm ơn.

Tin liên quan:
.
.
.
VNN – “Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức QH, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên ChÍnh phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị QH tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan”, ĐB Nguyễn Minh Thuyết đề xuất.

Phiên thảo luận kinh tế – xã hội sáng nay (1/11) trở thành cuộc “truy” trách nhiệm quyết liệt, dồn dập của các ĐBQH.

Lập ủy ban điều tra lâm thời
Đề xuất của ĐB Thuyết nhận được sự tán đồng của các ĐB như Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan, Huỳnh Ngọc Đáng… Thậm chí ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) dành hẳn 7 phút để phân tích khía cạnh pháp lý của việc thí điểm mô hình tập đoàn. Nhiều ĐB thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm “liên đới” của chính Quốc hội vì đã dung dưỡng tình trạng sai phạm quá lâu và không kịp thời “lấp” lỗ hổng pháp lý.

Luôn phát biểu gần như cuối cùng ở rất nhiều phiên thảo luận các kỳ họp trước đó, nhưng riêng lần này, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã bấm nút khá sớm và đề xuất của ông ngay sau đó đã nhận được sự cộng hưởng của nhiều đại biểu khác.
Vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH nói thẳng: “Tập đoàn kinh tế Vinashin đã thực sự sụp đổ cho dù ta dùng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.
Theo ông Thuyết, Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào mình món nợ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu khoảng 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có thể trả được. Còn với đồng bào nhiều nơi, nhất là tỉnh nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường, xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện.
Sai phạm trong chỉ đạo điều hành đã rõ nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, đó là ngoài lãnh đạo Vinashin, còn ai có trách nhiệm
Theo ông, “các thành viên Chính phủ cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội là cơ quan đại diện của người dân bầu ra mình chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là xong”.
Nhắc lại vụ án Lã Thị Kim Oanh vì thất thoát 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải xin từ chức và hai vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa, ông Thuyết kết luận: “Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh như vậy nhưng phóng đại gấp 1.000 lần”.
Ủy ban Tư pháp nói có dấu hiệu bao che, nhưng ai bao che, bao che thế nào, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm gì thì Ủy ban chưa có điều kiện kết luận. Nếu QH không làm rõ được điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Ông Thuyết đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên CHÍnh phủ, trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên liên quan.
Đồng tình với đề xuất này, ĐB QH Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) khẳng định, mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ họp QH này. Ông Cuông nhẩm tính, mỗi người dân VN phải gánh cho Vinashin 1,5 triệu đồng trả nợ.

ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cũng cho rằng lấy lý do Vinashin hoạt động trong tình trạng chưa có khuôn khổ pháp lý là chưa hợp lẽ vì mọi thể chế đều do con người đặt ra. “Chúng tôi quan tâm đến hậu Vinashin và tân Vinashin. Khắc phục sai phạm như thế nào, những cá nhân và tập thể có liên quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm ra sao? Đề nghị QH có nghị quyết chuyên đề về vấn đề này”.

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) tiếp tục “truy”, Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, các tổng công ty 90, 91, “bận trăm công nghìn việc nhưng sao Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý các DN lớn như vậy”.
Cũng theo ĐB Loan, sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm nhưng không kiểm toán, thanh tra được vì ngáng trở. Mọi sai phạm đổ hết cho lãnh đạo tập đoàn là không sòng phẳng.
Ai đã cho Vinashin vay vượt hạn mức 15% vốn điều lệ, cho phát hành trái phiếu, đặc biệt 11 đoàn kiểm tra vào mà không phát hiện sai. QH đưa Vinashin vào danh sách giám sát đặc biệt nhưng CP lại nói để Thanh tra vào cuộc, nên kiểm toán nhà nước vẫn chưa vào cuộc được. Vậy trách nhiệm ở đâu, của ai”, bà Loan nói.
Theo ĐB Loan những người làm sai cần phải có lời xin lỗi với nhân dân, nên có văn hóa từ chức để nhân dân còn có niềm tin.

Thiếu điện: EVN phải giải trình trước QH
Từ Vinashin, các ĐB tiếp tục đặt câu hỏi về điều hành, quản lý các tập đoàn kinh tế hiện nay, đặc biệt EVN.
Theo ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, hơn 10 năm qua, năm nào cũng thiếu điện, điện đang là bức tranh ảm đạm, nay ngành điện đã phải cung cấp điện giữa mùa mưa, cử tri nói các vị đừng tranh luận nữa mà hãy làm đi cho dân nhờ. “Kỳ họp này nên yêu cầu lãnh đạo EVN phải đến báo cáo và giải trình trước QH để tìm giải pháp”, ông Đáng nói.
Từng chất vấn quyết liệt chuyện thiếu điện, lần này, ĐB Lê Văn Cuông tiếp tục nêu kiến nghị, EVN là doanh nghiệp độc quyền sản xuát, nhiều năm qua là con cưng của nền kinh tế, khi có thành tích thì vơ vào, thử hỏi vai trò đầu tàu ở đâu khi mà thiếu điện triền miên nhưng cứ hứa tới hứa lui.
“Để thiếu điện nhiều năm liên tục, ai là người chịu trách nhiệm chính, cần báo cáo trước QH để có gì vướng mắc thì cùng tháo gỡ”, ông Cuông nói. Bà Phạm Thị Loan cũng khẩn thiết yêu cầu làm rõ trách nhiệm của EVN khi họ có tiền để đầu tư chứng khoán, tài chính, có hàng ngàn tỷ đồng thưởng Tết nhân viên, hà cớ gì không có tiền đầu tư các dự án điện và liên tục đòi tăng giá.
Phía dưới hội trường, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng ngồi chống cằm trầm ngâm.
Phiên thảo luận sẽ còn tiếp tục sau giờ giải lao.
Lê Nhung
Nguồn: VietNamnet.

