TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Ba, 11/30/2010, 12:00:00 AM
Trong khi chính phủ Hà Nội còn khấp khởi vui mừng vì thấy Dân Biểu Liên Bang Cao Quang Ánh ngã ngựa, phải lo cuốn gói về lại xóm đạo Louisiana , thì chàng họ Cao đã tung toàn lực vớt một cú chót tuyệt đẹp, mà lại là cú liên hoàn cước: 2 dự luật về nhân quyền Việt Nam .
Thế là Hà Nội phải tìm mưu đối thoại: Đại Sứ Việt Nam sẽ gặp trực tiếp Dân Biểu Liên Bang Cao Quang Ánh – còn gọi là Joseph Cao, hay gọi tắt là Joe Cao – vào ngày 30-11-2010 này.
Có phảỉ là vào Thứ Ba 30-11-2010 này, Đạị Sứ Việt Nam sẽ giao đấu quyền cước với DB Cao Quang Ánh để bảo vệ cho triều đình nhà Thanh (nhà Ôn, hay nhà Nông... ai biết)? Hay là Đại Sứ Lê Công Phụng sẽ mang theo ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn để ra chiêu quàng vai rồi chụp hình lần nữa? Hay là sẽ mang theo một cô tuyệt sắc giai nhân, trong Biệt Đội Bông Hồng Đỏ, với mức độ nóng bỏng cỡ như nữ điệp viên Nga Anna Chapman, với hy vọng sẽ làm DB họ Cao trở cờ?
Chúng ta không biết chắc là họ sẽ nói gì, nhưng hãy tin rằng, DB họ Cao sẽ không mắc bẫy dễ dàng. Tuy nhiên, cuộc chiến nhân quyền mà chàng họ Cao đang tham chiến thực sự là gay go, và cũng không còn bao nhiêu thời giờ để chàng tham chiến. Chỉ cần phía nhà nước Hà Nội câu giờ, kéo dài thời giờ thương lượng để chờ cho họ Cao về lại thành phố New Orleans, là kết thúc một chương võ hiệp của chàng Cao.
Thực tế, chiêu liên hoàn hồi mã thương này không phảỉ là chuyện làm cho vui. Phóng viên Bridget Johnson của báo The Hill nói rằng DB họ Cao sẽ giành những tuần cuối cùng ở Hạ Viện Hoa Kỳ để thúc đẩy trừng phạt chính phủ CSVN.
Họ Cao đã trình 2 dự luật vào ngày 18-11-2010. Cả 2 dự luật đều có những quả bom có sức công phá lớn, không chỉ làm mất uy tín nhà nước Hà Nội, mà còn làm thiệt hại cụ thể vì sẽ có cả phần trừng phạt tài chánh.
Dự luật đầu tiên tên gọi là The
Như thế, nhìn ở một khía cạnh khác, cũng tương đương như là tuyên chiến. Vì trước giờ Mỹ chỉ nói rất là gay gắt về nhân quyền VN, và chỉ trích rất là dữ dội về tình hình các vi phạm nhân quyền tại VN. Nhưng làm cụ thể thì Mỹ không chịu làm bao nhiêu, mà chủ yếu là bắn đại pháo từ ngàn dặm xa để nhắn nhủ rằng Mỹ không quên chuyện nhân quyền VN.
Nhưng chủ yếu là phía chính phủ Mỹ lại lăng ba vi bộ: cương nhu phối triển, không ai biết đâu là hư chiêu, đâu là thực chiêu.
Thí dụ, Ngoạị Trưởng Hillary Clinton tới Hà Nội ngày 29-10-2010, để dự Thượng Đỉnh Đông Nam Á mở rộng. Trong chuyến thăm này, bà Hillary Clinton than phiền về nhân quyền VN. Công khai, tất nhiên.
Nhưng chỉ hai tuần sau, cựu Tổng Thống Bill Clinton tới Hà Nội vào ngày 14-11-2010, họp với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nói chuyện với 600 sinh viên tại Đại Học Ngoạị Thương Hà Nội, và tuyên bố rằng năm 2010 ghi dấu 15 năm quan hệ Việt-Mỹ, ghi dấu 10 năm Thương Ước Song Phương, và ghi dấu 5 năm thành lập hội Clinton Foundation in Vietnam.
