Thursday, October 28, 2010

BÁO CHÍ CỦA TRUNG QUỐC BIỂU LỘ SỰ KHIỂN TRÁCH THỦ TƯỚNG ÔN GIA BẢO


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
27.10.2010

Viết từ BẮC KINH - Tờ nhật báo chính thức của Đảng Công Sản Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ những lời kêu gọi cải cách chính trị nhanh hơn vào hôm Thứ Tư qua việc công bố một bài bình luận trên trang nhất rằng bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống chính trị của Trung Quốc đều không nên mô phỏng với các loại dân chủ phương Tây, mà phải nhằm "củng cố vai trò lãnh đạo của đảng để đảng có thể chỉ huy được tình hình chung".
Mục ý kiến trên tờ Nhân dân Nhật báo, được ký bởi một cái tên dường như là một bút danh, tối thiểu đã xuất hiện như một cú tấn công dấu mặt nhằm vào Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đã lập luận trong các bài phát biểu và phỏng vấn trên phương tiện truyền thông năm nay rằng tiến bộ kinh tế của Trung Quốc bị mối đe dọa phải dậm chân tại chỗ nếu không có các cải cách về cơ chế, bao gồm một nền tư pháp độc lập, sự giám sát rộng lớn hơn của báo chí về chính phủ và các cải tiến trong hình thức bầu cử quá hạn chế của Trung Quốc.
Bài báo cũng có thể được nhắm tới việc chống lại các đòi hỏi cải cách dân chủ gần đây của giới trí thức tự do ở Trung Quốc và các Đảng Viên lão thành, được thúc đẩy một phần từ những nhận định của ông Ôn Gia Bảo và thời gian tính của sự việc giải Nobel Hòa bình sẽ được trao trong tháng này cho Lưu Hiểu Ba, nhân vật đấu tranh dân chủ bị cầm tù ở Trung Quốc.
Những nhận xét của ông Ôn Gia Bảo, trong một bài phát biểu vào Tháng Tám và trong cuộc phỏng vấn gần đây với các hãng tin của Mỹ, đã thúc đẩy một cuộc tranh luận giữa các nhà phân tích về việc phải chăng ông đang ủng hộ một sự thay đổi theo phong cách Tây phương trong hệ thống cầm quyền của Trung Quốc hoặc chỉ đơn thuần kêu gọi một sự cởi mở hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.
Bài bình luận hôm Thứ tư, vốn phổ biến ngay sau phiên họp hình thành kế hoạch hàng năm của đảng cầm quyền, dài đến 1.800 từ, có ý ám chỉ là thể hiện quan điểm chính thức của đảng về một chủ đề có tính chia rẽ. Bài báo nhấn mạnh lặp đi lặp lại những khẳng định trong quá khứ của các nhà lãnh đạo đảng rằng những thay đổi theo mô hình chính trị Mỹ hay châu Âu là không phù hợp với Trung Quốc. Bai báo cũng như trực tiếp bác bỏ lời cảnh báo của ông Ôn Gia Bảo rằng kinh tế tiến bộ và cải cách chính trị là liên kết không thể tách rời.
Bài bình luận cho biết, "Ý tưởng cho rằng cải cách chính trị của Trung Quốc là tụt hậu nghiêm trọng đàng sau sự phát triển đặc sắc của kinh tế không chỉ trái ngược với quy luật khách quan mà còn trái ngược cả với các sự kiện khách quan nữa".
Sau đó bài bình luận còn thêm rằng: "Trong việc thúc đẩy cải cách chính trị, chúng ta không nên sao chép mô hình hệ thống chính trị phương Tây, không nên tham gia vào một cái gì đó giống như chính phủ liên minh đa đảng hoặc phân chia quyền lực giữa hành pháp, lập pháp và ngành tư pháp. Chúng ta nên bám chặt vào con đường riêng của mình".
Một sử gia về chính trị Trung Quốc trong cuộc bàn luận về chủ đề, người đã yêu cầu không nêu danh tính nói rằng: "Rõ ràng, đây là một lời chỉ trích ông Ôn". Sau đó ông đã hạn chế bớt nhận xét của mình, nói rằng bài xã luận chẳng khác gì một "cú đánh dứ", viện dẫn ý là bài viết đã không nêu đích danh đến tên ông Ôn.
