Saturday, October 2, 2010

HÀNG TỶ "TIỀN BẨN" TỪ CH CZECH ĐƯỢC XÁCH TAY VỀ VIỆT NAM

Roman Krištof
David Nguyen biên dịch
01-10-2010 18:08

Báo chí Séc thích đưa tin kiểu giật gân. Đề tài về người Việt thường là nóng bỏng. Xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết về "góc tối" của một số người trong cộng đồng Việt. Mức độ chính xác của thông tin là một câu hỏi nhưng cũng đáng để ta suy ngẫm. Cho đến nay, chưa có phản ứng nào của các cơ quan chức trách Việt Nam về thông tin này...
Nhật báo Lidové noviny số ra ngày 01/10/2010 trong cái mà phóng viên báo này gọi là “phanh phui phần nào“ hoạt động của thế giới ngầm Việt Nam tại CH Séc, chạy dòng tít lớn “Hàng tỉ tiền bẩn từ Séc về Việt Nam trong những chiếc vali“.
Điều gì đã xảy ra sau thời kỳ những cơn mưa vàng, như cách gọi của người Việt Nam về thời gian bắt đầu buôn bán của mình trong những năm chín mươi? Và từ đâu đã mọc lên những hoạt động tội phạm liên quan tới cộng đồng Việt Nam hiện nay?

 Sau năm 1989 bắt đầu hình thành những chợ trời khổng lồ, trở thành thế giới cho chính mình. Hoạt động của nó ngay từ đầu đã dựa vào các nhóm tổ chức giải quyết “dich vu hai quan“ (nguyên văn bằng tiếng Việt trong bài viết. ND), tạm dịch nghĩa là “dịch vụ giải quyết thuế“. Nhóm này nặn ra hoá đơn giả cho số hàng hoá nhập khẩu từ châu Á. Những hoá đơn này đánh thấp giá trị hàng hoá tới 90% so với giá trị thực. Qua đó phản ánh mức thuế xuất hải quan tối thiểu.
 Với “dịch vụ hải quan“ doanh nhân Việt Nam đặt contener hàng hoá, “dịch vụ“ sẽ cung cấp và chuyển hàng “đã đóng thuế“ tới những khu chợ khổng lồ, nơi xuống hàng và phân phối đi khắp Liên minh châu Âu. Thực tế là nguồn gốc của nó không thể tìm thấy được. Hoá đơn được ghi cho những công ty ảo (đại đa số là s.r.o.- trách nhiệm hữu hạn), mà chủ sở hữu của nó thường không ở CH Séc.
 Tại CH Séc hiện nay vẫn còn hoạt động hàng chục các “dịch vụ“ (nhóm có tổ chức) này, cũng cung cấp dịch vụ cho cả thương doanh Trung Quốc ở nước ta và cả các quốc gia láng giềng.
 Nền kinh tế của kiều dân Việt Nam hầu như hoàn toàn hoạt động bằng tiền mặt. Khối lượng tiền chuyển hàng năm từ Cộng hoà Séc về Việt Nam ước tính khoảng sáu tỉ korun (là mức bình quân của những năm 2005-2007). Công khai chính thức.Trong đó tính cả thu nhập của những người Việt Nam bán lẻ và công nhân, gửi tiền của mình về cho gia đình qua họ hàng hay trong trường hợp cấp thiết thông qua hãng Western Union.
 Năm tỉ korun khác bay về Việt Nam bằng nhiều luồng không chính thức- là lợi nhuận từ các hoạt động phi pháp và không nộp thuế. “Nhiều lần chúng tôi đã giữ cửu vạn với vali, trong đó đựng hàng chục triệu korun. Chủ yếu tại sân bay. Ví dụ chúng tôi mật báo cho phía Đức, và họ giữ cửu vạn lại tại Frankfurt và sau đó chúng tôi tranh cãi nhau, xem ai là người được số tiền thu được ấy,“ cựu sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm Hynek Vlas nhớ lại.

