Saturday, October 30, 2010

ÔN GIA BẢO GÓP GIÓ DÂN CHỦ


Những cuộc kêu gọi cải cách chính trị đang được góp gió. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói cụ thể về chủ đề này trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 03 tháng 10. Hai tuần sau, các ấn bản châu Á của tạp chí Time đưa ảnh Ôn lên trang bìa và cho đi các đoạn trích trong cuộc phỏng vấn, khuấy động dư luận trong và ngoài nước.

Ông Ôn Gia Bảo nói rằng không có điều gì có thể cản đường, đứng giữa sự khao khát tự do dân chủ và nhân dân Trung Quốc. Ông cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách, mặc dù có sự kháng cự sôi nổi. “Tôi sẽ không chịu thua mặc dù những cơn giông ba bão tố, tôi sẽ không nhượng bước cho đến ngày cuối cùng của đời tôi”, ông Ôn tuyên bố.

Sự quyết tâm và cởi mở của ông Bảo đã mang lại nhiều hứng khởi. Đây là cuộc kêu gọi cải cách chính trị mạnh mẽ nhất trong chính phủ trung ương kể từ cuộc nói chuyện ở Thẩm Quyến vào tháng Tám. Ông cũng thảo luận về vấn đề này trong nhiều dịp khác trong năm nay, kể cả một buổi thuyết trình trong hội nghị hàng năm của Đại hội Quốc dân; tại một diễn đàn Liên Hiệp Quốc; trong một chuyến thăm Thẩm Quyến và Quốc khánh; ở một bữa ăn tối của ông khi tới Bắc Kinh.

Điều này nhấn mạnh nhận thức cấp bách của chính quyền trung ương. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, cũng là tổng thư ký của Đảng Cộng sản Trung ương, cũng đã phát biểu nhiều lần về nhu cầu cần thiết về chuyện cải tổ chính trị.
Chúng tôi cũng biểu đồng tình. Đây là chuyện cần thiết cũng như cấp bách và khả thi để thực hiện cải cách chính trị hiện nay, nếu không chúng ta sẽ bị nguy cơ đánh mất cơ hội.
Cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần và trong nhiều năm qua đã nói về tầm quan trọng việc nắm giữ một giai đoạn chiến lược quan trọng trong lịch sử để thúc đẩy phát triển kinh tế, họ phải nắm bắt thời kỳ quan trọng hiện nay đối với cải cách chính trị.
Những tiến bộ thực hiện trong cải cách kinh tế trong những năm qua, một mặt đã thuộc phần kỹ thuật. Một hệ thống chính trị đình trệ đã ngăn chặn những đột phá lớn, đồng thời cũng kềm giữ những bước tiến cải cách văn hóa và xã hội.
Một giá đắt đã phải trả cho sự thoái hóa, hiển nhiên qua nhiều trường hợp chính quyền địa phương dùng áp lực phá hủy tài sản tư nhân, sách nhiễu công dân – dân oan đang cố tìm cách khiếu kiện đệ lên nỗi bất bình với Bắc Kinh, hoặc chuyện tham nhũng giữa các quan chức chính phủ.
Những chuyện trên đây cùng những bất cập nổi cộm khác đã nói lên sự mâu thuẫn trong xã hội chúng ta ngày hôm nay. Chính quyền địa phương các cấp tiêu phí một lượng lớn ngân quỹ chỉ nhằm duy trì ổn định xã hội, tăng thêm gánh nặng siêu thuế cho người dân. Tệ hơn nữa, các vấn đề xã hội làm gia tăng mối căng thẳng giữa chính phủ và nhân dân, làm một số dân tình mất niềm tin vào đất nước của họ. Chúng cũng làm lem luốc hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài.
Bất kể các điều này, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay đã đủ trưởng thành, để chuẩn bị một giai đoạn cải cách ôn hòa và bền vững.

