Monday, November 29, 2010

VIỆC TRÌ HOÃN XÂY MỘT CÂY CẦU PHẢN ÁNH MỐI CHIA RẼ SÂU SẮC Ở TRUNG QUỐC


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
27.11.2010

Những khủng hoảng mới nhất của Trung Quốc trong chiến lược tìm cách thuần hóa Bắc Hàn thông qua thương mại và đầu tư cho thấy sự tuyệt vọng
Tin từ Đan Đông, Trung Quốc - Một mẫu thu nhỏ của một cây cầu được trưng bày gần khu biên giới giữa Trung Quốc với Bắc Hàn là hiện thân của nhũng hy vọng cùng các thất bại trong chính sách của Bắc Kinh đối với người hàng xóm khó chịu của mình.
Đó là một mô hình kiến trúc của một cây cầu treo hai dòng xe trị giá 250 triêu nối liền nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc với người hàng xóm nghèo khó của mình, một phần của một chiến lược rộng hơn nhằm đối phó với Bắc Hàn thông qua thương mại và đầu tư hơn là các biện pháp trừng phạt và sự đối đầu chính trị từng được Mỹ và các đồng minh của mình ưa thích.

Với sự việc bán đảo Triều Tiên một lần nữa lại chìm trong khủng hoảng, chiến lược đó đang trông thấy là ngày càng tuyệt vọng.
Tất cả biểu hiện của “Cầu Áp Lục mới” mà lẽ ra Trung Quốc phải bắt đầu xây dựng vào đầu năm nay trên một đường thủy phân cách hai nước trong Đan Đông, khu tiền đồn kinh doanh quan trọng trên 1.300 km biên giới, giờ chỉ còn là nhựa và kim loại của một mô hình trong trung tâm triển lãm. Việc xây dựng đã bị đình hoãn.

Bình Nhưỡng vẫn còn tỏ ra nghi ngờ sâu sắc về việc thực hiện các loại xem xét lại toàn bộ khiến đã từng chuyển đổi một kinh tế xã hội chủ nghĩa từng hấp hối của Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc, nhiều lần đất nước này từng mời nhà lãnh đạo Kim Jong Il của Bắc hàn đến xem xét thị trường bùng nổ ở phía nam, các đường sắt cao tốc và những cơ xưởng, cổng cảng hiện đại của mình.

Sau khi Bắc Hàn thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006, Trung Quốc công khai phản đối, ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và thực hiện quan hệ tốt hơn với Bình Nhưỡng phụ thuộc vào các bước tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

Nhưng sau cuộc thử nghiệm lần thứ hai của Bắc Triều Tiên trong năm 2009, Trung Quốc đổi chiến thuật, hứa hẹn sẽ tăng cường viện trợ, đầu tư và thương mại nếu Bình Nhưỡng mở cửa kinh tế và trở lại cuộc đàm phán đa phương. Kế hoạch cho cây cầu mới đã được công bố khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến thăm Bắc Hàn vào tháng Mười năm ngoái.

"Chính sách trước đây của Trung Quốc đã thất bại, và bây giờ chính sách hiện tại cũng thất bại", ông Jin Canrong, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho biết "Tôi thực không biết rằng liệu sẽ có một chiến lược khác hay không . Điều này rất khó xử cho Trung Quốc.".

Hiện nay, cách duy nhất để qua sông Áp Lục - và một trong số các nối kết của Bắc Hàn ra thế giới bên ngoài là cây cầu Hữu nghị Trung-Hàn được xây dựng bởi người Nhật vào năm 1943, và lại quá hẹp khiến xe cộ chỉ có thể di chuyển mỗi đợt bằng một đơn tuyến.

Trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, khi Trung Quốc đã gửi ba triệu "chí nguyện quân" đến chiến đấu bên cạnh quân đội Bắc Hàn, Trung Quốc đã vận chuyển hầu hết các nguồn cung cấp của mình qua cây cầu này. Ngày nay, cây cầu mang 70% lượng thương mại hàng năm, trị giá khoảng 2 tỉ giữa hai nước.

Khi đi sang Trung Quốc, lãnh tụ Kim đi qua con đường này bằng đoàn xe hỏa riêng của ông ta.

Bên cạnh cầu Hữu nghị là phần còn lại của một cây cầu khác cũng được xây dựng bởi người Nhật vào năm 1911 - vốn đã bị phá hủy bởi bom Mỹ vào năm 1950. Ở một đầu là một tượng đài miêu tả Peng Dehuai, vị tướng Trung Quốc đã lãnh đạo tình nguyện quân. Tại chân tượng đài có hàng chữ "Vì hòa bình".

