Monday, November 29, 2010

TÌNH CẢNH CỦA DÂN OAN ĐANG SỐNG TẠI VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG (Hồ Thị Bích Khương)

Hồ Thị Bích Khương
30/11/2010

Từ khi đảng cộng sản nắm quyền cai trị đất nước Việt Nam thì dân tộc Việt Nam người dân Việt Nam bị đầy đọa chìm ngập trong oan trái, qua thời gian cai trị của đảng cộng sản thì đất nước Việt Nam xuất hiện cụm từ “Dân Oan Việt Nam”. Một cụm từ mà trong từ điển Việt Nam tôi tìm mãi không thấy. Cụm từ này xuất hiện cũng là khi cả thể giới nhận biết thêm tội ác của đảng cộng sản đối đối với nhân loại. Nhắc đến Cộng sản người ta thường nhắc đến các cuộc tàn sát đẫm máu mà họ đã gây ra trên toàn thế giới. Nhưng nhắc đến từ “dân oan” thì phải kèm theo danh từ Việt Nam. Bởi chỉ có cộng sản Việt Nam xảo quyệt gian manh nên mới tạo ra được cụm từ này. Tôi nhận thấy lịch sử Việt Nam, cũng như lịch sử thế giới chưa một dân tộc nào, một xứ sở nào, một thời đại nào mà người dân trong sự khổ sở, tủi nhục oan trái như những người Việt Nam dưới chế cộng sản. Chế độ độc tài du đảng trị của của CSVN . Người dân bị nhà cầm quyền tước đoạt đi quyền sống sơ đẳng của một con người, họ sống tủi nhục, uất ức và đau thương và trỏ thành người :“Dân Oan Việt Nam”.
Bản thân tôi cũng là người đã được nhà cầm quyền cộng sản “tạo điều kiện” để tôi trở thành “Dân Oan” từ năm 1989.
Vâng!
Năm 1989 đây là lần đầu tiên tôi bị nhà cầm quyền cộng sản phá nhà cướp đất. Cho đến nay trong hơn hai thập niên khiếu kiện, nhà cầm quyền cộng sản không những chưa trả lại tài sản cho tôi mà chúng lại tiếp tục tiến hành cướp phá tài sản của tôi do sức lao động mồ hôi xương máu của một người dân lương thiện. Năm 1996 nhà cầm quyền xã Nam Anh tiếp tục phá nhà cướp đất của tôi lần thứ 2, cướp đi quyền sống, quyền con người, quyền có công ăn việc làm. Kèm theo cùng một số vụ án khác mà nhà cầm quyền cộng sản đã gây ra cho gia đình tôi
Vào khoảng cuối năm 2006 Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam đã có chỉ đạo về cho các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc. Dĩ nhiên như chúng ta đã biết sống dưới chế độ cộng sản, một chế độ phi nhân luôn luôn lừa bịp dối trá nhân dân. Nhà cầm quyền chỉ có một phương pháp duy nhất là tìm mọi cách để cướp tài sản của nhân dân cho đầy túi tham của mình. Những kẻ được phân bổ thanh tra rà soát không cần quan tâm đến nội dung khiếu kiện cũng như những bằng chứng đưa ra. Các quan tham tìm cách để nhận được số tiền hối lộ chia chác trong các vụ việc. Sau đó tiếp tục bịt miệng nhân dân .Nếu không bịp miệng được thì đẩy dân vào tù để che lấp dư luận. Sau sự chỉ đạo của UBKTTUĐ cộng sản. Chúng về đến quê tôi kiếm chác, sau đó chúng cấu kết cùng an ninh và công an bầy binh bố trận vu khống để bắt tôi vào tù với sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những gì xảy ra với bản thân mình đủ cho tôi nhận ra bộ mặt thật của Đảng Cộng Sản.
