Friday, October 29, 2010

KÝ SỰ ÁN SỬ CỒN DẦU

29.10.2010

VRNs (29.10.2010) - Đà Nẵng - Ngày 27 tháng 10 năm 2010, sáng sớm mưa như trút nước, khu phố Ông Ích Đường trở nên nhộn nhạo khác thường so với mọi ngày. Khu phố này hôm nay chứng kiến một phiên tòa ô nhục của nhà cầm quyền cộng sản Đà Nẵng áp chế cho sáu giáo dân thuộc Giáo xứ Cồn Dầu.

Tôi đến Cồn Dầu hiệp thông cùng với anh chị em đang là nạn nhân của phiên xử mà theo như một luật sư có tiếng tăm khẳng định đó là một phiên tòa trái pháp luật. Cũng như hàng triệu trái tim đang thổn thức với nỗi đau mà sáu giáo dân Cồn Dầu gánh chịu, tôi đến và tôi đã thấy. Trời Đà Nẵng mưa như trút nước, mưa từ đêm hôm trước, lấm lét bẩn thỉu như càng khoét sâu hơn trong nỗi đau và bất công mà sáu nạn nhân đang phải nếm trải, hay có thể đó là nước mắt khóc thương cho những quan tòa? Mưa, mưa rất lớn, ào áo, xối xả từng cơn cho tới tầm lưng buổi sáng.

Ngay ngã tư, đầu phố Ông Ích Đường, số 40, địa điểm tòa xử được định. Đó là tổ hợp nhà văn hóa, một số cơ quan đoàn thể của quận Cẩm Lệ, nó khá rộng. Trong khu này có 4 dãy nhà xếp theo hình chữ U đều chỉ có 2 tầng, phòng hội trường nằm mạn góc phía tay phải là nơi xử giáo dân. Phía bên ngoài khu vực này, nằm sát cạnh là doanh trại quân đội nhân dân, đối diện là trụ sở công quyền quận ủy Cẩm Lệ. Từ phía ngã tư, từng lớp công an có sắc phục màu vàng, màu xanh đứng chốt chặn, có nhiều chiếc xe phân khối lớn được điều khiển do những người mặc bộ đồ màu xám, màu đen thuộc đội cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động. Trước, trong và sau khi phiên tòa diễn ra phía trong, những đội hình này lượn lờ như cá cảnh với tiếng còi hụ của những chiếc xe mô tô, ô tô biển xanh. Nhiều người mặc sắc phục quân đội đeo băng ghi là “kiểm soát quân sự” cũng có mặt.

Trước khi bước vào giờ xét xử, mọi người được nghe nội quy khi bước vào phiên tòa, hình như có 9 hay 10 điều gì đó, nói chung là cấm chỉ, và phải tuyệt đối nghe theo lời của quan tòa. Trong tiếng mưa ào ào nhưng mọi người nghe rất rõ vì giọng đọc rất to, mặc dù tiếng Quảng Nam – Đà Nẵng hơi khó nghe cái nội quy khi tham dự phiên tòa. Đặc biệt đến thông báo về quyền của các bị cáo, người đọc gióng lên rất lớn cái câu “Bị cáo có quyền được thuê hoặc không thuê luật sư để bào chữa cho mình”. Nghe vậy thấy vui vui nhưng nghĩ lại thì cái giọng nói qua loa được phát ra từ trong tòa án thay mặt đại diện cho pháp luật nhà nước đang lừa dối nhân dân một cách trắng trợn. Các bị cáo đã thuê Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đứng ra bào chữa nhưng đâu có được chấp nhận. Như vậy tòa án lừa dối các bị cáo, lừa dối nhân dân trắng trợn quá!

Đây là một phiên tòa “mở”, có nghĩa là công khai, nhưng nó không có công lý. Mọi người đều được vào, thân nhân của các nạn nhân, giáo dân, người dân khắp mọi nơi, ước tính có đến khoảng hơn một nghìn người nhưng phân nửa là công an, nhà báo, truyền hình của nhà nước. Ngay cổng vào, có khoảng hơn mười công an đứng chốt ở một lối đi khá nhỏ mà thường gọi là cổng phụ. Trong căn phòng bảo vệ nho nhỏ, có đến hàng chục người mang sắc phục và thường phục, một anh khoảng độ trên dưới 30 tuổi cầm chiếc máy camera du lịch chỉa thẳng vào bất cứ ai đi qua cổng để vào phía trong sân.

Phòng hội trường chứa khoảng được gần 100 người, còn lại mọi người phải đứng ngoài sân dưới trời mưa nghe quan tòa xử án “qua loa”. Trong khi đó, các dãy nhà hai tầng là nơi lý tưởng cho các máy quay phô diễn, dễ đến hàng chục máy quay được hoạt động hết công suất đủ để lia khắp mọi không gian, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của mọi người, có lẽ ghi lại được từng khoảng khắc nhăn mặt của người dân nào đó mỗi khi nghe bà thẩm phán cáo buộc và không cho bị cáo lên tiếng.

Không vào được bên trong đành ngồi ngoài nghe xử qua loa. Nhận thấy các nạn nhân trả lời và phản bác lại các câu hỏi mang tính áp đặt của bà thẩm phán Tán Thị Thu Dung một cách mạnh mẽ. Họ rất vững vàng bẻ lại cáo buộc của tòa, họ phản cung và trả lời không đồng ý nhiều hơn là có. Bà Dung không cho các bị cáo được trình bày, chỉ được cho phép các bị cáo trả lời có hoặc không với các cáo buộc trong cáo trạng đã ghi. Đặc biệt là anh Minh và anh Liêm, hai nạn nhân này phản cung và muốn trình bày đầu đuôi nhưng lại bị bà thẩm phán không cho nói. Bà thẩm phán liên tục bắt bí, dọa nạt, lớn tiếng với các bị cáo ép họ nhận tội. Phiên tòa diễn ra với chiều hướng hết sức bất lợi cho các nạn nhân về điều kiện, hoàn cảnh.
Sáu nạn nhân là bị cáo cũng có luật sự thuộc đoàn luật sự Đà Nẵng. Không phải luật sư được các nạn nhân thuê bào chữa.
Hỏi han câu chuyện trong phiên tòa, hỏi vài người thỉnh thoảng lại gặp “được” công an mặc thường phục. Tôi hỏi họ là anh biết phiên tòa này ai chủ tọa không ạ?
- Hình như bà Dung. Anh đó trả lời
- Anh có biết họ tên đầy đủ của bà đó không? Tôi lại hỏi
- Nghe giới thiệu mà anh không biết à?
- Tôi cũng không nắm rõ lắm, anh là nhà báo à?
- Tôi là công an được cử đến để bảo vệ và ngăn chặn, theo dõi xem có người nào chống đối không. Anh đó nói như gặp được “đồng chí”.
Qua câu chuyện với  một số người có mặt trong phiên tòa, câu chuyện qua lại thì biết thêm một điều hết sức bất ngờ. Một đoàn giáo dân từ Hà Nội khoảng 10 người có mặt tại phiên tòa hiệp thông cùng với các nạn nhân. Không chỉ có giáo dân Hà Nội, còn có một nhóm nhỏ giáo dân Huế cũng đến. Thật là một điều hết sức bất ngờ và xúc động. Bà Phương giáo dân Hà Nội nói “chúng tôi đến đây để hiệp thông chia sẻ với anh chị em giáo dân Cồn Dầu, nhất là các nạn nhân hôm nay đang phải ra tòa án bất công. Tòa án Đà Nẵng đang xử ép giáo dân, chúng tôi chỉ biết hiệp thông trong lời cầu nguyện”.

Giáo dân Cồn Dầu đến hiệp thông với 6 nạn nhân khá đông, nhưng họ rất kín đáo. Một cô trung tuổi nói với tôi khi biết tôi là người Công giáo “chúng tôi thấy buồn lắm, không có được cuộc sống của một người bình thường, không có tội thì họ ép cho có tội. Những nhân chứng đưa ra tòa hôm nay đều bị dọa nạt, buộc phải khai báo không trung thực. Nghe bà thẩm phán ép cung ngay trên công đường để buộc tội chúng tôi thì anh biết đó. Giáo dân chúng tôi đến để theo dõi và cầu nguyện thôi, chứ cũng chẳng trong mong điều gì từ phiên tòa này đâu. Chỉ có giáo dân chứ chả có linh mục nào đến cả, buồn lắm…”

Một ngày trật trồi với những cáo buộc của công an, viện kiểm sát, tòa án, cuối cùng thì án cũng đã định: Ông Minh bị 12 tháng án tù giam, bà Nhẫn 9 tháng án tù giam. Ông Liêm 12 tháng án treo, còn lại ba người đều bị 9 tháng án treo. Trời tiếp tục đổ mưa như xối xả. Theo các nạn nhân, thân nhân, cũng như mọi người tham dự phiên tòa cho rằng đây là một “Án sử" Cồn Dầu ngày 27/10/2010 kết thúc trong sự bất công, xử ép.

(Những người tham dự phiên tòa cho biết: Nhà cầm quyền chỉ cho các phóng viên của họ quay phim chụp ảnh thôi. Ngay cả ngoài sân, công an sắc phục, nhất là thường phục, cũng theo dõi chặt chẽ người dân, ai đưa máy ảnh hay điện thoại lên là họ chạy tới giựt liền. Rất khó để chụp nếu không có lòng can đảm. Vì thế, những tấm ảnh dưới đây chất lượng không được tốt như mong muốn.)

Bên ngoài tòa án trước giờ xử
Các "ông chủ" đứng để nghe xử "qua loa"
Sáng hôm ấy trời mưa như trút nước
Những người đi tham dự phiên tòa
Các góc đường công an dày đặc!
Công an chìm trà trộn lẫn trong dân

------------------------------

28/10/10 7:24 AM

VRNs (28.10.2010) - Đức Quốc - Ép giáo dân gây rối trật tự công cộng là sai, vì ngay tại nghĩa trang, là khu đồng, không có dân cư, nên chẳng gây rối loạn ai, cái gì cả. Việc đưa cảnh sát cơ động đến đám tang là đàn áp, trấn áp và tàn ác, chứ không phải thi hành công vụ.
Trên đây là ý kiến của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phóng viên Trâm Oanh, cộng tác viên VRNs tối ngày 27/10/2010, ngay sau khi bản án bất công do Tòa án quận Cẩm Lệ đè lên đầu sáu giáo dân Cồn Dầu.
.
.
.
Hà Long
29.10.2010

VRNs (29.10.2010) - (27/10/2010) Một câu hỏi của vị chánh án vô lương tri ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ - tạm gọi là không còn trái tim của con người: “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ Người đọc không hình dung ra được vị chánh án diện mạo ra sao, nhưng câu hỏi trên đã cho thấy tình nghĩa xóm làng đùm bọc lẫn nhau và nghĩa tử là nghĩa tận đã bị bào mòn đến tận cùng trong tâm thức của người cộng sản Việt Nam.

Ngược lại trong ngày hôm qua, thứ ba, 26/10/2010 toàn quốc đọc được thư của gia đình tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi lời cảm ơn sau lễ tang phu nhân tổng bí thư. Toàn văn lời cám ơn ghi như sau theo TTXVN: Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể Trung ương và địa phương, Ban Tổ chức lễ tang, các cơ quan ngoại giao và bạn bè quốc tế, họ hàng nội ngoại cùng thân bằng cố hữu đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ truy điệu và tiễn đưa người thân chúng tôi là bà Lý Thị Bang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh ngày 7/12/1942, mất ngày 24/10/2010, hưởng thọ 69 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình xin được lượng thứ. Thay mặt gia đình. (Chồng: Nông Đức Mạnh)

Câu hỏi “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ của vị chánh án ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ bây giờ được đặt ra cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh: “Tại sao không phải thân nhân của bà Lý Thị Bang mà tất cả cá nhân và đoàn thể đến dự lễ truy điệu và tiễn đưa được gia đình tang gia nhận được lời cám ơn trang trọng như thế?“

Cùng một việc tham dự tiễn đưa và chôn một người chết: một bên thành tội đồ, một bên thành công ơn.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) hôm thứ ba, 26/10/2010 kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton lên tiếng về vụ Cồn Dầu khi bà đến Hà Nội vào cuối tuần này.
Ông Leonard Leo, Chủ tịch của USCIRF cho biết: “Chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Clinton nêu vấn đề với Việt Nam, vừa công khai vừa riêng tư, về vụ Cồn Dầu và đưa ra tuyên bố công khai lên án việc các cộng đồng tôn giáo Việt Nam tiếp tục đối mặt với bạo động và đối xử thô bạo.”

Cùng ngày 26/10/2010, các Dân Biểu Christopher Smith, Frank Wolf và Cao Quang Ánh kêu gọi trực tiếp chủ tịch Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng can thiệp để tránh gây khó khăn cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
"Quốc Hội Hoa Kỳ đã thu thập rất nhiều báo cáo đáng tin cậy từ những giáo dân Cồn Dầu phải đối đầu với bạo lực, bắt bớ, và hăm dọa của công an bởi vì chính quyền địa phương muốn xây dựng một khu du lịch sinh thái. Thêm nữa, một giáo dân đã bị thiệt mạng sau khi bị công an tra tấn đánh đập nhiều lần, và hai phụ nữ đã bị sẩy thai. Trong khi quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt-Mỹ trên đà gia tăng, chúng tôi thiết nghĩ rằng sự tiến triển ấy không thể nào được biện minh bằng những hành động đàn áp như trên.“
Cuối thư các Dân Biểu Hoa Kỳ tiếp tục cảnh báo chính quyền Việt Nam về đàn áp nhân quyền:
"Chúng tôi vẫn tin tưởng vào một quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt-Mỹ, nhưng, chúng tôi và nhiều vị đồng viện trong trong Quốc Hội vẫn chủ trương rằng vấn đề nhân quyền là một quan tâm hàng đầu trong chính sách của Hoa Kỳ và là điểm trọng yếu trong quan hệ song phương giữa hai nước.“

Không ai tin được trong thế kỷ 21 có một vị chánh án Việt Nam vô lương tri đến thế!

Hà Long
(Bài do tác giả gửi cho VRNs)
.
.
.

No comments:

Post a Comment