VOA
Thứ Ba, 30 tháng 11 2010
Dân biểu sắp mãn nhiệm Cao Quang Ánh, dân biểu gốc Việt đầu tiên tại Quốc hội Hoa Kỳ, đang tận dụng những tuần lễ cuối cùng của mình tại Hạ viện để thúc đẩy các biện pháp chế tài vì điều mà ông gọi là những vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Theo tường trình của The Hill và NewsMax, ông Ánh đã đưa ra hai dự luật hôm 18/11, gồm Đạo luật Thúc đẩy Dân chủ ở Việt Nam 2010 (Vietnam Democracy Promotion Act of 2010) và Đạo luật Chế tài Việt Nam vì thành tích Nhân quyền (Vietnam Human Rights Sanctions Act).
Đạo luật Thúc đẩy Dân chủ ở ViệtNam gồm có các chương trình hỗ trợ tài chính cũng như các chương trình giáo dục và các tái định cư cho người tị nạn. Đạo luật này cũng áp đặt các điều kiện đối với các khoản viện trợ cho Hà Nội và đòi hỏi phải có các bản báo cáo thường niên.
Đạo luật Chế tài ViệtNam gồm các biện pháp chế tài về tài chính và từ chối thị thực đối với các giới chức Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Cũng theo The Hill, ông Ánh, người sẽ có cuộc gặp với đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 30/11, nói rằng chính quyền của ông Obama vẫn chưa trả lời ông về dự luật này, tuy nhiên ông cho rằng họ sẽ ủng hộ việc trừng phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền.
Trước đó, trong một thông cáo báo chí đưa ra hồi tháng 7, ông Cao Quang Ánh cho rằng Việt Nam đã thụt lùi về mặt nhân quyền kể từ khi gia nhập WTO năm 2007; do đó, thay vì xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn, Hoa Kỳ nên tiếp tục gây áp lực cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.
Ông Ánh cũng đã đề nghị đưa ViệtNam trở lại vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).
Ông Ánh, một đảng viên Cộng hòa, đã giành chiến thắng bất ngờ năm 2008 tạiNew Orleans sau khi một ứng viên thuộc đảng Dân chủ dính líu tới một vụ bê bối tham nhũng. Tuy nhiên, ông đã thất bại trong cuộc chạy đua tái tranh cử vào cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ hồi đầu tháng này.
Nguồn: The Hill, NewsMax
Theo tường trình của The Hill và NewsMax, ông Ánh đã đưa ra hai dự luật hôm 18/11, gồm Đạo luật Thúc đẩy Dân chủ ở Việt Nam 2010 (Vietnam Democracy Promotion Act of 2010) và Đạo luật Chế tài Việt Nam vì thành tích Nhân quyền (Vietnam Human Rights Sanctions Act).
Đạo luật Thúc đẩy Dân chủ ở Việt
Đạo luật Chế tài Việt
Cũng theo The Hill, ông Ánh, người sẽ có cuộc gặp với đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 30/11, nói rằng chính quyền của ông Obama vẫn chưa trả lời ông về dự luật này, tuy nhiên ông cho rằng họ sẽ ủng hộ việc trừng phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền.
Trước đó, trong một thông cáo báo chí đưa ra hồi tháng 7, ông Cao Quang Ánh cho rằng Việt Nam đã thụt lùi về mặt nhân quyền kể từ khi gia nhập WTO năm 2007; do đó, thay vì xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn, Hoa Kỳ nên tiếp tục gây áp lực cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.
Ông Ánh cũng đã đề nghị đưa Việt
Ông Ánh, một đảng viên Cộng hòa, đã giành chiến thắng bất ngờ năm 2008 tại
Nguồn: The Hill, NewsMax
-----------------------------
Mạch Sống
Monday, November 22 @ 21:26:27 EST
Trong nỗ lực cuối cùng trước khi rời nhiệm sở, DB Cao Quang Ánh, vị dân biểu liên bang Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên và độc nhất, đã đưa vào Hạ Viện hai dự thảo luật nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam: Đạo Luật Phát Huy Tự Do và Dân Chủ Việt Nam (HR 6432) và Đạo Luật Chế Tài Về Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam (HR 6433).
“Điều nhất thiết là chúng ta kêu gọi sự chú ý của công luận Hoa Kỳ đối với thành tích tồi tệ của Việt Nam về nhân quyền để tạo áp lực tức thì lên Hà Nội và buộc họ tôn trọng tự do và nhân phẩm của người Việt Nam”, DB Ánh nói.
Trong cả hai bản dự thảo luật, phần nhận định đều nhắc đến những diễn biến tiêu cực trong thời gian gần đây, kể cả sự bắt bớ hàng loạt các bloggers, các luật sư nhân quyền, và những nhà đấu tranh cho xã hội dân sự. Các cuộc đàn áp tôn giáo qua hình thức tịch thu đất đai, dùng “côn đồ”, bắt bớ, tra tấn... được đưa ra ánh sang. Vấn đề Cồn Dầu được đề cập đến một cách chi tiết. Tình trạng buôn lao động cũng được nhấn mạnh. Đây là những vấn đề mà DB Ánh đã quan tâm vận động, khi công khai khi âm thầm, trong thời gian hai năm tại chức.
Hai dự thảo luật này bắt nguồn từ dự thảo Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1969) mà Dân Biểu Christopher Smith đã đưa vào Hạ Viện ngày 2 tháng 4, 2009. Dự thảo luật này của DB Smith đã không được đưa ra biểu quyết.
HR 6432 có nội dung rất giống với HR 1969 với các điều khoản: cấp ngân sách cho các tổ chức phi chính phủ để phát huy tự do và dân chủ ở Việt Nam và để bảo vệ những nhà tranh đấu bị lâm nạn; tăng ngân sách cho Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do; đòi hỏi các chương trình trao đổi về giáo dục và văn hoá với Việt Nam phải bao gồm những người có tư tưởng dân chủ; mở lại một số chương trình tị nạn cho người Việt; và đòi hỏi Bộ Ngoại Giao thực hiện bản báo cáo thường niên về tình trạng tự do và dân chủ ở Việt Nam.
HR 6432 ngăn không cho chính phủ Hoa Kỳ tăng khoản viện trợ ngoài viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trừ khi Tổng Thống Hoa Kỳ xác định được rằng Việt Nam đã hoặc sẽ có những cải thiện đáng kể về tình trạng tự do và dân chủ.
Phần chế tài của HR 1969 được tách ra và đưa vào HR 6433. Đạo luật này ấn định các biện pháp chế tài đối với những cá nhân, đặc biệt là các giới chức chính quyền, đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Nếu trở thành luật thì Tổng Thống Hoa Kỳ hàng năm phải nộp cho Quốc Hội và công bố danh sách của những thủ phạm ấy. Các thủ phạm sẽ không được đặt chân vào Hoa Kỳ, dù là quá cảnh, hay xin quy chế di dân ở Hoa Kỳ. Cùng lúc, TNS Sam Brownback (Cộng Hoà - KS) đã đưa vào Thượng Viện bản dự luật cùng ngôn ngữ với HR 6433.
HR 6433 được mô phỏng theo Đạo Luật Chế Tài Về Vi Phạm Nhân Quyền Ở Iran, được DB Michael McMahon (Dân Chủ - NY) cùng với TNS John McCain (Cộng Hoà - AZ) đưa ra vào đầu năm nay.
Lý do DB Ánh đã tách HR 1969 làm hai vì DB Howard Berman (Dân Chủ - CA), Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ Viện, không chịu đưa đạo luật này ra biểu quyết.
Tại buổi họp ngày 3 tháng 12, 2009 với DB Ánh và phái đoàn vận động gồm Hoà Thượng Thích Nguyên Trí và Hoà Thượng Thích Vân Đàm cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, DB Berman cho biết là đồng ý với tinh thần của đạo luật HR 1969 của DB Smith nhưng thấy khó vượt qua sự chống đối từ nhiều uỷ ban liên hệ của Hạ Viện về điều khoản chế tài trong HR 1969.
Trước tình hình ấy, DB Ánh quyết định tách đạo luật HR 1969 ra thành hai, để điều khoản chế tài không ảnh hưởng phần còn lại.
“Vận động cho cả hai đạo luật được thông qua trong lúc này là điều cam go vì thời gian làm việc còn lại của Quốc Hội rất ngắn”, Ts. Thắng giải thích. “Tuy nhiên, dù kết quả ra sao thì qua cuộc vận động này phần lớn các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền và thiếu tự do ở Việt Nam hiện nay.”
Theo Ts. Thắng, đây là hành động rất đáng thán phục của vị dân biểu liên bang đầu tiên và độc nhất gốc Việt: “Ngay giây phút đầu khi vừa nhậm chức DB Ánh đã cùng với đồng viện đưa ra nghị quyết để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Vào giây phút cuối khi tại chức, Ông vẫn cố gắng tranh đấu cho dân chủ và tự do cho đồng bào ở Việt Nam .”
.
.
.
.
.
.