Qua thời gian tôi gần gũi với những người dân đồng cảnh ngộ. Tôi thường gặp mặt những người cùng khổ, nạn nhân của chế độ cộng sản và cùng nhau tìm cách đấu tranh phản kháng lại bạo quyền cộng sản Việt Nam một tập đoàn gian manh tàn ác.
Vào ngày 18/11/2010 tôi tới thủ đô Hà Nội đến trung ương đảng cộng sản Việt Nam để tiếp tục đòi lại nhừng tài sản của mình đang bị nhà cầm quyền xâm phạm. Tôi đã tìm ngay tới vườn hoa Lý tự Trọng nơi mà những người dân oan Việt Nam đến trung ương đảng cộng sản khiếu kiện không đủ tiền mướn nhà trọ phải ra đây tá túc. Tôi đi qua Mai Xuân Thưởng, nơi mà trước đây tôi cùng những người dân nói trên và bao nhiêu người dân oan Việt Nam trên mọi miền đất nước ăn chực nằm chờ, màn trời chiếu đất để đòi công lý. Sau những năm, tù đầy trong nhà tù cộng sản, đây không phải là lần đầu tôi trở lại nơi này. Nhưng vì giờ đây trụ sở tiếp dân trung ương đảng số 1 Mai Xuân Thưởng đã chuyển tới 110 Câu Giấy, vì lý do đó nên những chiếc lều bạt tả tơi rách rưới bên cạnh nhưng chiếc ghế đá, gốc cây tại đây không còn nữa, mà đã chuyển về vười hoa Lý Tự Trọng. Thay vào những lều bạt rách rưới tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng này là trên những ghế đá tại vườn hoa hình ảnh các đôi trai gái đang “tình tự”, những cảnh tượng phơi bầy “nét đẹp văn hóa” Là kết quả của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành quả đạt được dành cho thể hệ trẻ Việt Nam qua những cuộc phát động của đảng cộng sản và nhà nước XHCN Việt Nam. toàn dân “Sống, học tập theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đạị”!!!.
Tôi bước tiếp qua đường sang vườn hoa Lý Tự Trọng bởi biết rằng những người dân oan đang tá túc đâu đây. Vườn hoa Lý Tự Trọng nằm cạnh hồ Tây nơi thường xuyên có du khách đi dạo. Nơi đây có nhiều bóng điện sáng đủ để mọi người vui chơi giải trí, nếu chỉ dạo qua thôi không để ý và biết nhiều về Hà Nội chắc chắn những người đặt chân đến đây sẽ cho rằng đất nước Việt nam đã hoàn toàn đổi mới. Trước mắt tôi là những tốp người già có, trẻ có, từng nhóm, từng nhóm tập hợp cùng nhau vui chơi, tập thể dục. Nhóm này múa quyền, tốp kia chơi cầu lông, nhóm thì đi bộ dạo chơi, kẻ ngồi nghế đá hướng ra ngắm cảnh Hồ Tây lung linh ánh đèn màu lấp lánh cùng mặt nước. Mới nhìn qua dường như đây là một cảnh an bình thật sự. Người dân Việt Nam đang được hưởng tự do ấm no và hạnh phúc ??? Tôi tự hỏi không biết những người dân khiếu kiện thường lưu lại ngủ tai đây hôm nay bị công an đã lùa đi đâu???. Cùng thoáng lo lắng tối nay sẽ không có những người dân đó để tôi có thể cùng họ qua đêm chờ ngày mai đến lãnh đạo đảng, nhà nước kêu oan.