Cơn mưa vàng đã hết  
Những chợ nằm dọc đường biên giới Séc dần quạnh quẽ. Những người bán hàng Việt Nam bỏ quầy và chuyển vào các cửa hiệu trong nội địa, mở tiệm ăn, salon thẩm mỹ, làm móng tay, tiệm cắt tóc, hiệu tạp hoá. Sau hai chục năm, từ những người bán hàng lều chõng đã trở thành tầng lớp thương gia giầu có. Đồng thời, trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, nhiều khi thì được gọi là khủng hoảng tài chính, khi thì kinh tế, từ làn sóng người Việt di trú cuối cùng hình thành tầng lớp mà ngày xưa gọi là giai cấp vô sản làm thuê.

Miền đất hứa
Đạo diễn Martin Ryšavý hồi tháng sáu năm nay nhận được giải thưởng Pavel Koutecký cho bộ phim tài liệu Miền đất hứa, miêu tả về tình cảnh tuyệt vọng của những công nhân Việt Nam trong làn sóng di trú cuối cùng. Họ bị những kẻ môi giới lôi kéo bởi mức thu nhập không tưởng và trở thành mục tiêu bóc lột sức lao động qua những ca làm việc vô tận trên dây chuyền lắp ráp, hay tồi tệ hơn, trong những xưởng sản xuất thuốc lá giả bất hợp pháp và vườn trồng cần sa.
 Cho đến khi Đại sứ quán Séc nhận được lệnh hạn chế cấp thị thực vào năm 2008, mỗi ngày trung bình có hàng chục người Việt Nam đến Séc. Làn sóng di trú cuối cùng (khoảng từ năm 1998), mà bộ phim của Ryšavý nói đến, đạt tới con số hai chục nghìn người sẵn sàng lao động cật lực. Mỗi người trong số họ ở quê nhà nợ môi giới trung bình mười hai nghìn đôm, từ số ấy khoảng ba nghìn để chi- đủ các thứ lệ phí và giấy phép- vào tài khoản nhà nước Việt Nam, tất cả các chuyên gia về di trú  thống nhất như vậy. Và món tiền này (không chỉ) với những người nông dân nghèo trông vào ruộng luá, là rất lớn. Nợ nần của những nông nô mới đến này nằm trong cơ cấu kinh doanh di trú Việt Nam, mà lãi ròng của nó cho mỗi đầu người chỉ cần đến được CH Séc đã là khoảng mười nghìn Mỹ kim.
“Đây là tội phạm do nhà nước tổ chức, cách giải quyết nằm ở phía Việt Nam. Nhưng họ không có nhu cầu sửa chữa. Chính phủ Việt Nam không hề có phản ứng gì trước đề nghị đàm phán đã được đưa ra cách đây hơn một năm. Chúng ta chỉ có thể thít lại cái vòi thị thực,“ một quan chức cao cấp nhà nước Séc giải thích. Không muốn nêu tên, vì lo ngại sức ép của giới tổ chức cái thương vụ di trú này.