Tin liên quan
.
.
.
Dưới đây là bài trên Sài Gòn Tiếp thị:
SGTT.VN – ”Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan đến vụ Vinashin”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), nêu quan điểm tại buổi thảo luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế – xã hội diễn ra sáng nay, 1.11.2010.

Một tỉnh phải nhịn ăn một thế kỷ mới trả hết nợ Vinashin
Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, với khoản nợ không dưới 100.000 tỉ đồng, tức một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ một năm phải nhịn ăn, nhịn mặc… trong một thế kỷ mới trả được thì Vinashin đã ”sụp đổ” rồi, dù nhiều người đang cố dùng từ ngữ có tính tu từ để giảm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng!
Những sai phạm thì đã rõ, song câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là: sai phạm ở Vinashin, ngoài lãnh đạo Vinashin còn ai phải chịu trách nhiệm vẫn khiến ông Thuyết băn khoăn. Dù cho báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội có nhận trách nhiệm và đã ”nghiêm túc kiểm điểm”, nhưng nhưng cụ thể thế nào?
Theo đại biểu Thuyết, trong trường hợp này, các thành viên Chính phủ phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội. ”Không thể nhận trách nhiệm chung chung, tuyên bố kiểm điểm nội bộ là hết trách nhiệm được”.
Đại biểu Thuyết nhắc lại vụ việc Lã Thị Kim Oanh ở bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông cách đây hơn 6 năm. Ông Thuyết nói: ”Vì nuông chiều, áp dụng sai quy chế chung cho công ty của Lã Thị Kim Oanh mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải từ chức, 2 vị thứ trưởng phải ra trước vành móng ngựa”.
Vinashin là phóng đại vụ Lã Thị Kim Anh gấp 1.000 lần
Ông Thuyết so sánh: ”Vinashin là phóng đại của vụ Lã Thị Kim Oanh cỡ 1.000 lần, nhưng trách nhiệm của bộ chủ quản, của Chính phủ thì chưa rõ ràng, cụ thể”.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định rằng: có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước. Nhưng ai bao che, bao che thế nào, vì nguyên nhân gì, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao… thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận.
Vì vậy, ông Thuyết thẳng thắn: “Căn cứ hiến pháp và luật Tổ chức Quốc hội, tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức cho Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan… Để tạo điều kiện cho quá trình điều tra, phải tạm đình chỉ chức vụ các vị cần điều tra”.
”Tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn khi nói những điều trên. Nhưng có xử lí nghiêm mới hạn chế các dự án phá của, lấy lại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của chúng ta trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng. Ngay sau đây, tôi trình UBTV Quốc hội như một kiến nghị chính thức từ đại biểu”, ông Thuyết nói thêm.
“Tiền cấp rồi, người ta làm gì… tùy họ!”

Tán thành ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) cũng đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội điều tra trách nhiệm các thành viên của Chính phủ có liên quan trong vụ ”chìm tàu Vinashin”
Sự cố Vinashin, theo đại biểu Cuông, dù đã được cảnh báo sớm về kết quả quản lý yếu kém tại Vinashin, song lại có dấu hiệu bao che, níu kéo nên u nhọt lâu ngày đã vỡ tung, để lại hậu quả vô cùng nặng nề với tổng nợ có thể lên đến 120.000 tỉ đồng. Như vậy, bình quân mỗi công dân Việt Nam từ lớn đến bé phải gánh nợ cho Vinashin 1,5 triệu đồng.
Ông Cuông gay gắt: “Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện tình trạng quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý vốn, tài sản nhà nước”.
Một loạt dẫn chứng được đại biểu Cuông nhắc lại để minh họa cho sự yếu kém của Chính phủ trong việc quản lý tài sản, tiền của nhà nước ở tập đoàn này: Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này vay hàng tỉ đô la trái phiếu; Vinashin mang tiền nhà nước đầu tư khắp đó đây, như thành lập 200 công ty con cháu, mua tàu, nhà máy phát điện cũ mà bộ chủ quản không phát hiện kịp thời. Rồi hai lần thanh tra Nhà nước định vào cuộc nhưng bị chặn lại! Giai đoạn 2006-2009 có 11 đoàn thanh kiểm tra làm việc vẫn không phát hiện “bệnh hiểm nghèo” của Vinashin.
Không ít lần phải tự thốt lên ”thật không hiểu nổi”, ”không biết quản lý kiểu gì”…, rồi ông Cuông như tìm được câu trả lời về vai trò quản lý yếu kém khi nhắc lại câu trả lời của một thành viên Chính phủ từng trả lời đại biểu trước Quốc hội vấn đề này: “Tiền cấp rồi, người ta làm gì… tùy họ”!

Văn hóa từ chức còn xa lạ
Nhận thức về nhận trách nhiệm và văn hóa từ chức của người điều hành ở ta là… xa lạ nên ông Cuông kiên quyết: “Để lại hậu quả như thế, ở chính phủ các nước đã có vài ba đại diện chính phủ lên tiếng xin từ chức rồi, nhưng ở nước ta thì chưa. Nên tại kỳ họp này, Quốc hội phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng phụ trách ngành, bộ trưởng bộ chủ quản… chứ không thể nêu chung chung như các báo cáo của Chính phủ”.
SGTT tiếp tục cập nhật thông tin buổi thảo luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế-xã hội này.
Chí Hiếu (ghi)
.
.
.
 Chơi vơi? (Tiền phong). bài viết của ông TS Nguyễn Quang A về vụ Vinashin có phải thực nợ 120 ngàn tỉ hay không.
Bauxite và Vinashin (TBKTSG 28-10-10)
.
.
.

No comments:

Post a Comment