Bà Thân Thị Giang Ngồi bán hàng nước không công cho người ta mỗi khi trở về vườn hoa Lý Tự Trọng để có chỗ ngồi ban đêm chờ khuya thành phố đi ngủ mói được đem cọc căng bat kiếm chỗ ngủ.

Tôi lại gần một bà cụ bán nước ở vườn hoa để hỏi thăm. Tôi chưa đến nơi thi bà đã cất tiếng hỏi: “ Con Khương phải không?…lâu quá bà Giang tưởng họ đã giải quyết cho Khương rồi? Thế họ đã có hướng giải quyết cho con chưa?… ”. Tôi cũng nhận ra ngay . Bà Thân Thị Giang người đã cùng tôi màn trời chiếu đất bao năm trời ở Hà Nội theo kiện. Chúng tôi từng ngủ chung với nhau từ bãi gửi xe trường Chu Văn An, Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nhà vệ sinh vườn hoa Lý Tự Trọng này. Quê bà ở xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tĩnh Bắc Giang. Nghĩ rằng bà đã có công việc bán hàng kiếm sống trong thời gian khiếu kiện tiếp theo. Tôi hỏi bà bán nước có kiếm được tiền tiêu hàng ngày để duy trì cuộc sông tiếp tục theo đuổi đơn từ không?… Bán gì đâu mà bán nếu họ cho ngồi đây bán hàng thì đã đỡ khổ sở. Đi làm thuê họ còn cản trở lấy đâu họ cho bán hàng.

Dưới đây là một số hình ảnh lều bạt được dựng lên tại vỉa hè gốc cây tại vườn hoa Lý Tự Trọng để ngủ khi nua đêm

