Friday, October 29, 2010

ASEAN ÉP MIẾN ĐIỆN THẢ BÀ AUNG SAN SUU KYI (Tin AP)

29-10-2010 

HÀ NỘI, Việt Nam
Giới ngoại giao của các quốc gia vùng Đông Nam Á đòi Myanmar trả tự do cho biểu tượng dân chủ Aung San Suu Kyi trước khi cuộc bầu cử của nước này vào tháng tới, trong khi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo hôm thứ Năm rằng giam giữ hàng ngàn tù nhân chính trị bị có thể phá hủy sự tín nhiệm của cử tri.
Bất chấp áp lực không ngừng, quan chức Myanmar đã không có câu trả lời rõ ràng về số phận của Suu Kyi, người đã ngồi tù hay bị giam tại nhà suốt 15 năm trong 21 năm.
Tuy nhiên, Myanmar đã xác nhận rằng người lãnh đạo quân đội, Than Shwe, sẽ không tranh cử trong cuộc bầu cử ngày 7 tháng 11 vì chế độ quân phiệt đã cố gắng trình diện một hình ảnh mới cho thế giới tại hội nghị thượng đỉnh khu vực đã khai mạc hôm thứ năm tại Việt Nam.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon nói với Associated Press rằng bằng cách thả người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ, Myanmar có thể tạo ra một “ấn tượng rằng cuộc bầu cử này sẽ toàn bộ hơn,” ngay cả khi nó đã quá muộn cho những người bất đồng chính kiến ra ứng cử hoặc đi bỏ phiếu.

Chính quyền quân phiệt ở Myanmar đã ban hành luật ngăn bà Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác được tham gia tranh cử. Như vậy chỉ còn một đảng được ủng hộ của nhóm quân phiệt có những ứng cử viên sáng giá, giới phê bình hàng đầu cáo buộc chế độ độc tài này đã xếp đặt để đảm bảo rằng quân đội sẽ vẫn nắm chính quyền.

“Nếu không trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, sau đó chắc chắn có thể sẽ có một số vấn đề về tính hợp pháp hoặc độ đáng tin (của kết quả bầu cử),” TTK Ban Ki-Moon nói với AP trong một cuộc phỏng vấn tại Phnom Penh, Campuchia.
Ông nói như thế trước khi bay đến Hà Nội, nơi ông gặp tướng Thein Sein, Thủ tướng Myanmar bên lề hội nghị thượng đỉnh. Mặc dù Thein Sein đại diện cho Myanmar tại các hội nghị quốc tế, nhưng ông đã có luôn luôn phải nhận lệnh của Than Shwe.

Quan chức của Myanmar từ chối xác nhận trực tiếp việc bà Suu Kyi sẽ không còn bị quản thúc tại gia khi bị hết hạn giam giữ vào ngày 13 tháng 11.

“Bây giờ vào thời gian này tôi mạnh mẽ sẽ khuyến khích chính quyền Myanmar rằng không phải là quá trễ - ngay cả vào thời điểm này - để phóng thích tất cả tù nhân chính trị để cuộc bầu cử Ngày 7 tháng 11 có thể được toàn diện hơn và có sự tham dự nhiều hơn nữa, và đáng tin cậy,” ông Ban Ki-Moon nói.

Trong một cuộc họp với Thủ tướng Myanmar, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ép chính quyền Miến Điện lập tức thả bà Suu Kyi, phát ngôn viên của tổng thống Philippine, Ricky Carandang, cho biết. “Không có cam kết và Tổng thống, có thể nói, đã thất vọng vì không có được câu trả lời,” ông Carandang cho hay.

Mặt khác, theo Delon Porcalla của tờ The Philippine Star thì ông Nguyễn Minh Triết cũng nhất trí với Tổng thống Aquino đòi Miến Điện lập tức trả tự do cho bà Aung Sang Sui Kyi. Giới quan sát đã đặt câu hỏi có phải đây là lúc Việt Nam đang thức để canh giữ hoà bình thế giới hay chỉ là loạt trình diễn sau cùng của ông Triết trước khi về nghỉ hưu sau Đại hội sắp tới của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa, cho biết Myanmar cũng không phản đối tin bà Suu Kyi chỉ bị chính quyền Myanmar giam giữ đến khi kết thúc cuộc bầu cử, ngụ ý cho rằng có thể bà ấy có thể sẽ được thả.

Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao P.J. Crowley bác bỏ ý kiến cho rằng bà Suu Kyi sắp được thả báo hiệu điều gì mới lạ, đây chỉ là chuyện thường ngày ở huyện của chế độ (độc tài này).
“Đây là chỉ là một vận động hèn mạt của Miến Điện,” Crowley nói. “Thật là thuận tiện cho họ với gợi ý rằng bà ấy có thể được thả sau một cuộc bầu cử không công bằng, tự do hoặc đáng tin cậy.”

Đảng của bà Suu Kyi tẩy chay các cuộc bầu cử, cho là là không dân chủ sau khi giành được thắng lợi vẻ vang dội trong cuộc bầu cử sau cùng tại Miến Điện vào năm 1990. Chính quyền quân phiệt từ chối không chấp nhận kết quả đó.

Ngoại trưởng Philippines Alberto Romulo cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar, Nyan Win, tuyên bố rằng người đứng đầu chính quyền quân phiệt Than Shwe sẽ không có tên trên lá phiếu - xác nhận đầu tiên cho hay tướng Than Shwe sẽ không tham gia vào cuộc tranh cử năm nay. Tuy nhiên, người ta tin rằng Than Shwe sẽ có một vai trò mới sau cuộc bầu cử.
“Ai chẳng biết mánh khoé của họ. Ông ấy (Than Shwe) sẽ được bầu làm Tổng thống, tôi gần như chắc chắn,” Romulo nói.

Chính quyền quân phiệt đã cai trị Miến Điện suốt 50 năm qua, đã cố gắng để đưa vào một khuôn mặt mới tại cuộc họp ở Hà Nội, ra mắt một lá cờ mới và đặt quốc hiệu mới – tên cũ là “Liên minh Myanmar” nay là nước “Cộng hòa Liên minh Myanmar.”
Những thay đổi đó chỉ để che giấu những thiếu sót của cuộc bầu cử người ta đã chờ đợi từ lâu, giới phê bình nhận định.
Một vấn đề khác cũng quan trọng trong chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển phía Nam Trung Hoa, nhưng một phần của vùng biển này cũng được một số nước láng giềng Đông Nam Á tuyên bố có chủ quyền, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc gần đây đã đụng độ với Nhật Bản về một vụ va chạm tàu ở Biển Đông Trung Quốc, làm căng thẳng quan hệ và đưa đến những cuộc cuộc biểu tình chống Nhật Bản.

Chủ tịch nước và Quốc trưởng của các quốc gia trong khối ASEAN Brunei, Campuchia, Indonesia, Laos,
Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với các nhà lãnh đạo từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh.

© DCVOnline

Nguồn: ASEAN presses Myanmar to free Aung San Suu Kyi. By JIM GOMEZ and VIJAY JOSHI, Associated Press Jim Gomez And Vijay Joshi, Associated Press. Aquino, Vietnam leader join calls to free Aung San Suu Kyi. By Delon Porcalla (The Philippine Star) Updated October 28, 2010.
.
.

No comments:

Post a Comment