Tuy nhiên, quan điểm về mối liên quan (đến ông Ôn) được hỗ trợ bởi một chỉ thị bị rò rỉ vào ngày 19 Tháng 10 từ cơ quan kiểm duyệt của Đảng Cộng sản đã ra lệnh cho các trang mạng Internet và các tổ chức thông tấn xóa tất cả những gì có quan hệ đến cuộc phỏng vấn ông Ôn Gia Bảo của CNN gần đây. Trong cuộc phỏng vấn ngày 23 Tháng Chín, ông Ôn Gia Bảo nói rằng "các mong muốn và đòi hỏi của nhân dân về dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại," và Đảng Cộng sản "nên hành động theo Hiến pháp và pháp luật".
Ông Ôn Gia Bảo đã tuyên bố những điều tương tự như thế vào các năm trước, và trong ngày thứ Tư, thành phần đa số bảo thủ hơn của đảng đã có vẻ giận dữ hơn. Vào năm 2007, sau khi ông Ôn Gia Bảo công khai chấp nhận những "giá trị phổ quát" như nhân quyền, các báo chí do nhà nước kiểm soát đã phản ứng bằng một loại như thể khí thế của dân tộc, và kể từ đó chủ đề ấy đã trở thành điều cấm kỵ.
Một số nhà phân tích cho biết vào hôm thứ Tư rằng phản ứng lỗ mãng bất thường của đảng lần này cho thấy một cuộc tranh cãi ngày càng tăng lên về chiều hướng tương lai của cơ chế chính trị của Trung Quốc.
"Đúng như một cú đánh xoáy trực tiếp vào các tuyên bố của ông Ôn" David Shambaugh, người đứng đầu Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington ở Washington, cho biết trong một email hôm thứ tư. "Đó chính là các bằng chứng nhiều hơn về một sự chia rẽ về quan điểm trong các cấp cao hơn của đảng về phạm vi và tốc độ cải cách 'dân chủ' trong thời gian tới".
Ông nói, vẫn không rõ cải cách dân chủ có nghĩa là gì đối với các thành viên của hệ thống đảng phân quyền.
Về mặt công khai, ít nhất là hầu như tất cả các cuộc tranh luận về dân chủ trên các tạp chí của đảng và các bài phát biểu đã bị giới hạn trong những cách thức khiến cho bộ máy quan liêu của đảng trở nên đáp trả với người công dân bình thường tốt hơn là cho những công dân có tiếng nói trực tiếp.
Một học giả về giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, Russell Leigh Moses, gọi việc biên tập này là "một lời nhắc nhở cho các cán bộ rằng đảng sẽ đặt định giai điệu và các giới hạn của cuộc tranh luận về cải cách chính trị".
"Đó là một sự chia rẽ về chính sách," ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây về nhận định của ông Ôn, "chứ không phải là một cuộc thách đấu giữa hai ông Ôn và Hồ" - một tham chiếu đến Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người được xem là đã tham gia vào phe cứng rắn hơn về những thay đổi đến cơ chế hiện hành. "Lúc này, chính trị ở thượng tầng đa phần là về chính sách và sự chỉ đạo của cơ chế. Rất ít liên quan đến một sự đấu tranh cho quyền lực. Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng về sự bất đồng chính sách một cách lành mạnh, và đúng là lành mạnh".
Tuy nhiên, trong nội bộ một số người còn hoài nghi hơn.
"Cuộc tranh luận về cải cách chính trị này, nội dung về việc làm thế nào để xác định nền dân chủ của Trung Quốc với các nước phương Tây, vẫn còn là một cuộc tranh luận có tính tu từ hơn là một cuộc tranh luận thực sự về chính sách", một biên tập viên từ cơ quan xuất bản của đảng đã nhận xét trong một cuộc bàn luận gần đây.
"Có lẽ một lần nữa các nhà trí thức và các phương tiện truyền thông tự do muốn khai thác điều gì đó từ các tuyên bố gần đây của ông Ôn" nhà bỉnh bút nói, "Nhưng thực tế là ngay cả dù ông có chân thành đi nữa, tất cả những gì ông thể làm là đạt được danh tiếng hơn cho chính mình mà thôi".
.
.
.

No comments:

Post a Comment