Dân oan vẫn ở đây vẫn không có mấy người được giải quyết, ngày thì lên đường đem đơn đến các quan lớn, đến trụ sở kêu oan, đi dọc đường hoặc có thời gian thì đi nhặt rác kiếm sống. Đêm về đây khi thành phố chưa đi ngủ thì dù có mệt mỏi cũng phải thức chờ đợi. “ Bà ngồi đây chờ thì tiện thể trông hàng cho một người khác thôi, bán hàng cho họ để họ chơi cầu còn mình thì có chỗ ngồi chờ đến lúc được ngủ. Không có tiền nhưng cũng đỡ chán và không ngủ gật. Chờ đến lúc đêm khuya vườn hoa tắt điện thì đi căng lều bạt gốc cây, vỉa hề che chắn gió để ngủ”. ngày nắng ráo thi còn đỡ còn gặp những ngày mưa thì vẫn như trước đây thôi. Khi trời mưa gió không che nổi thì ướt như chuột và rét như trước đây Khương cũng đã biết đó.
Tôi ngồi xuống cùng bà trò chuyện, nhắc lại thời gian cùng bà trước đây. Chuyện trò hàn huyên hồi tưởng lại quá khứ những năm về trước, nhắc lại những ngày bị công an cộng sản phường Thuy Khuê đàn áp bắt bớ cướp giật đồ dùng, bắt giam giữ cũng như đốt hết tư trang hành lý không biết bao nhiêu lần từ trước tới nay. Cho đến bây giờ công an vẫn chưa dừng lại. Tôi cảm thấy rất buồn nhưng bớt lo sợ vì biết rằng còn người dân khiếu kiện ở đây thì tôi sẽ có chỗ ngủ trong đêm nay. Chờ một lúc sau tôi thấy bà Kỷ, Bà Gấm . chi Tuyết, chi Định, chị Hiệu…..và bao nhiêu người dân nữa kẻ đi đến nhà hàng rữa bát thuê, người đi nhặt rác trên phố đã về. Chúng tôi gặp nhau trong nỗi buồn của người dân thấp cổ bé họng. Đêm về khua chúng tôi căng những mãnh bạt lên để làm nơi ngủ, cũng là khi những bóng đèn điện xung quanh đã tắt. Mặc dù chưa phải là những ngày đại rét của mùa đông nhưng những mảnh bạt trải ra nền vườn hoa để nằm, và những chiếc màn rách làm chăn nên rất lạnh. Nằm ở đây lưng đau, tê buốt không có được một giấc ngủ ngon lành.
…..và bao nhiêu người dân nữa kẻ đi đến nhà hàng rữa bát thuê, người đi nhặt rác trên phố đã về. Chúng tôi gặp nhau trong nỗi buồn của người dân thấp cổ bé họng. Đêm về khua chúng tôi căng những mãnh bạt lên để làm nơi ngủ, cũng là khi những bóng đèn điện xung quanh đã tắt. Mặc dù chưa phải là những ngày đại rét của mùa đông nhưng những mảnh bạt trải ra nền vườn hoa để nằm, và những chiếc màn rách làm chăn nên rất lạnh. Nằm ở đây lưng đau, tê buốt không có được một giấc ngủ ngon lành.
Ngày 19/11/2010 những người dân thức dậy vào lúc 5h sáng, mở dây lều bạt cuốn gói gọn gàng và cất dấu vào các gốc cây là những nơi “an toàn” để khỏi bị công an thu đốt mất. Ai nấy lên đường người dân oan chia thành nhiều tốp như bao năm qua vẫn làm, người đi đến nhà các lãnh đạo cộng sản để nộp đơn mong rằng đòi lại những gì đã bị cướp đoạt. Nhóm thì tới ngõ nhà ông Nguyễn Xuân Phúc phó chủ nhiệm, văn phòng chính phủ, nhóm thì tới nhà Nguyễn Minh Triết, nhóm tới nhà Nguyễn Tấn Dũng vv…v..v