Phát triển kinh tế mạnh mẽ trong vòng 30 năm qua đã đặt nền móng vật chất cần thiết. Trung Quốc cũng được hưởng một “lợi tức nhân khẩu học,” và do đó có thể đủ khả năng để nuôi dưỡng một môi trường xã hội và kinh tế tương đối thoải mái, thuận lợi cho cải cách chính trị. Ngoài ra, một khuôn phép pháp lý cơ bản đang có sẵn, trong khi xã hội dân sự tiếp tục phát triển.
Vì vậy, một đà tiến triển cho cải cách chính trị đang được xây dựng. Nhiều người từ các quan chức cấp thấp quen thuộc với các khó khăn của dân cho đến các quan chức cao cấp với tầm nhìn bao quát có những ý tưởng rõ ràng về các bước cải cách. Những nhà lãnh đạo kinh doanh, học giả và công chúng đang chờ những thay đổi với sự háo hức. Bây giờ đúng là thời cơ để nắm bắt cơ hội. Nền tảng cho một giai đoạn lâu dài và yên bình, sẽ được bắt móng nếu các phong trào cải cách bao gồm những mục tiêu dài hạn hay tức thì có thể được thực hiện một cách ổn định và minh bạch. Nếu chúng ta đợi cho đến khi nền kinh tế chậm lại, hoặc dân số già đi, hoặc những người không còn chịu đựng được sự phân phối của cải không công bằng, phí tổn cải cách sẽ tốn kém quá độ.

Cải cách chính trị đã có nhiều chất liệu, với nền dân chủ nằm ở cốt lõi. Bất kỳ một cải cách nào phải có một kế hoạch chi tiết cho một hệ thống chính trị mới bao gồm các cuộc bầu cử dân chủ, một tiến trình biểu quyết dân chủ, một thể thức hành chánh dân chủ và giám sát công cộng.
Thiết lập nền dân chủ có nghĩa là giải phóng tư duy và nhận giá trị phổ quát đã được đeo đuổi trong quá trình lịch sử lâu dài của nhân loại, cũng như công nhận những thành quả của nền văn minh là kết quả của sự hợp tác.
Trong cải cách, chúng ta không nên có những định chế hay áp đặt những hạn chế chủ bại. Trung Quốc đã thành lập một hệ thống kinh tế thị trường cơ bản chỉ bằng cách thực hiện một cuộc cải cách kéo dài hơn 30 năm. Thật vậy, quá trình xây dựng một nền dân chủ sẽ khó khăn. Những người trong các vị trí có trách nhiệm ở Trung Quốc phải trung thực, thừa nhận sự hủ lậu của hệ thống hiện hành và phải bắt đầu lại từ đầu.

Ông Ôn Gia Bảo trong nhiều năm đã chia sẻ ý tưởng cải cách chính trị của mình. Ông nhấn mạnh rằng “bất kỳ một tổ chức, đảng phái, hoặc cá nhân nào cũng không có quyền nằm trên hiến pháp và pháp luật, phải coi hiến pháp như là tiêu chuẩn cơ bản trong mọi động thái.”
Ông cũng cho biết: “… Không những chúng ta nên cho mọi người quyền tự do phát biểu mà quan trọng hơn nữa, chúng ta nên tạo cơ hội cho họ chỉ trích công việc của chính phủ.”

Các phạm trù tự do và bảo đảm của pháp lý sẽ cung cấp điểm khởi đầu cho cuộc cải cách chính trị. Và bây giờ, những ý tưởng này cần được phổ biến sâu rộng trên toàn quốc để thúc đẩy cải cách có thể mở rộng vượt ra ngoài những ý tưởng chủ đạo của nhà nước, dẫn đến sự đồng thuận của công chúng.

Năm tới sẽ đánh dấu kỷ niệm thứ 100 của nước cộng hòa Trung Quốc, một nền cộng hòa đầu tiên ở châu Á. Dân Trung hoa đã bị đau khổ khủng khiếp trong thế kỷ qua. Vậy mà chúng ta vẫn còn khó nhọc tìm kiếm các khái niệm về dân chủ – một yếu tố tự nhiên trong bất kỳ nền cộng hòa nào.
Cạnh tranh quẳng các hệ phái chính trị tranh chấp với nhau một cách không nhân nhượng, nhưng công bằng. Chỉ các quốc gia với hệ thống chính trị và kinh tế tiên tiến sẽ tồn tại và tận hưởng một tương lai tươi sáng.
Ý kiến công chúng hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết. Mọi người nghe ngóng cũng như xem các chính trị gia xử lý như thế nào. Người ta không chỉ mong đợi sự tiến bộ tổng quát trong các hệ thống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhưng họ cần có những đột phá trong các vấn đề cải cách then chốt.

Những ý tưởng chính trị của ông Bảo không những cần sự chú ý của chúng tôi nhưng chỉ cho chúng ta bước tiến về phía trước. “Hãy để mọi người sống một cuộc sống hạnh phúc với nhân phẩm và ý thức về an ninh,” ông tuyên bố. “Chúng ta hãy cùng xây dựng một cộng đồng có công lý để mọi người còn tin tưởng về tương lai.”
.
.
.

No comments:

Post a Comment