Ông Clinton lúc đó cũng nói rằng Việt
Đây quả nhiên là độc chiêu của chính phủ Mỹ: đó là trận Song Kiếm Loạn Giang Hồ, không ai biết đâu là hư với thực. Chúng ta nên nghe bà Clinton , hay nên nghe ông Clinton ? Bà Clinton khiển trách Hà Nội, và hai tuần sau ông Clinton tới hứa sẽ kết thân hơn... Có thể thấy rõ, nhiều chiến lược gia Mỹ đã nói trước rồi, Mỹ mà làm không khéo là Trung Quốc sẽ hưởng lợi.
Còn một điểm nữa, có thể đoán, rằng Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa) và TNS John Kerry (Dân Chủ) sẽ theo nếp cũ, nghĩa là kết thân với VN là ưu tiên. Thậm chí tới như Thượng Nghị Sĩ James Webb (Dân Chủ - Virginia), người có vợ là một phụ nữ gốc Việt và từng nhiều năm gắn bó với cộng đồng Việt, cũng từng kêu gọi Mỹ phải lập quan hệ với Miến Điện, gỡ các rào ngoạị giao với Miến Điện, vì bao vây như thế sẽ chỉ đẩy Miến Điện vào ảnh hưởng Trung Quốc.
Nếu đã muốn kết thân với Miến Điện, tất không thể nào trừng phạt Việt
Nhưng Dân Biểu họ Cao nóng lòng thì ai cũng biết: chỉ vài tuần nữa là ông phảỉ rời chức vụ Dân Biểu, và bản thân ông là một giáó dân Công Giáo, lạị nguyên là tu sĩ rời chủng viện, thế nên nếu không làm một cú đà đao thì kể như sẽ chết theo hình ảnh Nguyễn Thanh Sơn quàng vai thân tình (May mắn, nhà nước Hà Nội chưa xài tới Photoshop để thay hình ông Sơn quàng vai bằng hình một giai nhân Bông Hồng Đỏ ôm chàng họ Cao say đắm).
Dự luật thứ nhì họ Cao trình ra có tên là The Vietnam Human Rights Sanctions Act, sẽ trừng phạt tài chánh, và bác bỏ visa vào Mỹ đối với các cán bộ CSVN trong danh sách hung thần nhân quyền. Như thế là ra cú đá song phi: dự luật thứ nhất, là bơm tiền để thúc đẩy dân chủ VN (bơm tiền cho ai cũng là một vấn đề, vì coi chừng bơm tiền cho dân chủ cuội lại hỏng); thứ nhì, là trừng phạt (nhưng phạt ai cũng là một vấn đề, xin đề nghị trước tiên là nên phạt Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, vì cú quàng vai quá độc hại, đúng kiểu đồng tính luyến ái tỏ tình -- quả nhiên là chiêu dùng khổ nhục kế để ném phi tiêu, vì vai của họ Cao toàn xương xẩu không, làm sao mà bằng vai của các cô chân dài được).
Dự luật trừng phạt được đồng bảo trợ bởi DB Ileana Ros-Lehtinen (Cộng Hòa –
Một dự luật kèm theo cũng cùng lúc trình ở Thượng Viện bởi các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Sam Brownback (
DB Cao Quang Ánh nhìn nhận rằng nỗ lực của ông sẽ đầy gian nan, “cực kỳ khó khăn,” khi nói với báo The Hill.
Dù vậy, ông nói là sau khi rời Hạ Viện, ông sẽ “tiếp tục làm việc xuyên qua các dân cử khác” để thúc đẩy dự luật thông qua, kể tên các ông Wolf, Smith và Royce như các dân cử “lớn tiếng bênh vực cho nhân quyền Việt Nam” và sẽ tiếp tục thúc đẩy dự luật này thay mặt ông.
Điều để suy nghĩ, trong các dân biểu và thượng nghị sĩ bảo trợ các dự luật trên, tất cả đều là Đảng Cộng Hòa, chỉ duy DB Loretta Sanchez thuộc Đảng Dân Chủ. Như thế, có phải Cộng Hòa sẽ làm khó cho chính phủ Dân Chủ của TT Obama? Có phảỉ Cộng Hòa muốn màn song kiếm hợp bích của ông bà
Nhưng người ta không tin là trên Thượng Viện sẽ chấp thuận dự luật về nhân quyền VN, dù có viết bằng ngôn từ dịu dàng cách nào đi nữa. May ra, dưới Hạ Viện có thể chấp thuận.Dù vậy, cũng cần nhìn tới khía cạnh khác: Dân Biểu Cao Quang Ánh chỉ nhắc tên ông Wolf, Smith và Royce (3 ông Cộng Hòa) như là người sẽ thúc đẩy dự luật sau khi ông họ Cao về vườn, mà không nhắc gì tới tên bà Loretta Sanchez (Dân Chủ). Không phải đơn giản là quên tên bà Sanchez, hẳn là có thâm ý.