Kế hoạch cho hòa bình của Trung Quốc là tạo ra một con đường và đường hỏa xa liên kết mới nhằm cải thiện tiếp cận của Bắc Triều Tiên tới thị trường Trung Quốc rộng lớn, cho phép công ty Trung Quốc sử dụng một cảng trên bờ biển Bắc Hàn và cuối cùng là nối kết được với các tuyến đường sắt xuyên Siberia.
Trung Quốc có một quyền lợi chiến lược trong việc nhìn thấy một Bắc Hàn phát triển mạnh trên vùng biên giới phía đông của mình. Nhìn Bắc Hàn như một quốc gia trái đệm, và lo sợ sự sụp đổ của chế độ này sẽ gây ra một loạt những người tị nạn vào cá thành phố như Đan Đông và sẽ mang 30.000 lính Mỹ ở Nam Hàn đến thẳng bờ sông Áp Lục.

Trong khi Đan Đông bùng phát với các phát triển nhà mới, trung tâm mua sắm, khu công nghiệp, khách sạn, không có dấu hiệu gì cho thấy Bắc Hàn sẽ thực hiện lời hứa thành lập hai khu kinh tế trên các đảo bên bờ sông Áp Lục của mình. Cấu trúc nổi bật nhất ở miền Bắc là một bánh xe đu quay nhiều năm không còn hoạt động.

Việc xây dựng cây cầu mới đã được dự trù sẽ khởi sự vào tháng Tám. Hồi tháng Ba, Zhao Liansheng, thị trưởng Đan Đông đã cho biết rằng, công cuộc xây dựng sẽ bắt đầu vào tháng Mười và sẽ được hoàn thành trong vòng ba năm.

"Cây cầu mới này còn chờ sự chấp thuận của chính quyền trung ương", một quan chức của Sở Giao thông vận tải Đan Đông tuyên bố. "Theo tôi biết, dự án này là chưa dứt khoát".

Sau cuộc tấn công bằng pháo binh của Bắc Hàn vào Nam Hàn tuần qua, nhiều doanh nghiệp địa phương lo ngại rằng dự án có thể sẽ phải chia sẻ số phận của những nỗ lực rải rác khác nhằm mở nền kinh tế của Bắc Triều Tiên.

Năm 1991, Bắc Hàn đã thành lập khu mậu dịch tự do Rajin-Sonbong trong vùng biên giới với Trung Quốc và Nga của mình. Sự kiện này chỉ thu hút được một phần rất nhỏ trong dự kiến 7 tỉ đầu tư của Bình Nhưỡng, nguyên nhân chủ yếu do từ cơ sở hạ tầng và sự phối hợp nghèo nàn giữa ba nước.

Tiếp đến là khu mậu dịch tự do Sinuiju, ngược lại với khu ở Đan Đông, do lãnh tụ Kim đã ra lệnh thành lập sau khi tới thăm Thượng Hải năm 2001. Kế hoạch đó bị sụp đổ vào năm sau khi Yang Bin, ông trùm Trung Quốc Hà lan về ngành trang trại được Kim bỗ nhiệm cầm đầu khu vực đã bị bắt vì tội tham nhũng ở Trung Quốc và bị án tù 18 năm.

Vào tháng Giêng năm nay, Bắc Hàn đã cố gắng phục hồi khu Rajin-Sonbong bằng cách nâng cấp thành một "thành phố đặc biệt" với tên mới là Rason, sau chuyến viếng thăm hiếm hoi của ông Kim. Tuy nhiên, trong quá khứ dự án đó đã bị trì hoãn bởi các cuộc khủng hoảng chính trị và bất cứ đầu tư nào của Nam Hàn cũng có thể sẽ bị đóng băng sau cuộc tấn công hồi tuần trước.

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề cơ bản là có thể ông Kim vẫn ngưỡng mộ nền công nghiệp của Trung Quốc nhưng lại nhìn thấy mô hình kinh tế ấy như một mối đe dọa đến việc nắm quyền của mình.
"Kim biết rằng để phát triển kinh tế, không có cách gì khác hơn là phải mở cửa", ông Lim Soo-ho, một viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung ở Seoul nói. "Nhưng điều đó có thể gây ra sự bất ổn đáng kể cho chế độ chính trị của Bắc Hàn. Ổn định chính trị trước đã, sau mới đến kinh tế. Đó là phương châm chính sách không thay đổi của Kim".
.
.
.

No comments:

Post a Comment