Khởi nghiệp kinh doanh
Cội rễ hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của người Việt Nam bấưt đầu từ thập kỷ tám mươi. Ngày đó hàng chục nghìn công nhân Việt Nam làm việc tại Tiệp Khắc trên cơ sở thoả thuận liên chính phủ. Những người có máu làm ăn trong số họ đã bắt đầu may chui quần áo bò giả thịnh hành và cả từ nguyên liệu vải vóc tìm được. Thành công vô cùng lớn. Đại sứ quán Việt Nam cũng sớm tham gia kinh doanh. Cùng với hàng vải bổ xung thêm đồ điện tử- những chiếc đồng hồ điện tử quá được ưa chuộng- và tại phi trường Ruyzně cũ, là nơi chỉ đón các đồng chí nước ngoài đến thăm, hạ cánh trong những chiếc phi cơ ẩn dưới vỏ ngoại giao là đầy sản phẩm châu Á, mà ngay lập tức và không cần nộp thuế xuất hiện trên thị trường chợ đen.
 Sau năm 1989 những nhóm công nhân Việt Nam cuối cùng đã ở lại và biến thành người bán hàng rong. Và hơn nữa, kéo về Séc (và cả Slovakia) phần lớn người Việt Nam từ Đông Đức, Ba Lan và Hungary. Bắt đầu hình thành những chợ trời khổng lồ và trở thành thế giới cho riêng mình.
 Công bố từ năm ngoái của Viện quan hệ quốc tế khẳng định, rằng những người môi giới dịch vụ này “có lời lãi rất lớn, giầu lên và mở rộng ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực“. “Không chỉ nói đến những đầu tư ngay sau đó vào kinh tế hợp pháp, mà cả giành được những quan hệ và ảnh hưởng trong môi trường cộng đồng và chính khách hàng đầu. (...) Hệ thống này hưởng lợi ở chỗ, là rất nhiều các cơ quan chức năng giám sát không làm tròn vai trò của mình. (...) Hoạt động của các công ty hình bóng cũng được tạo điều kiện bởi tính không triệt để từ phía các cơ quan quản lí thuế. Các cơ quan thuế chỉ đánh dấu những công ty như vậy là không thể liên lạc được. Rất hiếm khi đưa đề nghị sang danh lục toà án yêu cầu huỷ tên công ty.“

Marihuan và bán ma tuý
Theo những người Việt Nam đã định cư tại Séc, thì tất cả những gì tồi tệ dính líu đến người Việt Nam, là từ Đức, Hà Lan, Bắc Mỹ và Skandinavie. Nhất là về canh tác cần sa và buôn bán ma tuý. Cả các chuyên viên cảnh sát cũng công nhận là đúng phần nào. Jiří Ištvaník và Petr Buříč từ nhóm cảnh sát đặc nhiệm Egger từ thành phố Cheb khẳng định, rằng sự mẫn cán của cảnh sát Đức đã lùa các thành viên những băng đảng Việt Nam ở đó sang Séc. “Bọn họ có thể làm được chuyện thay đổi danh tính mua lại giấy tờ của những người Việt hồi hương. Cũng như với bằng lái xe, một người thi hộ cho hai chục ai khác.“
 Những mánh lới phi pháp của người Việt Nam khi hợp pháp hoá cư trú tại CH Séc là sử dụng cộng đồng Digan. Tổ chức thực hiện đám cưới và cả nhận bố giả. Cảnh sát hình sự thú nhận, rằng những lễ thành hôn như vậy mặc dù biết rõ có chủ đích nhưng khó lòng chứng minh. “Chung sống với nhau thế nào đó, cùng có con...“ họ diễn giải loại hình chung sống nhân bản đa văn hoá mới xuất hiện.
 Một số người Digan liên kết với Việt Nam cả trong các hoạt động khác. Những người Việt Nam điều hành các herna tại Cheb hầu như là nhà cung cấp độc quyền ma tuý cho dân Digan (nhưng không chỉ họ) và ngược lại người Digan tận dụng thế giới ngầm Việt Nam trong những cơ hội hoạt động bất hợp pháp. Nhưng mối quan hệ này không bình đẳng bằng bất kỳ giá nào. Khẳng định điều đó bằng cách người Việt ám chỉ dân Digan- mọi (nguyên văn bằng tiếng Việt trong bài viết. ND). Đây là thuật ngữ sử dụng ở miền Trung Việt Nam, dùng để chỉ những dân tộc thiểu số miền núi, mà cộng đồng xã hội Việt Nam coi là lạc hậu và mọi rợ.
 Hoạt động phân phối ma tuý trên thực tiễn diễn ra như thế nào? “Năm nào chúng tôi cũng có một khách là người Việt Nam. Nhưng mỗi năm là một người hoàn toàn khác,“ cô Markéta từ tổ chức Kotec, cung cấp dịch vụ sức khoẻ- xã hội cho những người nghiện ma tuý ở Cheb kể. “Đến và đổi lấy ví dụ tới ba trăm ống tiêm mới. Chúng tôi chỉ có thể đoán, là cho bao nhiêu người. Nhưng chắc chắn là sau đó người Việt Nam bán lại trong herna của mình những ống tiêm mới với giá năm mươi korun“. Rằng cùng với kim tiêm là kèm theo cả liều ma tuý, là chuyện hoàn toàn dĩ nhiên.
(Còn nữa)
David Nguyen biên dịch (từ Lidove noviny)

Roman Krištof
David Nguyen biên dịch
02-10-2010 20:52

Nhật báo Lidové noviny số ra ngày 01/10/2010 trong cái mà phóng viên báo này gọi là “phanh phui phần nào“ hoạt động của thế giới ngầm Việt Nam tại CH Séc, chạy dòng tít lớn “Hàng tỉ tiền bẩn từ Séc về Việt Nam trong những chiếc vali“.

 Sinh viên rởm
Theo các nguồn tin của văn phòng Tổ chức di trú quốc tế (IOM) tại Praha, thì chiều hướng mới nhất mà các trung tâm môi giới Việt Nam sử dụng là chạy thị thực du học. Những người môi giới đăng ký cho người Việt Nam mới sang vào trường trung cấp tư thục hay đại học. Những “sinh viên“ mới này trên thực tế nhảy ngay vào vòng xoáy kiếm tiền trong đủ mọi lĩnh vực. Và khi bị nhà trường đuổi học, thì phần lớn họ không biết điều đó. Họ cũng không ý thức được cả điều, là khoản nợ nghĩa vụ bảo hiểm y tế và xã hội cũng tăng lên. Và cùng với tiền nợ tất nhiên cũng tăng thêm sự phụ thuộc vào môi giới. Những sinh viên rởm trở thành lực lượng thích hợp khi tuyển mộ người vào vị trí “làm vườn“ canh tác cần sa hay nghề “bo doi“, là những chiến binh làm các công việc bẩn thỉu.
“Thuê vĩnh viễn nhóm bo doi (ám chỉ từ Bộ đội - những người Việt không giấy tờ, tài sản, chuyên làm công tác bảo vệ, đòi tiền,...ND) chủ yếu để làm việc bảo vệ tài sản của những doanh nhân Việt Nam giầu có và quyền thế, quản lí việc giữ trật tự trong chợ và theo dõi để ở đó nộp tiền chỗ đầy đủ đúng hạn,“ báo cáo của Viện quan hệ đối ngoại, viết.
 Một đồng tác giả của báo cáo này là Filip Kraus, cựu thám tử cục cảnh sát Bài trừ tội phạm có tổ chức (ÚOOZ), từng quan tâm chính đến những người châu Á di trú này. Chuyện của ông ta có thể sử dụng như khuôn mẫu về quyền hành và ảnh hưởng, mà những tổ chức tội phạm trong cộng đồng Việt Nam có thể giành được.
 Hynek Vlas, cựu chỉ huy của Filip Kraus bây giờ kể: “Là người duy nhất hiểu tiếng Việt đến mức, đã sửa cho cả phiên dịch. Khi điều tra một doanh nhân nhập khẩu mì ăn liền, thì đã bị giăng bẫy (Một số nguồn tin cho rằng liên quan đến công ty TNHH tại Séc Tralyco - ND).  Kraus bắt đầu bị Thanh tra Bộ Nội vụ điều tra, cụ thể là thanh tra Richard Klimša. Nhưng chúng tôi đã nghe lén người Việt này và chúng tôi nghe thấy, họ chỉ đạo Klimša cung cấp cho họ danh sách những phiên dịch Việt Nam của chúng tôi. Và các vị có thể hình dung được không, một ngày sau đó thanh tra Klimša xuất hiện và đòi danh sách phiên dịch. Chúng tôi túm được gã. Thanh tra lại bắt đầu điều tra Klimša, nhưng sự vụ cuối cùng bị chìm xuống.“
 Năm 2008, Filip Kraus rời khỏi ngành cảnh sát và cùng với khoảng 250 nhân viên Cục Bài trừ tội phạm có tổ chức và chỉ huy Hynek Vlas ngày đó nay nhắc lại cái lịch sử đã được truyền thông mổ xẻ- hay chính xác hơn là giải thích- về việc cái cục ấy tan vỡ như thế nào. “Chúng tôi ra đi cùng với Kubice (cựu cục trưởng ÚOOZ), sau khi mà lãnh đạo Bộ Nội vụ nỗ lực ép chúng tôi. Kubice liên tiếp bị lĩnh những kỷ luật khiển trách vớ vẩn. Nên cuối cùng đành thoả hiệp để ra đi. Cái cục ấy đã bị mất ký ức.“

Chuyển tiền
Nền kinh tế của kiều dân Việt Nam hầu như hoàn toàn hoạt động bằng tiền mặt. Khối lượng tiền chuyển hàng năm từ Cộng hoà Séc về Việt Nam ước tính khoảng sáu tỉ korun (là mức bình quân của những năm 2005-2007). Công khai chính thức.Trong đó tính cả thu nhập của những người Việt Nam bán lẻ và công nhân, gửi tiền của mình về cho gia đình qua họ hàng hay trong trường hợp cấp thiết thông qua hãng Western Union.
 Năm tỉ korun khác bay về Việt Nam bằng nhiều luồng không chính thức- là lợi nhuận từ các hoạt động phi pháp và không nộp thuế. “Nhiều lần chúng tôi đã giữ cửu vạn với vali, trong đó đựng hàng chục triệu korun. Chủ yếu tại sân bay. Ví dụ chúng tôi mật báo cho phía Đức, và họ giữ cửu vạn lại tại Frankfurt và sau đó chúng tôi tranh cãi nhau, xem ai là người được số tiền thu được ấy,“ cựu sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm Hynek Vlas nhớ lại.
 Nhu cầu mạo hiểm vận chuyển số tiền mặt lớn như vậy để thanh toán hoá đơn, từ cách thức chuyển tiền truyền thống (gọi là chuyen lien, ở các nước Ả Rập gọi là hệ thống hawala) không đủ để đáp ứng mức độ phát triển của kinh doanh. Nói một cách đơn giản: tại Việt Nam không có sẵn từng ấy tiền mặt, nhiều như đã kiếm được ở Séc và Morava.
 Cả một số cơ sở kinh doanh tiền tệ cũng muốn kiếm chác từ cái khối thanh toán bất hợp pháp năm tỉ, chạy trở về Việt Nam ấy. Đôi khi xuất hiện đủ loại lời chào hàng của những ngân hàng internet. Và một số các chiến dịch lớn của cảnh sát trong thời gian cuối có liên quan tới chính chuyện chuyển tiền về châu Á.
 Vào tháng 10/2008, đơn vị đặc nhiệm của cảnh sát chống tham nhũng đã tấn công văn phòng đổi ngoại tệ Aktiv Change ở trung tâm Praha, với lí do là chủ của nó trong những năm từ 2005 đến 2008 đã rửa ít nhất 5,3 tỉ korun hướng về Việt Nam và Trung Quốc. Cả quá trình điều tra vụ này cũng chìm vào im lặng. Rằng là cảnh sát phạm sai lầm.

Những ông bác
Cộng đồng người Việt Nam được tổ chức như thế nào? Tại mỗi thành phố ở Séc đứng đầu đều có một người đàn ông có sự tôn trọng được gọi bằng BAC (trong nguyên văn bài viết tiếng Séc. ND). Uy tín của ông ta không chỉ được xây dựng bởi tài sản, mà chủ yếu là năng lực chỉ huy mạng lưới điều hành các chợ và những người có mối quan hệ với cơ quan nhà nước, nếu cần thì cả Đại sứ quán Việt Nam.
 Đó là “bác“, người phân chia chỗ kinh doanh cho ai mới đến. Và trường hợp xung đột trong cộng đồng thì có quyền phán quyết không chính thức. Chủ yếu chỉ cần thương thuyết, nếu không được, những chàng trai bo doi rắn mặt sẽ nhảy vào.
 Như thế đúng là cộng đồng người Việt Nam đã mang đến CH Séc cách sử dụng quyền lực và xử lí xã hội sau hàng trăm năm thực tiễn ở nông thôn Việt Nam. Cả ở đó mỗi xóm làng đều có ông “bác“ của mình, có uy tín qui định và xoá bỏ ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp. Nhưng thời gian sẽ cho thấy, là quyền lực của các “ông bác“ này có còn được sự tôn trọng của thế hệ mới “những đứa trẻ chuối“, đã sinh ra tại Cộng hoà Séc.

Một số chú thích
Hawala- Hệ thống “chuyen lien“ quen thuộc tại châu Á cũng dưới cái tên Ả Rập hawala (tín nhiệm), dựa trên cơ sở sự trùng khớp của khách hàng, theo mật mã qui ước thông báo, rằng tiền mặt đã được gửi (ở nước này) và phía bên kia (nước thứ hai) có thể lập tức thanh toán. Tất nhiên là không ai quan tâm tới nguồn gốc trong sạch của số tiền.
Kiều dân Việt Nam
Khoảng ba triệu“người Việt hải ngoại“ sống hầu như tại khắp thế giới. Tại châu Âu đông nhất là ở Pháp, mà Việt Nam từng là thuộc địa (250 nghìn).
Tại USA có 1,5 triệu, phần lớn là con cái của những người di tản từ miền Nam Việt Nam (“thuyền nhân“- “boat people“). Họ cũng là hạt nhân của cộng đồng thiểu số Việt Nam tại Tây Âu, Canada và Úc.
Trong khu vực khối Đông Âu cũ, đại diện chủ yếu là “người bán rong“ từ miền Bắc Việt Nam (ở Nga có 150 nghìn). Nhưng ngọn cờ tiên phong của con tầu di trú Việt Nam ở Trung Âu là Cộng hoà Séc. Chỉ duy nhất ở nơi đây áp đảo Trung Quốc, còn những nơi khác chiếm vị thế yếu.
Những đứa trẻ chuối
“Rồi đến lúc chúng tôi sẽ hồi hương,“ Le Anh Phong, đã sống ở đây từ năm 1982 nói. Ông ta là doanh nhân và phiên dịch toà án. Cả ông ta cũng không có nhu cầu nhập quốc tịch Séc, qui chế vĩnh trú của ông ta cũng như đa số người Việt Nam là đủ rồi. “Cả linh hồn cũng không ở lại đây. Ai chết ở đây, đều được đưa về nhà với tiền nhân. Những nghĩa trang hay cả những ngôi mộ người Việt không tìm thấy ở Séc.“
 Thế hệ người Việt di trú mới đánh giá lại quan điểm này. Họ được gọi là trẻ chuối. Vỏ vàng, lòng trắng. Đi học trường Séc và nhất là những người bán hàng rong, vì thiếu thời gian (làm việc mười đến mười hai tiếng mỗi ngày) nên thuê người trông con, và từ họ bọn trẻ học tiếng Séc tuyệt vời.
 Những đứa trẻ này coi ngôn ngữ Séc là tiếng mẹ đẻ. Nhiều khi thậm chí không biết đọc và viết tiếng Việt.
(Ký giả Roman Krištof, kristof.r@seznam.cz.)
.
.
.

No comments:

Post a Comment