Hãy nhớ rằng, trong nhiều tháng trước cuộc bầu cử 2-11-2010, các dân cử Cộng Hòa Cao Quang Ánh, Ed Royce, Chris Smith tổ chức nhiều buổi họp báo, điều trần về chuyện giáó xứ Cồn Dầu bị công an Đà Nẵng đàn áp, đưa các giaó dân Cồn Dầu đàò thoát ra gặp báo chí Mỹ... mà không ai nhìn thấy có bà Loretta Sanchez trong các buổi đó.
Hiển nhiên, không phải bà Sanchez không muốn dính vào hồ sơ Cồn Dầu, mà có vẻ như các DB Cộng Hòa đã độc chiếm hồ sơ này, không muốn bà Sanchez dính vào, vì lúc đó họ đang ủng hộ ứng cử viên Cộng Hòa Trần Thái Văn ra tranh ghế của DB Dân Chủ Loretta Sanchez. Bởi vì, lúc đó mà họ Cao mời bà Sanchez vào họp báo chung vụ giáó xứ Cồn Dầu, thì sẽ mất lòng Cộng Hòa ở Quận Cam, và sẽ làm bà Sanchez thêm phiếu Mỹ gốc Việt, uổng công Cộng Hòa mai phục quanh ghế này từ 14 năm qua.
Hiển nhiên, không phải bà Sanchez không muốn dính vào hồ sơ Cồn Dầu, mà có vẻ như các DB Cộng Hòa đã độc chiếm hồ sơ này, không muốn bà Sanchez dính vào, vì lúc đó họ đang ủng hộ ứng cử viên Cộng Hòa Trần Thái Văn ra tranh ghế của DB Dân Chủ Loretta Sanchez. Bởi vì, lúc đó mà họ Cao mời bà Sanchez vào họp báo chung vụ giáó xứ Cồn Dầu, thì sẽ mất lòng Cộng Hòa ở Quận Cam, và sẽ làm bà Sanchez thêm phiếu Mỹ gốc Việt, uổng công Cộng Hòa mai phục quanh ghế này từ 14 năm qua.
Có thể nhìn thấy, tranh đấu cho nhân quyền VN thực ra cũng là chuyện phức tạp. Giả sử DB họ Cao trao hồ sơ nhân quyền cho bà Sanchez thực hiện giùm sau khi họ Cao về vườn, chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các ứng cử viên Cộng Hòa năm 2012 ra tranh ghế của bà Sanchez, nếu bà Sanchez được ghi công về mặt đấu tranh nhân quyền -- điều mà các nhà hoạt động Cộng Hòa liên tục nói rằng 14 năm qua bà Sanchez không làm gì cả, và là điều mà Mạng Lưới Nhân Quyền VN đã nhiều lần trong tháng 10-2010 nói rằng bà đã làm nhiều hơn mong đợi cho nhân quyền VN.
Thế nên, câu hỏi căn bản rằng, khi Đạị Sứ Lê Công Phụng gặp Dân Biểu Liên Bang Cao Quang Ánh vào Thứ Ba 30-11-2010 này, hai người sẽ nói chuyện gì cũng là điều khó đoán tận tường, vì hai bên đều ngổn ngang đầy tâm sự.
May ra, lúc đó nếu có nhân vật thứ ba xuất hiện, mới làm hai người nói chuyện dễ dàng hơn. Đó là, giả sử Đại Sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ cũng ngồi chung bàn, cố ý lắng nghe xem ông Phụng nói gì với ông Ánh. Lúc đó, ông Phụng và ông Ánh mới chịu nói tiếng Việt với nhau, thậm chí cũng sẽ ráng nói cả tiếng lóng giang hồ Sài Gòn nữa, cả cách nói lái, hay vừa nói vừa ca đủ thứ tân cổ giao duyên để mã hóa ngôn ngữ, mục đích để ông Đạị Sứ Trung Quốc dù có học tiếng Việt ở Đồ Sơn thì cũng không làm sao nghe lén nổi.
Nhân quyền, cực kỳ phức tạp. Cứ nhìn hai ông bà
------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment