Friday, November 26, 2010

CHỈ CÓ TRUNG QUỐC MỚI CÓ THỂ THUẦN HÓA ĐƯỢC BẮC HÀN (The Globe and Mail)


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
25.11.2010

Xu hướng của Bắc Hàn trong cuộc tấn công vô lý bằng quân sự chống lại Nam Hàn tương tự như những trò hề của một loại bắt nạt trong sân trường. Đe dọa và sử dụng vũ lực để buộc phải tuân phục hoặc tốt hơn nữa là để nhằm đạt được những lợi ích kinh tế từng hữu hiệu cho Bắc Hàn như trước đây. Chẳng nên ngạc nhiên gì khi thấy cuốn phim này một lần nữa, mặc dù đây là lần đầu tiên Bắc Hàn đã tấn công vào các mục tiêu trên đất liền kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Đó là một sự leo thang đáng báo động về tất cả các hành vi khiêu khích quá điển hình của Bắc Triều Tiên. Phương Tây đã đáp trả với những ngôn từ mạnh mẽ, trong khi Bình Nhưỡng cố ý dựa vào hỗ trợ thản nhiên của láng giềng Trung Quốc.

Cuộc tấn công vào hòn đảo Nam Hàn Yeonpyeong đã xảy đến trong náo động của các báo cáo từ Siegfried Hecker, cựu giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, rằng bước tiến của Bắc Hàn đến các vũ khí hạt nhân đang trong tình trạng tăng tốc. Các nỗ lực kiên trì của các nhà đàm phán sáu bên nhằm kềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn và thói quen không kém bất chính của họ trong việc bán nguyên liệu hạt nhân nhạy cảm hoặc các loại tương tự cho Iran và Myanmar, được chứng minh là vô ích.

Y hệt những kẻ ngỗ ngịch bắt nạt trong sân trường học, Bắc Hàn bỏ túi những phần thưởng từ các nỗ lực thương lượng nhưng cương quyết và công khai không chịu thay đổi hành vi của mình. Đàm phán không phải là thuốc giải độc cho sự xâm lăng trắng trợn.

Cho dù cuộc tấn công mới nhất có phải là một miếng mồi nhử khác, một chiến thuật "khiêu khích để được phần thưởng", hoặc một cách để hỗ trợ cho nhân vật vừa được chỉ định, ngoài nguyên nhân cha truyền con nối ra, vốn hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn kế để Bình Nhưỡng là không quan trọng. Quan trọng hơn chính là những gì mà những nước láng giềng của Bắc Hàn, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ hành động gì để kềm hãm và tạo áp lực cho những hạnh kiểm tốt hơn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có giới hạn nếu không muốn nói là đã có những phương cách kém hiệu quả để đối phó. Nam Hàn, vì là một nền kinh tế tiên tiến, dễ tổn thương với các cuộc tấn công lẻ tẻ. Bắc Hàn, với một nền kinh tế hầu như tê liệt và dân chúng bị sa lầy trong nghèo đói khốn khổ, chẳng có gì để mất. Miền Bắc thực có một quân đội hùng mạnh, là xương sống cho chế độ độc tài toàn trị của mình. Nhưng, nhìn vào những phản ứng khập khiễng trong những cuộc tấn công trước đây, họ đã có chút lo sợ đến một cuộc trả đũa bằng thù quân sự.

Không ai muốn chiến sự leo thang, nhưng cũng không ai muốn các hành vi vô lý của Bắc Hàn được khen thưởng, như họ đã từng hưởng được trong quá khứ. Ưu tiên từ rất lâu nay của Trung Quốc rõ ràng là muốn ngăn chặn sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên và tiềm năng của cơn lũ người tị nạn tràn vào Trung Quốc.

Các khiêu khích từ mối đe dọa của Bắc Hàn đưa đến sự mất ổn định ở vùng Đông Bắc Á và tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân trên quy mô toàn cầu cần phải được quan ngại hơn. Một mình Trung Quốc đã cung cấp, tạo điều kiện cho hầu như tất cả các loại hàng hoá nước ngoài cần thiết để duy trì một đời sống đạm bạc cho hầu hết người dân Bắc Hàn, cùng các thứ xa xỉ cho những kẻ cai trị. Nếu Trung Quốc thật sự muốn chứng minh rằng mình có thể đóng vai trò như là một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm, xứng đáng với sức mạnh kinh tế đang lên của mình, Trung Quốc cần làm nhiều hơn để đôn đốc những nước khác tái tham gia vào các cuộc thảo luận sáu bên với hai miền Triều Tiên cùng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Một sự lo lắng xuông sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều cho một vòng đàm phán lại không kết quả nữa.

Thay vì thế, Trung Quốc nên thực hành mối ảnh hưởng thực tế của mình để khắc phục những trò hề thất thường từ người hàng xóm của mình. Không hối lộ, không xu nịnh, không ngoại giao vòng vo tam quốc hơn nữa. Đã đến lúc phải thuần hóa những kẻ ngỗ ngịch bắt nạt người khác bằng loại đòn bẩy mà chỉ Trung Quốc mới có thể thực hiện được.
.
.
.

No comments:

Post a Comment