Thông Cáo Báo Chí
Dân Biểu Loretta SanchezĐịa Hạt Liên Bang 47th,
XIN PHỔ BIẾN GẤP Xin Liên Lạc: Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn
Ngày 23, Tháng 11, 2010 (714) 621-0102
Ngày 23, Tháng 11, 2010 (714) 621-0102
DÂN BIỂU LORETTA SANCHEZ VÀ LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI ĐỆ TRÌNH H.R. 6433, DỰ LUẬT VIETNAM HUMAN RIGHTS SANCTIONS ACT
Dự luật sẽ dùng biện pháp “sanction” để xử phạt các cá nhân có những hành vi đàn áp nhân quyền tại Việt Nam
WASHINGTON, D.C. – Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47), Đồng Chủ tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam Caucus cùng các Dân Biểu Anh “Joseph” Cao (R-LA), Iliana Ros-Lehtinen (R-FL), Frank Wolf (R-VA), Chris Smith (R-NJ) và Ed Royce (R-CA) vừa đệ trình H.R. 6433, Dự luật Vietnam Human Rights Sanctions Act. Trong cùng thời gian, các thượng nghị sĩ Sam Brownback (R-KS), John Cornyn (R-TX), và Richard Burr (R-NC) cũng đã đệ trình một dự luật tương tự.
Dự luật Vietnam Human Rights Sanctions sẽ áp đặt biện pháp “sanction” để trừng phạt các cá nhân và đồng phạm có những hành vi đàn áp nhân quyền đối với người dân Việt Nam và gia đình của họ. Những kẻ không tôn trọng nhân quyền sẽ bị xử phạt qua nhiều biện pháp như sẽ không được cấp visa vào Hoa Kỳ hoặc tham gia các giao dịch tài chính hoặc tài sản ở Mỹ và hàng loạt hình phạt khác.
“Trong nhiều năm qua, Quốc Hội đã không ngừng bày tỏ mối quan ngại đối với sự việc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục xem thường quyền tự do dân sự và chính trị căn bản của người dân,” Dân Biểu Sanchez nói. “Những lời phát biểu này đã nâng cao sự nhận thức của công chúng về quá trình đàn áp nhân quyền nổi bật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam . Nhưng rất nhiều điều cần phải được thực hiện nếu chúng ta muốn nhà cầm quyền Việt Nam có những hành động cụ thể. Biện pháp cải thiện quyền tự do căn bản con người cần phải là một điều kiện để tiếp tục mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam – tôi tin rằng Dự luật Vietnam Human Rights Sanctions Act sẽ mang đến nhiều thay đổi tốt đẹp cho phong trào dân chủ tại Việt Nam.”
Trong một bản tuyên cáo chung của các dân biểu đồng bảo trợ cho biết: “Điều quan trọng là chính quyền Hoa Kỳ phải tiếp tục công khai lên án nhà cầm quyền Việt Nam về các vụ giam giữ và các hành vi bạo lực đi ngược lại lời cam kết tôn trọng nhân quyền quốc tế. Điều không may là nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng chiến dịch đàn áp người dân, đặc biệt là trong năm qua, đã chứng minh rằng những lời lên án công chúng không đủ – chúng ta cần có những hành động củ thể hơn. Dự luật, H.R. 6433 sẽ khắc phục tình trạng hung bạo này. Nhà cầm quyền Việt Nam cần phải hiểu rằng mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ không bình thường cho đến khi Việt Nam đảo ngược kỷ phương hướng đàn áp nhân quyền của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo áp lực đến Chính quyền Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam và sẽ không ngừng theo đuổi mục tiêu này.”
Dự luật Vietnam Human Rights Sanctions Act được đệ trình để phản đối việc vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam . Các cá nhân từng chỉ trích chế độ CSVN đều là mục tiêu bị quấy rối, tạm giam hoặc bị bắt. Các luật sư, nhà báo, blogger, nhà hoạt động dân chủ, nhà lãnh đạo công đoàn độc lập, nhà xuất bản độc lập, và dân tộc thiểu số và tôn giáo là các nạn nhân thường xuyên bị đe dọa và tấn công. Việt Nam cũng là một quốc gia khai thác vấn đề thương mại tình dục và bóc lột sức lao động. Vào năm 2010, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hạ cấp Việt Nam từ “Tier 2” xuống “Tier 2 Watch List” trong bản phúc trình lần thứ 10 về tệ nạn buôn người trên thế giới vì đã không có những chương trình hiệu quả trong việc chống và truy tố những kẻ buôn nguời và bảo vệ nạn nhân của tệ nạn buôn người.
Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez đại diện địa hạt 47, khu vực bao gồm thành phố Anaheim, Garden Grove, Santa Ana và Fullerton tại Quận Cam. Dân biểu Sanchez hiện là phó Chủ tịch Uỷ Ban An Ninh Quốc Nội; người nữ dân biểu giữ chức vụ cao nhất trong Uỷ Ban Quân Sự Hạ Viện; Chủ Tịch Tiểu ban Hạ viện chống khủng bố và mối đe dọa về an ninh không gian mạng; thành viên của Ủy Ban Kinh Tế Lưỡng Viện Quốc Hội xem xét các vấn đề liên quan đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Bà cũng là đồng sáng lập viên Nhóm Việt Nam Congressional Caucus.
.
.
.
No comments:
Post a Comment