Tôi không đi cùng họ đến ngõ nhà các lãnh đạo đảng như ngày xưa mà chờ đến giờ hành chính đi thẵng đến địa chỉ số 110 Cầu Giấy, là trụ sở tiếp dân của trung ương đảng cộng sản. Tại đây đến giờ này thì người dân đã đi tới ngõ đến đón đường lãnh đạo đưa đơn cũng đã trở về đây tụ tập đòi công lý.
Một số người dân đón ngõ lãnh đạo không nhận đơn, đến đây cán bộ tiếp dân không chịu nhận đơn bức xúc kêu gào la hét. Người dân đến nhà các lãnh đạo cộng sản các lãnh đạo không nhận đơn chỉ dân đưa đơn tới trụ sở tiếp dân. Tại trụ sở tiếp dân lại xua đuổi họ không nhận nên những người dân bức xúc kêu gào khóc lóc la hét. Bất kỳ ai ở đây nghe đều biết lý do người dân bức xúc là do cán bộ đảng cộng sản gây nên.Thấy cảnh như vậy theo thói quen để vạch trần sự thật mà đảng nhà nước đang che đậy. Tôi cầm máy ảnh để ghi lại những hình ảnh phẫn nộ của dân thì ngay lập tức bị nhiều công an, đặc biệt là an ninh thành phố Hà Nội và Bộ công an đến cản trở. Họ đẩy những công an trẻ những tầng lớp không có nắm được nhiều về luật pháp, cũng như đang cúi cổ làm sao được lòng bề trên để tiến thân.
Một công an, nét mặt còn non choẹt đến yêu cầu tôi cất máy ảnh. Tôi nói với anh ta: Ở đây không có bảng cấm quay phim chụp ảnh. Nếu chú cấm thì lập văn bản để tôi cất ngay. Dĩ nhiên nói cũng là chỉ là nói thôi nhưng tôi biết không cần một văn bản gì chúng cũng có thể cướp máy ảnh của tôi bất kỳ lúc nào. Tên công an này chẳng cần hiểu quy định pháp luật ra sao cũng thể hiện quyền lực du đãng của mình nói: “Tôi có quyền yêu cầu chị ra ngoài”. Một công an, nét mặt còn non choẹt đến yêu cầu tôi cất máy ảnh. Tôi nói với anh ta: Ở đây không có bảng cấm quay phim chụp ảnh.
Nếu chú cấm thì lập văn bản để tôi cất ngay. Dĩ nhiên nói cũng là chỉ là nói thôi nhưng tôi biết không cần một văn bản gì chúng cũng có thể cướp máy ảnh của tôi bất kỳ lúc nào. Tên công an này chẳng cần hiểu quy định pháp luật ra sao cũng thể hiện quyền lực du đãng của mình nói: “Tôi có quyền yêu cầu chị ra ngoài”. Tôi biết rằng nếu tôi phản đối lại hành động phạm pháp của hắn ta kiểu gì chúng cùng lợi dụng đàn áp cướp đồ đạc, nên lẳng lặng cất máy ảnh vào túi đi nói rằng đi vệ sinh. Bà Thân Thị Giang biết ý đi theo tôi và tôi đã đưa máy ảnh cho họ bảo đưa giúp về vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Mặc dù trong máy chỉ quay một chút chi tiết dân kêu gào tại trụ sở nhưng tôi biết rằng kiểu gì tôi cũung bị cưỡng ép để cướp đi hình ảnh tôi vừa ghi lại.
Tôi trở lại trụ sở tiếp dân đúng vào lúc Ms Tôn gọi điện thoại cho tôi. Trong lúc người dân đang kêu gào la hét chúng sợ người đầu dây bên kia ghi lại chúng kéo tôi ra xa dân, sau đó cướp điện thoại để tôi không có thể nghe điện thoại luôn. trong tiếng kêu gào của nhân dân ngày càng lớn. Người dân từ các tỉnh trên mọi miền đấn nước kéo về trụ sở. Bốn , năm thằng công an dồn ép tôi vào một góc và đẩy vào phòng trực trụ sở.

Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kỷ người Thái Bình khiếu kiện hơn 3 thập niên chưa được giải quyết thỏa đáng. Chị kiếm được việc rửa bát để xin chút miếng ăn của nhà hàng.

Bà Thuận người Hà Nội, Chị Ninh Thị Định, chị Trần Thị Tuyết người đã khiếu kiện lâu năm hiện đang có giấy của đại biểu Quốc hội chuyển đơn hướng đẫn đến Thủ Tướng giải quyết không được giải quyết. Đến trụ sở tiếp dân trung ương đảng nhà nước không nhận đơn lúc nãy kêu gào đang bị dồn bắt đang phản đối kịch liệt. Nhưng khi thấy công an dồn về phía tôi biết mục đính chúng bắt tôi chỉ lấy tài liệu, nên họ cùng kêu lớn: “ Chúng bắt con Khương đó, vào hết đi bắt thì bắt hết…” mọi người đổ xô vào phòng theo tôi bị công an ngăn chặn cản trở. Biết rằng khi bắt một mình kiểu gì chúng cũng cướp đồ đạc nên tôi cũng gọi bà con cùng vào đi theo. Khi chúng đẫy tôi đến cổng phòng trực của trụ sở tôi cũng kêu bà con đi vào cùng. Hôm đó vẫn như mọi ngày nguời dân đến đây rất đông. khoảng 200 người từ các tỉnh đổ về. Tại phòng trực nhốt chúng tôi, chúng cho một cán bộ tiếp dân hỏi nội dung khiếu kiện của tôi nhằm làm tôi bớt bức xúc.Trên thực tế là kéo dài thời gian để chờ sắp xếp của an ninh chỉ đạo bắt người.
Người dân kéo đến trụ sở ngày càng đông. Công an an ninh gọi thêm công an đem xe tới trụ sở và bắt bà Thuận, chị Tuyết, chị Định và Kim Thu lên một xe đi trước. chúng bắt tôi lên một xe khác. Chúng tôi bị bắt về đồn công an phường Quan Hoa. Tại đồn công an Phường Quan Hoa chúng dồn 4 người trên vào một phòng. Còn tôi chúng nhốt riêng biệt một phòng, cho người lục lọi mọi đồ đạc tư trang đồ đạc của tôi. Chúng gặng hỏi máy ảnh và chiếc điện thoại ghi âm. Tôi nói rõ với công an là do biết sẽ bị công an cướp máy ảnh, hoặc it nhất cũng xóa hết tài liệu nên đã gửi đem về. Còn điện thoại ghi âm thì không có nhưng do trong khi trụ sở ồn òa tiếng kêu gào của dân. Ms Tôn gọi điện đến nắm bắt tình hình nên chúng nghĩ tôi ghi lại tiếng kêu gào của nhân dân tại trụ sở . Chúng lục soát kỹ lưỡng đồ đạc, tất cả mọi giấy tờ sổ sách của tôi. Dùng máy ảnh chụp tất cả những gì tôi ghi trong sổ tay, kèm theo sổ tay có một tờ giấy cảm ơn của người dân nhận quà 4 triệu đồng của một người tốt bụng tặng cho các nạn nhận bị bắn chết tại công trường lọc dầu Nghi Sơn. Chúng tra hỏi máy ảnh để đâu ? Lấy tiền của tổ chức nào để đi hộ trợ kích động dân gây rối???. và cầm tất cả các giấy tờ sổ sách của tôi đi báo cấp trên. Có lẽ là bẩm báo lên lãnh đạo công an thành phố và công an bộ. Còn một số công an mặc áo thường dân thay nhau thảm vấn tôi.
Việc trao quà cho dân thì tôi cũng trả lời thẳng thắn với công an rằng: bất kỳ ai giúp nạn nhân của chế độ mà tôi biết địa chỉ tôi sẽ nhận và tiếp tục nhận đem đến cho dân. Công an mà nói nhận tiền nước ngoài là phản động thì nên quật mả Hồ Chí Minh ra mà xử đi. Còn Hồ Thị Bích Khương thì đem quà người ta gửi cho nạn nhân không những 4 triệu chứ mấy chục triệu cũng nhận và đem đến cho dân hết, chẳng có tội mà cũng chẳng sợ thằng nào áp đặt nên tội lỗi cả.
Thời gian gán ghép tôi lỗi cũng như những câu hỏi phi lý không thành, đến gần 5 h chiều thì công an đem sổ tay và mấy trang giấy cùng máy điện thoại nói là sẽ trả lại cho tôi. Chúng cho tôi sang ngồi cùng bốn người bị bắt. Sau đó đến 5 giờ chúng thả 5 người bị bắt ra khỏi đồn.
Tôi trở về vườn hoa Lý Tự Trọng gặp lại bà Thân Thị Giang lấy lại máy ảnh thì cũng là lúc chị Tam An, và chi Anh Thư ở diễn đàn Yểm Trợ Khối 8406 gọi đến, người dân có được cơ hội tố cáo hành vi phạp pháp của nhà cầm quyền cộng sản và công an cộng sản trước công luận.
Tôi xin đem một số hình hình ảnh của người “Dân Oan Việt Nam ” kêu gào tại trụ sở trung ương đảng cộng sản và tại vườn hoa Lý Tự Trọng trong ngày và đêm 18, 19 tháng 11 năm 2010 để quý vị nhìn thấy bộ mật thật của Đất Nuớc Việt Nam trong thời đại cộng sản.

Bà Nguyễn Thị Kỷ đi rửa bát về muộn chia thức ăn cho một người dân oan đã đi ngủ vào nửa đêm tại vườn hoa Lý Tự Trọng

Bà Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Gấm. Ninh Thị Đinh, chuẩn bị đi đến nhà ông Nguyễn Xuân Phúc phó văn phòng chính phủ vào buổi sáng ngày 19-11-2010 ti vườn Hoa Lý Tự Trọng khi trời còn tối..

Những đoạn clíp quay đuợc tai trụ sở tiếp dân trung ương đảng nhà nước và đang trả lời phỏng vấn của Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406 ngày 19-11-2010
Hồ Thị Bích Khương
Xóm 2, Nam Anh ,Nam Đàn, Nghệ An
Thành viên khối 8406
.
.
.

No comments:

Post a Comment